luan an tien si, ngu van , chuyen nganh, ngon ngu hoc, so sanh, doi chieu ,thanh ngu tieng anh, va thanh ngu tieng viet, co yeu to, chi bo phan, co the, nguoi duoi goc nhin, cua ngon ngu, hoc tri nhan,nguyen ngoc vu
THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ĐỨC NGHIỆU
DẪN NHẬP
Lí do chọn đề tài
Thành ngữ là bộ phận quan trọng trong bất kì ngôn ngữ của dân tộc nào trên thế giới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành ngữ được xem là một trong những chìa khóa để đi vào kho tàng ngôn ngữ và văn hóa của một cộng đồng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu thành ngữ luôn thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học và chiếm số lượng đáng kể. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu thành ngữ đến nay chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu cấu trúc hay khía cạnh văn hóa của thành ngữ. Số lượng các công trình nghiên cứu thành ngữ theo hướng tri nhận vẫn còn ít, đặc biệt là lớp thành ngữ có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người.
Với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các quá trình ý niệm hóa thế giới khách quan trong tư duy của con người, ngôn ngữ học tri nhận đang hé mở nhiều phát hiện thú vị về ngôn ngữ và tư duy. Chính vì vậy, việc khảo sát thành ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận hứa hẹn đem lại những phát hiện mới và giải quyết thêm những vấn đề còn tồn tại trong các công trình nghiên cứu thành ngữ trước đây. Ở Việt Nam, từ khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay phong trào học tập tiếng Anh và nhu cầu dịch thuật các tài liệu, ấn phẩm văn hoá tiếng Anh phát triển rất mạnh mẽ. Để có thể học tập, giảng dạy và dịch thuật bất kì một ngôn ngữ nào một cách hiệu quả thì ngoài yếu tố ngôn ngữ chúng ta cũng cần phải quan tâm đến yếu tố văn hoá và tư duy.
Hơn nữa, việc giảng dạy và dịch thuật thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt luôn là công việc khó khăn mà rào cản lớn nhất trong việc hiểu đúng và trọn vẹn chúng là nghĩa ẩn dụ. Các lí thuyết ngôn ngữ học và phương pháp giảng dạy ngôn ngữ truyền thống vẫn còn để ngỏ một số câu hỏi về việc học tập và giảng dạy ngoại ngữ chẳng hạn như việc người bản xứ dùng lẫn lộn các thì tiếng Anh khi giao tiếp, việc phân tích nghĩa của giới từ tiếng Anh sao cho rõ ràng, việc giảng dạy nghĩa của những tổ hợp từ đa nghĩa v.v.. . Các vấn đề tồn tại này 2 phần lớn gắn liền với hoạt động tri nhận và quá trình tư duy của con người.
Chính vì vậy, câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề trên không nằm ngoài các vấn đề nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận. Các nhà giáo học pháp trong giới giảng dạy tiếng Anh gần đây đã nhận ra tiềm năng to lớn của ngôn ngữ học tri nhận trong việc giải quyết những khó khăn khi dạy học ngôn ngữ cho học viên. Điều này thể hiện qua việc các sách chuyên khảo và bài báo khoa học về việc ứng dụng ngôn ngữ học tri nhận vào việc giảng dạy tiếng Anh trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều. Như vậy, một công trình đối chiếu thành ngữ tiếng Anh với thành ngữ tiếng Việt theo góc độ ngôn ngữ học tri nhận sẽ có giá trị đối với công tác giảng dạy cũng như dịch thuật tiếng Anh ở Việt Nam.
Dù mới xuất hiện hơn hai mươi năm nay nhưng những lí luận của ngôn ngữ học tri nhận đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề ngôn ngữ học đặc biệt là trong lĩnh vực thành ngữ học. Ngoài ra, do nhu cầu học tập và giao lưu văn hóa với khối các nước có nói tiếng Anh đang phát triển mạnh ở Việt Nam, ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu đang thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều trong giới nghiên cứu. Việc bắt buộc giảng dạy bộ môn ngôn ngữ học so sánh đối chiếu cho tất cả sinh viên chuyên ngữ ở các trường đại học từ năm 2007 cho thấy vai trò quan trọng của ngành học này trong tình hình mới. Bên cạnh đó, bộ môn ngôn ngữ học tri nhận cũng đang được đưa vào giảng dạy cho sinh viên ngữ văn của các trường đại học.
