Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, sinh hoc, chuyen nganh, vi sinh,nghien cuu, phan biet, loai phu, salmonella, gay benh, voi cac loai, phu khac trong, thuc pham, bang ky thuat, sinh hoc, phan tu, nguyen tien dung


NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT LOÀI PHỤ SALMONELLA GÂY BỆNH VỚI CÁC LOÀI PHỤ KHÁC TRONG THỰC PHẨM BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN LINH THƯỚC




MỞ ĐẦU

Nghiên cứu phân biệt loài phụ Salmonella gây bệnh với các loài phụ khác trong thực phẩm bằng kỹ thuật sinh học phân tử Salmonella là nhóm vi sinh vật gây bệnh đường ruột nguy hiểm, được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu bệnh học, dịch tễ học, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Về bệnh học, Salmonella được quan tâm nhiều đến đặc điểm, cách thức, liều lượng gây bệnh, đặc điểm phân loại, kháng nguyên, biểu hiện lâm sàng, phương pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị…

Về khía cạnh dịch tễ học và vệ sinh môi trường, Salmonella được quan tâm đến đặc điểm phân bố trong môi trường, đặc điểm truyền bệnh và gây dịch… Về an toàn vệ sinh thực phẩm, Salmonella là chỉ tiêu được đặc biệt quan tâm vì khả năng gây bệnh rất nghiêm trọng, gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Tất cả các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm đều không cho phép sự hiện diện của vi khuẩn này trong 25g thực phẩm.

Giống Salmonella có hai loài chính là S. Enterica và S. Bongori được chia thành 2339 kiểu huyết thanh. Trong số đó, loài S. Enterica được chia thành 6 loài phụ gồm 2321 kiểu huyết thanh được phân bố trong các loài phụ như sau: 1379 ở S. Enterica subsp. Enterica (I), 466 ở S. Enterica subsp. Salamae (II), 93 ở S. Enterica subsp. Arizonae (IIIa), 309 ở S. Enterica subsp. Diarizonae (IIIb), 64 ở S. Enterica subsp. Houtenae (IV), 10 ở S. Enterica subsp. Indica (VI). Loài S. Bongori (được coi là loài phụ V) Có 18 kiểu huyết thanh. Các loài phụ cũng như các kiểu huyết thanh của Salmonella phân bố không đồng đều trong tự nhiên. Trong khi các loài phụ S. Enterica từ II đến VI là những vi sinh vật hiện diện thường xuyên trong đường ruột của các loài động vật lưỡng thê và bò sát thì loài phụ S. Enterica I thường xuyên được tìm thấy ở người, động vật máu nóng và chim. Một số kiểu huyết thanh lại chỉ thích nghi với một ký chủ đặc hiệu như S. Pollurum/galinarum chỉ tìm thấy ở gia cầm và chim, S. Typhi chỉ tìm thấy ở người và các loài linh trưởng… Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng Salmonella gây bệnh cho người chủ yếu nằm trong loài phụ S. Enterica I.

Mặt khác, các nghiên cứu đã công bố cũng cho thấy S. Weltevreden là kiểu huyết thanh thường xuyên hiện diện trong nước ở các ao hồ nuôi thuỷ sản tại Anh, Xứ Wales và Úc. Kiểu huyết thanh này cũng thường xuyên được tìm thấy trong các sông hồ và ao nuôi thuỷ sản ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho thấy kiểu huyết thanh.

Nghiên cứu phân biệt loài phụ Salmonella gây bệnh với các loài phụ khác trong thực phẩm bằng kỹ thuật sinh học phân tử - Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Vi sinh, 2010 3 hiếm khi được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm của người, nghĩa là khả năng gây bệnh của của kiểu huyết thanh này hầu như không có. Như vậy một số dòng Salmonella hiện diện thường xuyên trong môi trường tự nhiên là không gây hại cho con người.

Về khía cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm, Salmonella là chỉ tiêu được đặc biệt quan tâm vì khả năng gây bệnh cho người qua con đường thực phẩm. Tuy nhiên các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy rằng không phải tất cả các dòng Salmonella đều có khả năng gây bệnh cho người, mà chỉ có những dòng có mang yếu tố gây bệnh và có khả năng chống lại hệ thống phòng vệ của vật chủ thì mới có khả năng gây bệnh cho người.

