Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,chuyen nganh, ngon ngu, hoc so sanh, doi chieu,dac trung, cua lop tu vung, moi tieng viet, xuat hien, trong vong, 10 nam, tro lai day,doi chieu, voi lop, tu vung, moi tieng anh,nghien cuu sinh, huynh van tai


ĐẶC TRƯNG CỦA LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG VIỆT XUẤT HIỆN TRONG VÒNG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY (ĐỐI CHIẾU VỚI LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG ANH)




DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài và đối tượng nghiên cứu

Như chúng ta biết, ngôn ngữ không ngừng biến đổi và phát triển. Khi nghiên cứu ngôn ngữ của con người, chúng ta đang tiếp cận điều được gọi là yếu tố đặc trưng của con người, đặc trưng của trí tuệ mà cho tới nay, là chỉ có ở con người [79, tr. 169]. Và như vậy, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người từ xa xưa cho đến nay. Ferdinand De Saussure nhận định “ngôn ngữ là một hệ thống biểu hiện những ý niệm. Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi, mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh (image acoustique). Hình ảnh này không phải là cái âm vật chất, một vật thuần vật lý, mà là dấu vết tâm lý của cái âm đó, là cái biểu tượng mà các giác quan của ta cung cấp cho ta về cái âm đó, nó thuộc cảm quan, và nếu đôi khi ta có gọi nó là “vật chất” thì chỉ với ý nghĩa đó và để đối lập với thành phần kia của sự liên hệ, tức là với khái niệm, thường trừu tượng hơn.” [58, tr. 40 -120].

Còn Harvey A. Daniels thì cho rằng mỗi ngôn ngữ của con người được cấu tạo và thay đổi để đáp ứng yêu cầu của chính người sử dụng ngôn ngữ đó [86, tr. 10]. Quan điểm này cũng đã được Nguyễn Văn Tu nêu trong nghiên cứu của mình từ năm 1978. Theo Nguyễn Văn Tu thì “hệ thống từ vựng ngày nay không còn giữ nguyên những đặc tính của thời đã qua mà tiến triển và phong phú thêm lên. Để đáp ứng với sự xuất hiện của nhiều khái niệm, hiện tượng mới, nhiều từ mới được tạo ra. Nhiều từ cũ bị mất đi vì không hợp thời nữa. Nhiều từ khác biến đổi về nghĩa cũng như về cách dùng.” [69, tr. 254]

Cũng cùng quan điểm với Harvey A. Daniels và Nguyễn Văn Tu nhưng cụ thể hơn, tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định rằng “một trong những thành tựu quan trọng nhất trong sự tiến hóa của loài người là sự mở rộng bất thường 1của thế giới khái niệm. Bằng ngôn ngữ thông báo không những chỉ cảm xúc, tri thức, mà cả một số lượng vô hạn các trạng thái, quan hệ, đối tượng và sự kiện bên trong cũng như bên ngoài con người. Hệ thống các từ trong tiếng Việt không đủ để biểu thị một số lượng lớn như thế các khái niệm, hiện tượng khác nhau. Nhu cầu tất yếu là phải cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng trên cơ sở những từ đã có.” [28, tr. 70].

Như vậy, ngôn ngữ luôn sống và luôn tồn tại trong xã hội, mọi sự xuất hiện hoặc thay đổi của ngôn ngữ chỉ với mục đích là phục vụ cho xã hội. Các phương tiện khoa học phát triển để phục vụ cho cuộc sống, cho xã hội phát triển, và do đó, ngôn ngữ cũng phải phát triển theo. Ngược lại, xã hội trong quá trình phát triển của mình cũng có những tác động lên ngôn ngữ, cho ngôn ngữ phát triển. Ngôn ngữ được hình thành và phát triển một cách liên tục. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, ngôn ngữ loại bỏ những từ không còn cần thiết trong xã hội, tạo ra từ mới và cũng có thể biến đổi nghĩa. Có thể coi đây là tiến trình tất yếu khách quan cho sự tồn tại của ngôn ngữ.

Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, các ngôn ngữ trên thế giới có sự biến đổi mạnh mẽ trong vốn từ vựng như sự xuất hiện ngày càng nhiều những đơn vị từ vựng mới để biểu đạt các sự vật, sự việc, hiện tượng mới trên nhiều lĩnh vực, việc bổ sung nghĩa mới cho các từ đã có, vay mượn từ ngữ từ các ngôn ngữ khác.. . Để thực hiện chức năng giao tiếp trong giai đoạn hiện nay. Việc xã hội không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu phục vụ con người trên mọi lĩnh vực của một nền khoa học tiên tiến là nguyên nhân chính tạo ra những khái niệm, sự vật mới.

Tiếng Việt của chúng ta trong vòng mười năm trở lại đây cũng có những biến đổi tương tự. Việc tạo ra các khái niệm, sự vật, sự việc mới, từ trong nước 2và cả du nhập từ bên ngoài, đều cần từ vựng mới để biểu đạt. Sự xuất hiện hàng loạt các từ vựng mới, sự thay đổi nghĩa của các từ ngữ đã có, có một ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng trong hoạt động hành chức, trong việc thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Việc xuất hiện các từ vựng mới, với các nghĩa mới lại càng làm giàu hơn vốn từ vựng của ngôn ngữ. Và khi chúng ta nói đến từ mới thì chúng ta không thể không nói đến phương thức cấu tạo, nghĩa và từ loại của từ. Trong tiếng Việt, có rất nhiều phương thức để cấu tạo từ như: Cấu tạo mới, mở rộng hay thu hẹp nghĩa của một từ đã có, ghép những từ đã có để tạo ra lớp từ vựng mới, láy, vay mượn từ nước ngoài.. . Và những phương thức này đều có những tác động nhất định đến quá trình tạo ra lớp từ vựng mới trong thời gian qua.

Việc nghiên cứu lớp từ vựng mới là một nhiệm vụ lớn, đòi hỏi phải có nhiều thời gian tổng hợp, nghiên cứu toàn diện. Do đó, trong luận án này, chúng tôi chỉ khảo sát các lớp từ vựng mới với các tiêu chí như sau:

1. Những đơn vị từ vựng mới có chức năng định danh những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới xuất hiện trong mười năm trở lại đây và chủ yếu là lớp từ vựng xuất hiện trong ba năm từ năm 2005 đến năm 2007.

2. Những đơn vị từ vựng mới là những đơn vị chưa từng xuất hiện trong những cuốn từ điển được đem ra đối chiếu hoặc những đơn vị này nếu có xuất hiện trong các từ điển đó nhưng nay được cấu tạo mới.

3. Những đơn vị từ vựng mới được nghiên cứu trong luận án này thuộc loại từ toàn dân chứ không bao gồm các từ thuộc nhóm từ địa phương, từ thông tục, tiếng lóng v.v.

4. Ngữ liệu được tiến hành trích xuất là từ các báo xuất bản ở Thành phố Hồ Chí Minh như: Báo Người Lao Động, Người Lao Động Online, Phụ Nữ, Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên, Thanh Niên Online, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Online và các báo xuất bản ở Hà Nội như: Báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, VietNamNet..

Lớp từ vựng mới có thể là từ đơn, từ ghép, từ láy và từ ngẫu hợp. Chúng cũng có thể được cấu tạo từ các yếu tố có sẵn của tiếng Việt hoặc vay mượn. Do đó trong quá trình nghiên cứu đặc trưng của lớp từ vựng mới từ góc độ cấu tạo, từ loại và ngữ nghĩa, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích về đặc trưng của từng thành tố, nếu là từ ghép hoặc từ láy, tham gia hình thành nên lớp từ ngữ này. Để việc phân tích được chuẩn xác, các ngữ liệu sẽ được phân chia như sau:

- Ngữ liệu được sắp xếp theo các phương thức cấu tạo và các đơn vị mục từ được xếp theo thứ tự chữ cái.