Tuy nhiên, các tài liệu phục vụ việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận bằng tiếng Việt hiện nay còn rất thiếu. Giáo trình phục vụ việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận của sinh viên Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ có nguồn từ tiếng Anh hoặc tài liệu dịch. Đến giữa năm 2008, ở Việt Nam mới chỉ có hai quyển sách bàn về ngôn ngữ học tri nhận là “Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” của tác giả Lý Toàn Thắng (2005) [70] và “Ngôn ngữ học tri nhận: Ghi chép và suy ngẫm” của tác giả Trần Văn Cơ (2007) [7]. Như vậy, về mặt khoa học, luận án không chỉ đóng góp vào vốn hiểu biết về thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt mà còn làm phong phú 3 thêm kho tàng lí luận ngôn ngữ học so sánh đối chiếu nói chung và bổ sung thêm tư liệu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận nói riêng.
Lịch sử vấn đề
Do có vị trí quan trọng trong kho tàng ngôn ngữ của các dân tộc, thành ngữ đã thu hút sự quan tâm và chú ý rất lớn của các nhà nghiên cứu không chỉ trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà còn ở các lĩnh vực khác như văn học, dân tộc học, văn hóa dân gian v.v.. . Số lượng các ẩn phẩm về thành ngữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam là rất lớn. Theo Cowie (1998) [98], thành ngữ học đã được giới nghiên cứu của Liên Xô và Đông Âu khám phá mạnh mẽ từ thập niên 50 của thế kỉ trước. Trong hơn ba mươi năm trở lại đây, thành ngữ học đã trở thành lĩnh vực thu hút rất nhiều sự chú ý của giới học giả không chỉ ở Tây Âu mà cả ở Hoa Kỳ. Điều này thể hiện qua việc nhiều hội thảo quốc tế về thành ngữ đã được tổ chức. Bên cạnh đó, các dự án nghiên cứu thành ngữ trên qui mô lớn trong cả lĩnh vực ngôn ngữ học lí thuyết và ngôn ngữ học ứng dụng đã được triển khai.
Sự quan tâm của giới nghiên cứu phương tây đối với thành ngữ xuất phát từ những thay đổi trong quan điểm đối với vai trò của thành ngữ trong việc giảng dạy ngoại ngữ và dịch thuật. Nếu trước đây, theo trường phái tạo sinh, người ta xem ngôn ngữ là một hệ thống có thể giải thích được dựa trên một hệ thống các qui tắc mang tính phổ quát thì hiện nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc thông thạo một ngôn ngữ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng thành thục các tổ hợp từ cố định gọi là “prefabricated units” hay “prefabs” (Bolinger 1976 [93]; Pawley 1985 [162]). Mối quan tâm đối với thành ngữ không chỉ thể hiện ở số lượng các công trình khoa học về thành ngữ mà còn ở số lượng từ điển thành ngữ chuyên dụng được phát hành như “Longman Dictionary of English Idioms” (Long, 1979 [147]), “English Idioms and How to Use them” (Mc Mordie, 1978 [153]), “Selected English Collocations” (Kozlowska & Dzierzanowska, 1982 [130]), “Le 4 Dictionnaire de collocations” (Hausmann, 1979 [205]), “Collocations dans une base de données terminologique et lexicale” (Heid & Freibott, 1991 [206]) V.V.. .