Mặt dù vậy, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của hầu hết các nước trên thế giới đều không cho phép sự có mặt của Salmonella trong 25g thực phẩm, không phân biệt dòng hay kiểu huyết thanh Salmonella bị nhiễm có thực sự nguy hiểm cho con người hay không. Trên thực tế các phương pháp phân tích Salmonella trong thực phẩm hiện nay chỉ xác định đến giống, không phân loài hay kiểu huyết thanh (Salmonella spp.). Điều này đã gây nhiều khó khăn và thiệt hại cho các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là ngành thủy sản.

Các dẫn chứng nêu trên cho thấy cần xem xét lại một cách nghiêm túc quan niệm cho rằng mọi Salmonella spp. Nhiễm vào thực phẩm đều nguy hiểm cho con người, cũng như cần có phương pháp hữu hiệu để phát hiện phân biệt Salmonella có khả năng gây bệnh với Salmonella khác trong thực phẩm. Như vậy việc nghiên cứu xác định sự khác biệt giữa các dòng Salmonella gây bệnh với các dòng Salmonella vô hại khác, đồng thời thiết lập phương pháp phát hiện phân biệt giữa chúng với nhau có ý nghĩa rất lớn nhằm cung cấp cơ sở khoa học để xóa bỏ một phần rào cản về yêu cầu Salmonella trong thực phẩm hiện nay.

Quy trình phân tích Salmonella trong thực phẩm cho đến nay vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp nuôi cấy. Với phương pháp này, thời gian phát hiện là 4 - 6 ngày, tốn nhiều công sức lao động, gây khó khăn trong việc phân tích nhanh các mẫu thực phẩm nhiễm mầm bệnh và chẩn đoán nguyên nhân gây ngộ độc được nghi ngờ do Salmonella gây ra. Mặt khác, quy trình phân tích này không cho phép .

Nghiên cứu phân biệt loài phụ Salmonella gây bệnh với các loài phụ khác trong thực phẩm bằng kỹ thuật sinh học phân tử - Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Vi sinh, 2010 4 biệt các loài hay loài phụ Salmonella với nhau. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) Được coi là phương pháp có tiềm năng thay thế phương pháp nuôi cấy trong việc phát hiện các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có Salmonella, vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Nhờ vào tính đặc hiệu này, có thể thiết kế quy trình PCR để phát hiện phân biệt giữa nhóm Salmonella gây bệnh và nhóm không gây bệnh hiện diện thường trực trong môi trường tự nhiên.

Tuy nhiên, để phương pháp PCR trở thành một phương pháp tiêu chuẩn chính thức có thể dùng thay thế cho phương pháp nuôi cấy, đang được xem là phương pháp chuẩn hiện nay, thì cần tiến hành việc xác nhận hiệu lực nhằm khẳng định các thông số kỹ thuật của một phương pháp PCR là tương đương với phương pháp nuôi cấy. Việc xây dựng được phương pháp PCR chuẩn như vậy mở đường cho việc đưa phương pháp PCR trở thành tiêu chuẩn chính thức thay thế phương pháp nuôi cấy còn nhiều nhược điểm nêu trên.

Để góp phần giải quyết các vấn đề nêu ra như trên, mục tiêu của luận án này nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học và các công cụ ứng dụng cho việc phân biệt các loài phụ S. Enterica I gây bệnh và các loài phụ Salmonella khác, phục vụ công tác giám sát chỉ tiêu Salmonella trong thực phẩm nói chung và trong thủy sản nói riêng tại Việt Nam.