- Phân tích ngữ liệu về lớp từ vựng mới tiếng Việt, ngữ liệu về lớp từ vựng mới tiếng Anh và sau đó tiến hành đối chiếu hai ngôn ngữ nhằm tìm ra những điểm tương đồng cũng như những điểm khác biệt.

Cũng trong luận án này, qua khảo sát lớp từ vựng mới tiếng Việt, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với lớp từ vựng mới tiếng Anh trên cả ba bình diện: Cấu tạo, từ loại và ngữ nghĩa. Chúng tôi chọn tiếng Anh là đối tượng so sánh đối chiếu bởi vì:

- Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong mọi lĩnh vực hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa và hội nhập của đất nước.

- Trong giai đoạn phát triển hiện nay trên toàn thế giới, ngày càng có nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được phát minh từ nước ngoài và sau đó, những thành tựu này được nhập vào nước ta. Việc chuyển đổi tên gọi những sự vật, sự 4việc này bằng tiếng Việt dựa trên tiếng Anh xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, việc so sánh, đối chiếu để đưa ra một phương thức xử lý lớp từ này là cần thiết.

- Một thực tế tồn tại trong nhiều năm qua trong xã hội chúng ta là việc tiếng nước ngoài được sử dụng cùng một lúc với tiếng Việt – đặc biệt là tiếng Anh. Đây có thể được coi là một hiện tượng không lành mạnh trong việc bảo tồn tiếng Việt. Việc nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân và có thể đưa ra hướng đề xuất cho việc xử lý hiện tượng này.

- Xét về mặt thực tiễn, trong nhiều năm qua, tiếng Anh là ngôn ngữ mà chúng tôi thường xuyên tiếp xúc trong công tác giảng dạy và dịch thuật. Qua đó, chúng tôi có thể rút ra kết luận về đặc trưng cấu tạo, ngữ nghĩa và từ loại của tiếng Việt và tiếng Anh nhằm củng cố việc giảng dạy và dịch thuật của chúng tôi.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việt Nam hiện đang trong quá trình mở cửa và hội nhập. Trong quá trình này, việc giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá khác là điều hiển nhiên. Nước ta tiếp xúc nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng từ lĩnh vực khoa học kỹ thuật cho đến lĩnh vực khoa học xã hội. Ở trong nước, nhờ những thành tựu tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Mọi ngôn ngữ tồn tại hiện nay đều có thể sẵn sàng thay đổi để thích nghi, phù hợp với những đổi thay trong xã hội của người bản ngữ. Trong ba bình diện của ngôn ngữ, ngữ pháp và ngữ âm thì rất ổn định và nếu có thay đổi, thì cũng sẽ phải mất hàng thế kỷ. Trong khi đó về từ vựng thì sự thay đổi hay bổ sung xảy ra liên tục. Đặc biệt trong thế kỷ 20, lĩnh vực khoa học kỹ thuật có sự thay đổi nhiều nhất, do các phát minh, sáng chế mới 5được tạo ra nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của nhân loại và như vậy, nhu cầu đặt tên cho các sự vật, sự việc, hiện tượng mới là cần thiết.

Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2003) Đã nêu rõ sự phát triển về bình diện từ vựng tiếng Việt kể từ khi chữ Nôm theo nguyên tắc của chữ Hán được sáng tạo đến khi có chữ Quốc ngữ được cấu tạo theo nguyên tắc của chữ Latin do các cố đạo phương Tây tạo ra cho mục đích truyền bá đạo ở nước ta và sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chữ Quốc ngữ. Theo Nguyễn Thiện Giáp, có nhiều phương thức để tạo từ mới như:

- Phát triển thêm nghĩa mới: Phương thức này xoay quanh hai quá trình: Mở rộng hoặc thu hẹp nghĩa vốn có và chuyển đổi tên gọi (ẩn dụ hoặc hoán dụ).