Số lượng công trình nghiên cứu về thành ngữ hiện nay rất lớn nhưng phần lớn các công trình này đều khảo sát thành ngữ dước góc độ ngôn ngữ học cấu trúc với quan điểm chung coi thành ngữ là những tổ hợp bền vững về cấu trúc, ổn định về ngữ nghĩa và nghĩa của thành ngữ toát ra từ toàn khối. Nói một cách khác là nghĩa của thành ngữ khó có thể suy ra được từ các đơn vị cấu thành. Tuy nhiên ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nghĩa của các đơn vị cấu thành có đóng góp một cách hệ thống vào nghĩa của thành ngữ. Chẳng hạn như trong trường hợp của thành ngữ “take the bull by the horn” (giải quyết vấn đề tận gốc) Người ta có thể phần nào suy được nghĩa của thành ngữ từ các đơn vị như “bull” và “horn”. Nếu đưa thành ngữ tiếng Pháp “le ceour du pays” cho một người Việt Nam không hề biết tiếng Pháp và giải thích nghĩa “coeur” là “tim” và “pays” là “đất nước” thì gần như ai cũng suy được nghĩa của thành ngữ này là “trung tâm của đất nước”. Điều đó cho thấy là trong tư duy có một hoạt động giải mã mà trong chừng mực nào đó có thể nói là giống nhau giữa các dân tộc; Nó giúp chúng ta thực hiện được việc suy nghĩa trên.
Ngôn ngữ học tri nhận ra đời chủ yếu là để khám phá hoạt động tư duy ấy. Một loạt các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận nổi tiếng như George Lakoff, Mark Johnson và Raymond Gibbs đã đánh giá lại quan điểm truyền thống về bản chất của ngữ nghĩa, vai trò của ẩn dụ cũng như hoán dụ, vấn đề phạm trù hóa ngôn ngữ và các mối quan hệ giữa cấu trúc với ngữ nghĩa. Từ những công trình nghiên cứu này một bộ khung lí thuyết phong phú về cách thức con người cảm nhận, ý niệm hóa và phạm trù hóa thế giới đã được xây dựng. Trong một chuyên khảo mang tên “Thành ngữ: Một cách nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”, Kovecses và Szabo (1996) [129] đã so sánh cách nhìn thành ngữ từ quan điểm truyền thống và quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Theo các tác giả này, quan điểm truyền thống cho rằng thành ngữ là hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt không liên quan đến hệ thống ý niệm của con người và nghĩa của thành ngữ không thể suy ra được từ các đơn vị cấu thành.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận thì hầu hết thành ngữ là sản phẩm của hệ thống ý niệm. Thành ngữ không chỉ đơn thuần là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy. Nghĩa của thành ngữ có mối liên hệ với các đơn vị cấu thành và có nguồn gốc từ quá trình ý niệm hóa thế giới của con người. Cùng quan điểm với Kovecses và Szabo, Lakoff (1987) [135] cho rằng trong bộ não của mỗi người chúng ta đều có một tập hợp lớn các hình ảnh qui ước về thế giới xung quanh. Các hình ảnh này cũng phụ thuộc vào môi trường văn hóa-xã hội mà mỗi cá nhân là thành viên. Những hình ảnh qui ước này là nền tảng cho hoạt động ý niệm hóa và tạo nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.
Như vậy, theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, nghĩa của thành ngữ có mối liên hệ với các đơn vị cấu thành và có thể suy luận được. Tuy nhiên, nghĩa ẩn dụ của thành ngữ cũng có quan hệ chặt chẽ với quá trình ý niệm hóa mang những đặc trưng của môi trường văn hóa – xã hội của một cá nhân. Do đó, khả năng suy nghĩa ở các lớp thành ngữ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tương đồng và dị biệt trong hoạt động ý niệm hóa giữa các nền văn minh. Thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người là một trong những lớp thành ngữ cho thấy nhiều điểm tương đồng giữa các nền văn minh, văn hóa và ngôn ngữ. Chẳng hạn như đa số các nền văn hóa đều tri nhận cái đầu là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, tay phải quan trọng hơn tay trái, đôi mắt là nơi thể hiện tình cảm, trái tim là trung tâm của sự sống v.v.. .