Để thực hiện được mục tiêu này, trong giới hạn của luận án, các nội dung sau đây đã được khảo sátnghiên cứu:

1. Nghiên cứu phương pháp phát hiện Salmonella spp. Và loài phụ gây bệnh

S. Enterica I trong thực phẩm bằng phản ứng PCR.

2. Nghiên cứu so sánh sự hiện diện và biểu hiện các gen gây bệnh của S. Enterica I và Salmonella spp.

3. Nghiên cứu so sánh đặc tính gây bệnh của loài phụ S. Entrica I với các loài phụ khác

4. Xây dựng quy trình PCR phát hiện Salmonella spp. Và S. Enterica I ứng dụng trong giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm

Trong các nội dung này, nội dung xây dựng quy trình PCR chuẩn phát hiện Salmonella spp. Trong thực phẩm là một bộ phận của đề tài khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử vào việc Nghiên cứu phân biệt loài phụ Salmonella gây bệnh với các loài phụ khác trong thực phẩm bằng kỹ thuật sinh học phân tử - Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Vi sinh, 2010 5 kiểm tra giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm”, mã số KC. 04.30, được thực hiện trong các năm 2004-2005, do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP. HCM) Làm cơ quan chủ trì, PGS. TS Trần Linh Thước làm chủ nhiệm.
----------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí phân loại và cách gọi tên Salmonella
1.2. Đặc điểm sinh học và tính chất nuôi cấy
1.3. Đặc điểm kháng nguyên
1.4. Bệnh do Salmonella
1.5. Đặc điểm di truyền liên quan đến tính gây bệnh của Salmonella
1.5.1. Đặc điểm bộ gen
1.5.2. Các cụm gây bệnh
1.5.3. Các gen gây độc
1.6. Đặc điểm tiến hóa về tính gây bệnh
1.6.1. Các bước tiến hóa về tính gây bệnh của giống Salmonella
1.6.2. Tiến hoá theo hướng tăng tính gây bệnh
1.6.3. Loài phụ S. Entreica I tiến hóa theo hướng thích nghi với vật chủ làngười và động vật máu nóng
1.6.4. Tiến hóa của protein có vai trò bám dính có liên quan đến phổ vật chủ
1.7. Sự tương tác giữa Salmonella và vật chủ
1.7.1. Cấu tạo của hệ tiêu hóa của người và động vật máu nóng liên quan đếnquá trình xâm nhiễm của vi khuẩn
1.7.2. Sự tương tác giữa Salmonella và vật chủ
1.7.3. Cơ chế phòng vệ của vật chủ đối với sự xâm nhập của mầm bệnh
1.8. Triệu chứng bệnh do Salmonella
1.9. Ý nghĩa của việc phân biệt loài phụ S. Enterica I với Salmonella spp. Trong thực phẩm và thủy sản
CHƯƠNG 2:  VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP
2.1. Thiết bị chính
2.2. Hoá chất, môi trường
2.2.1. Hóa chất
2.2.2 Môi trường nuôi cấy vi sinh vật
2.3. Vật liệu thí nghiệm
2.3.1. Chủng giống vi sinh vật
2.3.2. Chuột sử dụng trong các nghiên cứu
2.4. Phương pháp
2.4.1. Phương pháp bảo quản chủng vi sinh vật
2.4.2. Định lượng mật độ tế bào bằng phương pháp nuôi cấy
2.4.3. Phương pháp nuôi cấy để phân lập hoặc phát hiện Salmonella spp. Trongthực phẩm
2.4.4. Phương pháp nuôi cấy xác định S. Enterica I
2.4.5. Phương pháp PCR để phát hiện Salmonella spp., S. Enterica I và để khảosát sự hiện diện của các gen
2.4.6. Thí nghiệm khảo sát lựa chọn gen mục tiêu cho qui trình phát hiện Salmonella spp. Và S. Enterica I
2.4.7. Khảo sát xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện phân S. Enterica Ivà Salmonella spp. Trong thực phẩm dựa vào hai gen invA và iagAB
2.4.8. Khảo sát tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. Và S. Enterica I trong thực phẩmbằng phản ứng multiplex PCR 2 cặp mồi nhân bản đồng thời gen mụctiêu invA và iagAB
2.4.9. Phương pháp RT-PCR trong thí nghiệm khảo sát sự biểu hiện của cácgen gây bệnh
2.4.10. Phương pháp nghiên cứu khả năng xâm nhiễm và gây bệnh ở chuột