Theo phương thức này, mặt ngữ âm của các đơn vị từ vựng vẫn giữ nguyên nhưng mặt ngữ nghĩa lại biến đổi, phát triển phong phú hơn. Có trường hợp việc biến đổi ý nghĩa của từ chỉ tạo ra một sắc thái mới về nghĩa chứ chưa tạo ra nghĩa mới.

- Biến dạng những đơn vị đã có để tạo ra những biến thể mới hoặc những đơn vị mới: Phương thức này bao gồm hiện tượng biến âm của một từ có sẵn để tạo ra những biến đổi mới như: Anh hùng -> yêng hùng, ấm ớ -> dấm dớ. Các thành ngữ khi sử dụng cũng có thể tạo ra những biến thể mới khác nhau. Ví dụ như thành ngữ chết nết không chừa có các biến thể sử dụng: Chết nết chẳng chừa, chết mà nết không chừa, chết thì chết nết không chừa.

- Ghép các yếu tố sẵn có: Đây là phương thức chủ yếu để cấu tạo các đơn vị từ vựng mới của tiếng Việt như: Móc nối, bắn tỉa, khế ngọt.. . Yếu tố sẵn có được dùng để cấu tạo các đơn vị từ vựng mới không chỉ là những từ thuần Việt 6mà còn bao gồm những từ Hán – Việt đã nhập vào tiếng Việt từ trước và được người Việt coi như vốn sẵn có của mình, ví dụ như: Bệnh viện, ca hát, súng lục, súng trường.. . Những đơn vị từ vựng như ngụy biện, phiêu bạt, nội quy, y tá.. . Gồm các từ Hán – Việt ghép với nhau, mới nhìn tưởng là du nhập từ tiếng Hán, kỳ thực những đơn vị từ vựng này mới được cấu tạo ở Việt Nam. Các yếu tố sẵn có được ghép với nhau hoặc theo quan hệ đẳng lập như: Binh lính, mua bán, nhà cửa.. . Hoặc theo quan hệ chính phụ như: Cỏ tóc tiên, rau tàu bay.. . Những đơn vị từ vựng được ghép theo quan hệ chính phụ hầu hết tuân theo quy tắc cú pháp của tiếng Việt là yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau như: Đào lộn hột, máy phay, máy tiện.. . Nhưng cũng có các đơn vị từ vựng được cấu tạo theo trật tự ngược cú pháp thông thường như: Chỉ huy phó, nhóm trưởng, tam ca.. .
--------------------------------------------------
MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu và quy ước trình bày
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài và đối tượng nghiên cứu
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6. Bố cục của luận án
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
1.1 Vấn đề từ và cụm từ
1.2 Vấn đề cấu tạo từ
1.3 Vấn đề từ mới
1.4 Vấn đề từ loại
1.5 Vấn đề nghĩa và nghĩa của từ
1.6 Vấn đề trường từ vựng – ngữ nghĩa
1.7 Vấn đề ngữ cảnh
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO CỦA LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG VIỆT (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG ANH)
IV2.1 Đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới tiếng Việt
2.1.1 Đặc trưng của lớp từ vựng tiếng Việt được cấu tạo dựa trên chất liệu và quy tắc có sẵn
2.1.2 Đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới được hình thành bằng cách vay mượn
2.1.3 Tiểu kết
2.2 Đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới tiếng Anh
2.2.1 Đặc trưng của lớp từ vựng mới được cấu tạo dựa trên chất liệu và quy tắc có sẵn
2.2.2 Đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới được hình thành bằng cách vay mượn
2.2.3 Tiểu kết
2.3 So sánh đặc trưng cấu tạo của lớp từ vựng mới tiếng Việt và lớp từ vựng mới tiếng Anh
2.3.1 Những điểm tương đồng
2.3.2 Những điểm khác biệt
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG TỪ LOẠI CỦA LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG VIỆT (SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG ANH)
3.1 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới tiếng Việt
3.1.1 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới được cấu tạo dựa trên chất liệu và quy tắc có sẵn
3.1.2 Đặc trưng từ loại của lớp từ mới được hình thành bằng cách vay mượn
3.1.3 Tiểu kết
3.2 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới tiếng Anh
3.2.1 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới được cấu tạo dựa trên chấtliệu và quy tắc có sẵn