Việc nghiên cứu quá trình ý niệm hóa thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điểm chung giữa các nền văn hóa. Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu về thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người vẫn còn ít so với tổng số công trình nghiên cứu về thành ngữ nói chung. Rải rác trên intenet, chúng ta có thể tìm được các bài viết hay luận văn bàn về thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người của Ning Yu (2007) [157], Bilkova (2000) [90], Janyan và Andonova (2000) [121], Stracker (1993) [178].. .
Các sách chuyên khảo về thành ngữ của Fernando (1997) [108], Langlotz (2006) [145], Glucksberg (2001) [116] v.v.. Cũng có đề cập đến thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người 6 nhưng nhìn chung là ít phân tích mà chỉ dùng lớp thành ngữ này để minh họa cho các luận điểm nêu ra trong sách. Ở Việt Nam, thành ngữ cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu thành ngữ ở Việt Nam cho đến nay vẫn chủ yếu đi theo hướng ngôn ngữ học chức năng hoặc ngôn ngữ học cấu trúc.
Đi theo hướng miêu tả cấu trúc hình thái và đặc điểm ngữ nghĩa của một số loại thành ngữ riêng biệt như thành ngữ đối, thành ngữ so sánh có Bùi Khắc Việt (1981), Trương Đông San (1974), Hoàng Văn Hành (1976), Chu Bích Thu (1994), Phan Văn Quế (1995) (dẫn theo Đào Thị Dung, 2004 [20]). Theo hướng nghiên cứu thành ngữ trong khuôn khổ phân định ranh giới với các đơn vị khác như từ ghép, quán ngữ, tục ngữ có các công trình của Nguyễn Văn Tu (1960,1968,1976), Đỗ Hữu Châu (1962,1981,1986), Nguyễn Kim Thản (1963), Cù Đình Tú (1973,1982), Nguyễn Văn Mệnh (1972,1986), Nguyễn Thiện Giáp (1975,1985), Hồ Lê (1976), Trương Đông San (1976) (dẫn theo Hoàng Quốc, 2003 [61]). Các công trình nghiên cứu thành ngữ từ góc độ tri nhận đã bắt đầu xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng vẫn chủ yếu ở dạng các bài báo đăng trên tạp chí. Theo khảo sát của chúng tôi, đến thời điểm đầu năm 2008, ở Việt Nam vẫn chưa có luận án hay công trình khoa học nào nghiên cứu đối chiếu một cách toàn diện hệ thống thành ngữ chứa yếu tố bộ phận cơ thể người tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu khả năng suy nghĩa thành ngữ và các tổ hợp ngữ cố định từ những đơn vị cấu thành của chúng. Do thành ngữ là một bộ phận của từ vựng có số lượng rất lớn trong các ngôn ngữ, nên trong khuôn khổ luận án này của chúng tôi, sẽ chỉ có những thành ngữ (của tiếng Anh và tiếng Việt) Có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người được tập trung nghiên cứu.
Để phục vụ việc nghiên cứu khả năng suy nghĩa của thành ngữ và các tổ hợp ngữ cố định từ những đơn vị cấu thành của chúng, chúng tôi dựa vào bộ khung lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm. Vì vậy, vai trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc tạo lập nghĩa cho thành ngữ vừa là căn cứ lý luận, lại vừa là mục tiêu nghiên cứu quan trọng của luận án.
Để phục vụ việc giảng dạy và học tập tiếng Anh, một mục đích khác mà luận án cũng nhắm tới là đưa ra những đề xuất về cách thức giảng dạy và học thành ngữ cũng như các tổ hợp ngữ cố định trong tiếng Anh một cách hiệu quả. Tại đây, chúng tôi cũng sẽ đề xuất một số ứng dụng của bộ khung lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào công tác giảng dạy tiếng Anh nói riêng.
Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận án thể hiện ở những vấn đề được đặt ra qua các câu hỏi nghiên cứu quan trọng mà chúng tôi tập trung phân tích, giải đáp là:
1. Liệu nghĩa của thành ngữ, đặc biệt là thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Anh và tiếng Việt, có thể suy ra được từ các đơn vị cấu thành của chúng hay không? Để suy nghĩa của thành ngữ được thì cần có những yêu cầu gì?
2. Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm có vai trò như thế nào trong việc tạo nghĩa của thành ngữ?
3. Thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người có những điểm giống và khác nhau nào? Nguồn gốc của những điểm tương đồng hay dị biệt này là ở đâu?
----------------------------------------------------
Mục lục
DẪN NHẬP
Lí do chọn đề tài
Lịch sử vấn đề
Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học của nội dung nghiên cứu
Về mặt lí luận
Về mặt thực tiễn
Bố cục của luận án
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1 Thành ngữ, nhận diện và phân loại
1.2 Quan điểm ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ
1.3 Các quá trình tri nhận cơ bản trong bộ não người
1.4 Hoạt động tổ chức và phân loại tri thức trong bộ não người
1.4.1 Hoạt động ý niệm hóa
1.4.2 Dữ liệu cảm nhận vận động và các cấu trúc tiền ý niệm
1.4.3 Mô hình tri nhận lí tưởng hóa
1.5 Miền ý niệm
1.6 Vai trò của miền ý niệm trong ẩn dụ và hoán dụ ý niệm
CHƯƠNG 2: ẨN DỤ Ý NIỆM VÀ HOÁN DỤ Ý NIỆM
2.1 Cấu trúc ẩn dụ ý niệm
2.1.1 Ẩn dụ ý niệm cấu trúc
2.1.2 Ẩn dụ ý niệm định hướng
2.1.3 Ẩn dụ ý niệm bản thể
2.1.4 Ẩn dụ ý niệm ống dẫn
2.2 Cấu trúc hoán dụ ý niệm
2.2.1 Hoán dụ ý niệm tuyến tính
2.2.2 Hoán dụ ý niệm tiếp hợp
2.2.3 Hoán dụ ý niệm bao gộp
2.3 Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm: Hai chiến lược tri nhận khác nhau
2.3.1 Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trên cấu trúc hai trục của ngôn ngữ
2.3.2 Quan hệ tương đồng và quan hệ tương cận
2.3.3 Hiện tượng chiếu xạ miền ý niệm và làm nổi miền ý niệm
2.4 Thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người từ góc nhìn ẩn dụ ý niệmvà hoán dụ ý niệm
2.4.1 Tính tổ hợp qua lăng kính tri nhận
2.4.2 Vai trò của ẩn dụ ý niệm
2.4.3 Vai trò của hoán dụ ý niệm
CHƯƠNG 3: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
3.1 Bộ phận cơ thể người được xem là vật chứa đựng
3.1.1 Yếu tố ĐẦU
3.1.2 Yếu tố MẮT
3.1.3 Yếu tố TRÁI TIM
3.2 Bộ phận cơ thể người với quyền lực và sự kính trọng
3.2.1 Nắm cái gì đó trong tay là có quyền kiểm soát
3.2.2 Khuôn mặt là danh dự của con người
3.2.3 Giương mũi lên là thể hiện niềm tự hào
3.3 Bộ phận cơ thể người và tính cách con người
3.3.1 Đôi tay sạch hay bẩn là biểu hiện của tính cách
3.3.2 Tính cách là chất liệu
3.3.3 Tính cách là hình dạng đôi mắt
3.4 Các loại ẩn dụ ý niệm khác
3.4.1 Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố đầu
3.4.2 Thị giác cũng là xúc giác
3.4.3 Thị giác là nguồn gốc của nhận thức
3.4.4 Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố mặt
3.4.5 Bắt tay nhau biểu hiện cho sự hợp tác
CHƯƠNG 4: HOÁN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
4.1 Bộ phận cơ thể biểu trưng cho con người và đặc điểm tính cách
4.1.1 Hoán dụ ý niệm về cái đầu
4.1.2 Hoán dụ ý niệm về đôi mắt
4.1.3 Hoán dụ ý niệm về khuôn mặt
4.1.4 Hoán dụ ý niệm về cái mũi
4.1.5 Hoán dụ ý niệm về đôi tay
4.2 Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kĩ năng
4.2.1 Mắt biểu trưng cho kĩ năng
4.2.2 Cái mũi biểu trưng cho kĩ năng
4.2.3 Bàn tay biểu trưng cho kĩ năng
4.2.4 Tai biểu trưng cho kĩ năng