2.4.11. Nghiên cứu sự phiên mã in vivo của gen ssrA ở Salmonella sử dụng môhình chuột bị gây nhiễm
2.4.12. Phương pháp nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn phát hiện Salmonella spp
2.4.13. Xác nhận hiệu lực phương pháp PCR trong phân tích Salmonella spp. Trong thực phẩm
CHƯƠNG 3:  KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1. Phân lập định danh Salmonella từ thực phẩm, thủy sản bằng phươngpháp nuôi cấy, sinh hóa, miễn dịch
3.2. Nghiên cứu phương pháp phát hiện Salmonella spp. Và loài phụ gâybệnh S. Enterica I trong thực phẩm bằng phản ứng PCR
3.2.1. Khảo sát khả năng nhân bản sao các gen mục tiêu invA, fimA, iagAB, spvC ở Salmonella bằng các cặp mồi tương ứng
3.2.2. Phát hiện Salmonella spp. Bằng phản ứng PCR dựa trên gen mục tiêu A
3.2.3. Phát hiện loài phụ gây bệnh S. Enterica I bằng phản ứng PCR dựa vàogen mục tiêu iagAB
3.2.4. Phát hiện phân biệt Salmonella spp. Và S. Enterica I bằng phản ứngmultiplex PCR dùng 2 cặp mồi
3.2.5. Khảo sát tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. Và S. Enterica I trong thực phẩmbằng phản ứng multiplex PCR 2 cặp mồi nhân bản đồng thời gen mụctiêu invA và iagAB
3.3 Nghiên cứu so sánh sự hiện diện và biểu hiện của các gen gây bệnh ởSalmonella spp. Và loài phụ S. Enterica I
3.3.1. So sánh sự hiện diện các gen gây bệnh ở Salmonella spp. Và loài phụ S. Enterica I từ mẫu có nguồn gốc thực phẩm và mẫu có nguồn gốc bệnhphẩm
3.3.2. So sánh mức độ phiên mã của các gen gây bệnh ở Salmonella spp. Vàloài phụ S. Enterica I trong điều kiện in vitro
3.3.3. Khảo sát sự phiên mã in vivo của gen ssrA ở Salmonella sử dụng môhình chuột bị gây nhiễm
3.4. Nghiên cứu so sánh đặc tính gây bệnh của loài phụ S. Enterica I với cácloài phụ khác
3.4.1. Khảo sát so sánh tính gây bệnh in vivo của loài phụ S. Enterica I với cácloài phụ khác
3.4.2. Sự khác biệt về tính kháng các nhân tố phòng vệ của vật chủ
3.4.3. Mối quan hệ giữa các gen gây bệnh và độc lực của Salmonella
3.5. Xây dựng quy trình PCR phát hiện Salmonella spp. Và S. Enterica I để ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm
3.5.1 Tối ưu hóa quy trình PCR để phát hiện Salmonella spp. Trong thực phẩmdựa vào gen invA
3.5.2. Đề xuất quy trình phân tích Salmonella spp. Bằng phương pháp PCR dựatrên gen mục tiêu invA
3.5.3. Đánh giá hiệu lực của quy trình PCR để phát hiện Salmonella spp. Trongthực phẩm dựa trên gen mục tiêu invA
3.5.4. Đề xuất quy trình PCR để phát hiện Salmonella spp. Dựa vào gen mụctiêu invA thành tiêu chuẩn ngành trong lĩnh vực thủy sản
3.6. Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện phân biệt Salmonella spp. Với S. Enterica I trong thực phẩm
3.6.1. Tối ưu hóa quy trình multiplex PCR 2 cặp mồi để phát hiện phân biệt Salmonella spp. Với S. Enterica I trong thực phẩm dựa vào gen invA vàiagAB
3.6.2. Đề xuất quy trình multiplex PCR 2 cặp mồi để phát hiện phân biệt Salmonella spp. Với S. Enterica I trong thực phẩm dựa vào gen invA vàiagAB
CHƯƠNG 4:  KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2. Đề nghị
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------
keyword: download luan an tien si, sinh hoc,  chuyen nganh, vi sinh,nghien cuu, phan biet, loai phu, salmonella, gay benh, voi cac loai, phu khac trong, thuc pham, bang ky thuat, sinh hoc, phan tu, nguyen tien dung


NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT LOÀI PHỤ SALMONELLA GÂY BỆNH VỚI CÁC LOÀI PHỤ KHÁC TRONG THỰC PHẨM BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...