3.2.2 Đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới được hình thành bằng cáchvay mượn
3.2.3 Tiểu kết
3.3 So sánh đặc trưng từ loại của lớp từ vựng mới tiếng Việt và lớp từvựng mới tiếng Anh
3.3.1 Những điểm tương đồng
3.3.2 Những điểm khác biệt
CHƯƠNG 4: ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG VIỆT VÀ LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG ANH
4.1 Phân loại lớp từ vựng mới theo trường
4.1.1 Trường từ vựng - ngữ nghĩa văn hoá – xã hội
4.1.2 Trường từ vựng - ngữ nghĩa kinh tế – thương mại
4.1.3 Trường từ vựng - ngữ nghĩa công nghệ thông tin
4.1.4 Trường từ vựng - ngữ nghĩa khoa học – kỹ thuật
4.1.5 Tiểu kết
4.2 So sánh đặc trưng ngữ nghĩa của lớp từ vựng mới tiếng Việt và lớp từ vựng mới tiếng Anh
4.2.1 Những điểm tương đồng
4.2.2 Những điểm khác biệt
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 I. TIẾNG VIỆT
1. Trần Thanh Ái (2002), Về vấn đề từ mới, Ngôn ngữ & Đời sống (số 7 (8 – 2002)
2. Nguyễn Thái Ân (2006), Tính sản sinh trong quá trình tạo từ, đề tài chuyên đề tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
3. Nguyễn Thái Ân (2006), Hiện tượng chuyển di từ loại trong tiếng Anh (có so sánh với tiếng Việt), Luận án Tiến sỹ Ngữ văn
4. Bách Khoa Toàn Thư: http: //www.bachkhoatoanthu.gov.vn
5. Bách khoa Toàn thư Mở Wikipedia: http://en.wikipedia.org
6. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (2004), Ngữ pháp tiếng Việt-tập một (Tái bản lần thứ tám), NXB. Giáo dục
7. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt-Tập II (Tái bản lần thứ bảy), NXB. Giáo dục
8. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt: Văn bản-mạch lạc-liên kết-đoạn văn (Tái bản lần thứ II), NXB. Giáo dục
9. Bloomfield, L. (1968), Ngôn ngữ (Bản dịch tiếng Nga), Mat-xcơ-va dẫn theo Hồ Lê (2003), Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại (Tái bản lần thứ nhất), NXB. Khoa học Xã hội
10.Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ Ghép – Đoản Ngữ), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
19511.Nguyễn Huy Cẩn (Chủ biên) (2005), Tiếng Việt hiện nay và những vấn đề ngôn ngữ học liên ngành, NXB. Khoa học Xã hội Hà Nội
12. Chafe W. L. (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ (người dịch: Nguyễn Văn Lai), NXB. Giáo dục
13. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội
14.Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng (Tái bản lần thứ nhất có chỉnh lý và bổ sung), NXB. Giáo dục
15.Cipollone, N., Hartman Keiser, S., Vasishth, S. (Eds.) (1998), Language files: materials for an introduction to language and linguistics (7th ed.), Columbus, OH: Ohio State University Press dẫn theo Bùi Khánh Thế (2006), Sự phát triển nghĩa và tính đa nghĩa của từ công cụ trong tiếng Việt hiện đại, Electronic Journal of Foreign Language Teaching (2006), Vol. 3, No. 1, Centre for Language Studies – National University of Singapore, tr. 122 – 124
16.Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, Trường Đại học Sư phạm Ngọai ngữ
17. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2009), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Tái bản lần thứ mười), NXB. Giáo dục
18. Nguyễn Đức Dân (1996), Lôgích và tiếng Việt, NXB. Giáo dục
19. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ dụng học – Tập một (Tái bản lần thứ hai), NXB. Giáo dục
20.Đào Mục Đích, Về một số phương thức tạo từ ngữ trong tiếng Việt hiện đại (Qua khảo sát một số tờ báo tại Thành phố Hồ Chí Minh), Tập san số 25 Trường Đại học Khoa học, Xã hội & Nhân văn
19621.Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại (In lại và có bổ sung), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
22. Nguyễn Công Đức, Nguyễn Hữu Chương (2004), Từ vựng tiếng Việt, Tủ sách Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