4.3 Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho sự nhận thức
4.3.1 Mắt biểu trưng cho sự nhận thức
4.3.2 Cái mũi biểu trưng cho sự tò mọc, tọc mạch
4.3.3 Đôi tai biểu trưng cho sự nhận thức
4.4 Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho tâm trạng, tình cảm
4.4.1 Cái đầu biểu trưng cho tình cảm, thái độ
4.4.2 Khuôn mặt biểu trưng cho tâm trạng con người
4.4.3 Mắt biểu trưng cho tình cảm
4.5 Các loại hoán dụ ý niệm khác
4.5.1 Cái đầu biểu trưng cho sự thông minh
4.5.2 Cái đầu biểu trưng cho sự sống
4.5.3 Cái đầu biểu trưng cho trật tự trên dưới
4.5.4 Tay biểu trưng cho hoạt động của con người
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ DƯỚI GÓC ĐỘ TRI NHẬN VÀO VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
5.1 Tiềm năng ứng dụng của ngôn ngữ học tri nhận trong dạy tiếng
5.2 Một số ứng dụng trong giảng dạy thành ngữ
5.2.1 Hiện trạng
5.2.2 Giải pháp
5.3 Ẩn dụ ý niệm và việc giảng dạy đọc hiểu
5.4 Một vài giải pháp giảng dạy ngữ pháp theo hướng tri nhận
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
PHỤ LỤC 3: THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
PHỤ LỤC 4: THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
---------------------------------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Văn Bình (1993), Tục ngữ và thành ngữ Anh Việt, NXB Hải Phòng.
2. Nguyễn Phương Châm (1999), Thành ngữ, tục ngữ trong ca dao (Tiếp cận từ góc độ cấu trúc), Văn hóa dân gian, (3), tr.59-66.
3. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Hà Nội, NXB Giáo Dục.
4. Nguyễn Hữu Chương (1999), Một số vấn đề về câu đẳng nghĩa (đồng nghĩa) tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), luận án Tiến sĩ Ngữ văn, TP HCM, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn T.P, Hồ Chí Minh.
5. Việt Chương (1998), Từ điển thành ngữ tục ngữ-ca dao Việt Nam, Quyển hạ, Đồng Nai, NXB Đồng Nai.
6. Việt Chương (1998), Từ điển thành ngữ tục ngữ-ca dao Việt Nam, Quyển thượng, Đồng Nai, NXB Đồng Nai.
7. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
8. Trần Văn Cơ (2007), Nhận thức, tri nhận-hai hay một (Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học tri nhận), Ngôn ngữ, (7), tr.19-23.
9. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.
10. Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ, tục ngữ-sự vận dụng, Ngôn ngữ, (3).
11. Nguyễn Đức Dân (1996), Lô gíc và tiếng Việt, Hà Nội, NXB Giáo Dục.
12. Nguyễn Đức Dân (1999), Thống kê ngôn ngữ học, một số ứng dụng, Hà Nội, NXB Giáo Dục.
13. Nguyễn Đức Dân (2002), Nỗi oan thì, là, mà, TP HCM, NXB Trẻ.
14. Nguyễn Đức Dân (2004), Sự tiếp xúc văn hóa và ngôn ngữ, tên các ngày trong tuần lễ, Kiến thức ngày nay, (482), tr.3.
15. Nguyễn Đức Dân (2006), Cử chỉ, thứ ngôn ngữ không lời, Kiến thức ngày nay, (353), tr.3. 192
16. Lương Văn Đang, Nguyễn Lực, Nguyễn Đăng Châu (và nh.ng.khác) (1993), Thành ngữ tiếng Việt, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
17. Trần Văn Điền (1997), Học tiếng Anh bằng thành ngữ, TP. HCM, NXB TP.HCM.
18. Nguyễn Công Đức (1996), Bình diện cấu trúc hình thái-ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, Viện ngôn ngữ học.