23.Đinh Lư Giang & Trần Thị Kim Anh (2004), Thử tìm hiểu từ vay mượn tiếng Anh trong thuật ngữ thông tin tiếng Việt hiện đại (Báo cáo khoa học – Hội thảo Khoa học Trẻ (năm 2004) – Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn
24.Nguyễn Thiện Giáp, Vấn đề phân định ranh giới trong những đơn vị được gọi là từ của tiếng Việt (Tóm tắt luận án PTS.), dẫn theo Hoàng Văn Hành (1991), tr. 35 và Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (tái bản lần thứ hai), NXB. Giáo dục
25.Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1998), Dẫn luận Ngôn ngữ học (Tái bản lần thứ tư), NXB. Giáo dục
26.Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội
27.Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt (Tái bản lần thứ tư), NXB. Giáo dục
28.Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ (In lần hai), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
29.Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, NXB. Khoa học Xã hội
30.Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt-Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (Tái bản lần thứ hai), NXB. Giáo dục
19731.Cao Xuân Hạo (Chủ biên) – Nguyễn Văn Bằng – Hoàng Xuân Tâm – Bùi Tất Tươm (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Quyển 2): Ngữ đoạn và Từ loại, NXB. Giáo dục
32.Cao Xuân Hạo (2002), Bắt buộc và tuỳ ý – về hai cách biểu đạt nghĩa trong ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9. (Trích dẫn trong Bài giảng Ngôn ngữ học Đối chiếu (Lớp Nghiên cứu sinh 2005 – 2008)
33.Cao Xuân Hạo, Sự tích bốn chữ “CHÍNH TRƯỚC PHỤ SAU” trong Việt ngữ học (Trích dẫn trong Bài giảng Ngôn ngữ học Đối chiếu (Lớp Nghiên cứu sinh 2005 – 2008)
34. http://ngonngu.net, “Tóm tắt việc xác định từ loại tiếng Việt”
35.Bùi Mạnh Hùng, Bài giảng ngôn ngữ học đối chiếu (Lớp Nghiên cứu sinh 2005 – 2008)
36. Kasevich, V. B. (1999), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, NXB. Giáo dục
37.Đinh Trọng Lạc (2003), 99 Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Tái bản lần thứ bảy), NXB. Giáo dục
38.Đinh Trọng Lạc (Chủ biên) – Nguyễn Thái Hoà (2002), Phong cách học tiếng Việt (tái bản lần thứ sáu), NXB. Giáo dục
39. Nguyễn Lai (1997), Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
40.Đỗ Thị Bích Lài, Ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp và vấn đề ngôi, số trong tiếng Việt (Khảo sát qua lớp từ xưng hô), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập san số 15
41. Hồ Lê (1992), Cú pháp tiếng Việt (Quyển hai) Cú pháp cơ sở, NXB. Khoa học Xã hội Hà Nội
19842. Hồ Lê (1995), Quy luật ngôn ngữ (Quyển một) – Tính quy luật của bộ máy ngôn ngữ, NXB. Khoa học Xã hội
43. Hồ Lê (1995), Quy luật ngôn ngữ (Tập hai), Tính quy luật của cơ chế ngôn giao, NXB. Khoa học Xã hội Hà Nội
44.Hồ Lê (2003), Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại (Tái bản lần thứ nhất), NXB. Khoa học Xã hội Hà Nội
45.Hoàng Thị Tuyền Linh, Một số vấn đề về ngữ nghĩa học và từ điển học, Trung Tâm Từ Điển Học (http://ngonngu.net)
46. Bùi Thị Thanh Lương (2005), Một vài nhận xét về cách sáng tạo và sử dụng từ ngữ mới trên tư liệu báo Nhân Dân giai đoạn 1986 – 2000, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 1
47. Lyons, J. (1995), Linguistic Semantics – An Introduction (người dịch: Nguyễn Văn Hiệp), Cambridge University Press
48.Meillet, A. (1921), Linguistique historique et linguistique générale, Paris dẫn theo Hồ Lê (2003), Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại (Tái bản lần thứ nhất), NXB. Khoa học Xã hội
49.Maxwell, K. (2005), A new word is born: How are new words formed?, MED Magazine – the monthly webzineof the Macmillan English Dictionaries – Issue 37, April 2006 dẫn theo Nguyễn Thái Ân (2006), Hiện tượng chuyển di từ loại trong tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt)-Luận án Tiến sĩ Ngữ văn
50.Moon, R. (2003), Word formation, MED Magazine – the monthly webzineof the Macmillan English Dictionaries – Issue 10, August 2003 dẫn theo Nguyễn Thái Ân (2006), Hiện tượng chuyển di từ loại trong tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt)-Luận án Tiến sĩ Ngữ văn
19951.Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, NXB. Khoa học Xã hội Hà Nội
52.Nguyễn Thị Uyên Phương (Luận án Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn-2003), Cấu tạo và ngữ nghĩa danh từ ghép tiếng Anh (So sánh với danh từ ghép tiếng Việt)
53.Pokrovxkij, M. M. (1896), Nghiên cứu ngữ nghĩa học trong các ngôn ngữ cổ, dẫn theo Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng (Tái bản lần thứ nhất, có chỉnh lý và bổ sung), NXB. Giáo dục
54.Nguyễn Thị Quy (2002), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt – vị từ hành động (Tái bản lần thứ nhất), NXB. Khoa học Xã hội Hà Nội
55. Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB. Từ điển Bách khoa Hà Nội
56.Robins, R. H. (1990), Lược sử ngôn ngữ học (người dịch: Hoàng văn Vân), NXB. Quốc gia Hà Nội
57.Sapir, E. (1934), Ngôn ngữ (Bản dịch tiếng Nga), Mat-xcơ-va – Lê-nin-grad dẫn theo Hồ Lê (2003), Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại (Tái bản lần thứ nhất), NXB Khoa học Xã hội
58.Saussure, F. D. (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB. Khoa học Xã hội Hà Nội
59.Sherba, L. V. (1958), Ocheredny je problemy jazyko znanija dẫn theo Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, NXB. Khoa học Xã hội
60.Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (Tập 1), Hà Nội dẫn theo Hồ Lê (2003), Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại (tái bản lần thứ nhất), NXB. Khoa học Xã hội
61.Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, NXB. Giáo dục
62.Lý Toàn Thắng (1994), Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 4
63.Lý Toàn Thắng, Bài giảng lớp Cao học Ngôn ngữ học so sánh (2000 – 2003)
64.Lý Toàn Thắng (2000), Định vị không gian “trên – dưới” trong tiếng Việt, Kỷ yếu Hội nghị Ngôn ngữ Quốc tế Xuyên Quốc gia
65.Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học Tri nhận – Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NXB. Khoa học Xã hội
66.Bùi Khánh Thế (2006), Sự phát triển nghĩa và tính đa nghĩa của từ công cụ trong tiếng Việt hiện đại, Electronic Journal of Foreign Language Teaching, 2006, Vol.3, No.1, Centre for Language Studies – National University of Singapore
67.Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh
68. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (2002), Ngữ pháp tiếng Việt (In lần thứ ba), NXB. Khoa học Xã hội Hà Nội
69. Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
70.Hoàng Tuệ, Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ – Đồng hoá từ mượn, http://www.ngonngu.net
71. Bùi Tất Tươm (Chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Thị Quy, Hoàng Diệu Minh, Giáo trình tiếng Việt, NXB. Giáo dục
20172.Twardzisz, P. (1997), Zero Derivation in English: A cognitive Grammar Aproach, Lublin dẫn theo Nguyễn Thái Ân (2006), Hiện tượng chuyển di từ loại trong tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt)-Luận án Tiến sĩ Ngữ văn
73.Nguyễn Thị Kiều Vi (2006), Từ mới trong báo chí tiếng Nga (Luận văn tốt nghiệp đại học), Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
74.Lục Chí Vỹ (1957), Hán ngữ đích cấu từ pháp, Bắc Kinh dẫn theo Hồ Lê (2003), Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại (Tái bản lần thứ nhất), NXB. Khoa học Xã hội
75.Zveginxhev, V. A. (1957), Ngữ nghĩa học đại cương và ngữ nghĩa học tiếng Nga, dẫn theo Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng (Tái bản lần thứ nhất có chỉnh lý và bổ sung), NXB. Giáo dục
76.Xtankêvich, N. V. (1982), Lọai hình các Ngôn ngữ, NXB. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp

 II. TIẾNG ANH
77. Broek, A. V. & Ewalt, D. M. (2009), Special report on neologism, http://www.forbes.com
78.Arthur, Mc. Tom (1998), Word – Formation – Concise Oxford Companion to the English Language, http://www.encyclopedia.com
79.Asher, R. E., The Encyclopedia of Language and Linguistics (Volume 4), Pergamon Press
80.Chomsky, N. (1968), Language in Mind, New York: Harcourt Brace Jovanovich
81.Croft, W. and Cruse, D. A., Cognitive Linguistic, Cambridge University Press
20282.Eschholz, P. – Rosa, A. – Clark, V. (1986), Language Awareness (Fourth Edition), St. Martin’s Press, New York
83. Janda, L., (2000), The Status of Linguistic Cognition – Cognitive Linguistics, University of North Carolina
84.Mc Whorter, J. (2009), How new words become real words, http://www.forbes.com
85.Hartley, B. & Viney, P. (1987), Streamline English – Destinations, Oxford University Press
86.http:// eslus.com/lessons/grammar.pos
87.http://www.usingenglish.com
88.http://www.uottawa.ca
89.Lado, R. (1957), Linguistics across culture. Applied Linguistics for language teachers, Ann Arbor: University of Michigan Press
90.Merriam – Webster’s Online Dictionary. http: merriam–webster’sonline dictionary.com
91. http://searchcio-midmarket.com
92.Lakoff, G. & Johnson, M. (1980), Metaphors We Live By, Chicago: University of Chicago Press
93.Tự điển Babylon – pro-Version: 5.1: http: linguistic-support@babylon.com
94.Weigand, E. (1998), Contrastive Lexical Semantics, John Benjamins Publishing Company, Amsterdam / Philadelphia
95.Zimmer, B. (2009), http://www.forbes.com

NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN VÀ TỪ ĐIỂN ĐỐI CHIẾU – THAM KHẢO
1. NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN
1. Báo Hà Nội Mới
2. Báo Người Lao Động
3. Báo Người Lao Động Online: http://www.nld.com.vn
4. Báo Nhân dân
5. Báo Phụ Nữ
6. Báo Sài Gòn Giải Phóng
7. Báo Thanh Niên
8. Báo Thanh Niên Online: http://www.thanhnien.com.vn
9. Báo Tuổi Trẻ
10.Báo Tuổi Trẻ Online: http://www.tuoitre.com.vn
11.Báo VietNamNet: http://vietnamnet.vn
--------------------------------------------------
KEYWORD: download luan an tien si,chuyen nganh, ngon ngu, hoc so sanh, doi chieu,dac trung, cua lop tu vung, moi tieng viet, xuat hien, trong vong, 10 nam, tro lai day,doi chieu, voi lop, tu vung, moi tieng anh,nghien cuu sinh, huynh van tai


linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ

ĐẶC TRƯNG CỦA LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG VIỆT XUẤT HIỆN TRONG VÒNG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY (ĐỐI CHIẾU VỚI LỚP TỪ VỰNG MỚI TIẾNG ANH)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...