19. Nguyễn Công Đức, Nguyễn Hữu Chương (2004), Từ vựng tiếng Việt, TP HCM, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
20. Đào Thị Dung (2004), Thành ngữ so sánh tiếng Việt và đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa, Luận văn thạc sĩ, TP. HCM, ĐH KHXH & NV TP.HCM.
21. Võ Thị Dung (2003), Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Sư phạm TP.HCM.
22. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Hà Nội, NXB Văn hóa-Thông tin.
23. Nguyễn Thiện Giáp (1975), Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ, (3).
24. Hoàng Văn Hành (1976), Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, (1), tr.11-19.
25. Hoàng Văn Hành (1987), Thành ngữ trong tiếng Việt, Văn hóa dân gian, (1), tr.25-32.
26. Hoàng Văn Hành (2001), Các kiểu thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng, Ngôn ngữ, (8), tr.1-6.
27. Hoàng Văn Hành (2002), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
28. Hoàng Văn Hành (2003), Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, (6), tr.6-17.
29. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
30. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh-Việt, Việt-Anh, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội. 193
31. Nguyễn Xuân Hòa (2001), Đặc trưng văn hóa & dân tộc nhìn từ góc độ đối chiếu thành ngữ-tục ngữ Hàn-Việt, Ngôn ngữ & Đời sống, (12).
32. Phạm Thúy Hòa (2001), Ẩn dụ trong thành ngữ, tục ngữ Anh – Việt, Ngôn ngữ & Đời sống, (12).
33. Bùi Mạnh Hùng (1999), Những hình thức thể hiện hành động cảnh báo trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, (3), tr. 9.
34. Bùi Mạnh Hùng (2000), Về một số đặc trưng ngữ nghĩa-ngữ pháp của “những” và “các”, Ngôn Ngữ, (3), tr.11.
35. Nguyễn Đình Hùng (2002), Tuyển tập thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt-Anh thông dụng, TP. HCM, NXB TP.HCM.
36. Nguyễn Đình Hùng (1999), Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt-Anh thông dụng, Hà Nội, NXB Giáo Dục.
37. Nguyễn Thúy Khanh (1995), Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên động vật, Ngôn ngữ, (3).
38. Vũ Văn Khương (2001), Thử tìm một vài hiện tượng mờ nghĩa từ vựng trong thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ & Đời sống, (11).
39. Nguyễn Lân (1993), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
40. Anh Lê (2003), Văn Tuyển, Retrieved 12 20, 2007, from http://vantuyen.net
41. Lênin, V.I (2004), Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia.
42. Nguyễn Thế Lịch (1991), Từ so sánh đến ẩn dụ, Ngôn ngữ, (3).
43. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Nguyễn Đăng Châu (1978), Thành ngữ tiếng Việt, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
44. Hoàng Diệu Minh (2002), So sánh cấu trúc-chức năng của thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt, luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, TP.HCM, Viện Khoa học Xã hội TP.HCM.
45. Tiêu Hà Minh (2007), Đi tìm điển tích thành ngữ, Hà Nội, NXB Thông Tấn. 194
46. Hà Quang Năng (2001), Hình ảnh biểu trưng của từ chỉ các miệng trong thành ngữ Việt, Ngôn ngữ & Đời sống, (12).
47. Dư Ngọc Ngân (1995), Cách định vị không gian “trước – sau” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ và Đời sống, (7).
48. Dư Ngọc Ngân (1998), Đặc điểm định vị không gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, (2).
49. Vũ Đức Nghiệu (1986), Diễn biến trong ý nghĩa, chức năng của nhóm từ "không, chăng, chẳng" từ thế kỉ XV đến nay, Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, (2), tr.55-61.
50. Vũ Đức Nghiệu (1990), Về một hiện tương tương tự của từ vựng tiếng Việt, Ngôn ngữ, (1), tr.54-59.
51. Vũ Đức Nghiệu (1997), Già giái (dái/trái) non hột?, Ngôn ngữ và Đời sống, (11).
52. Vũ Đức Nghiệu (1998), So sánh ý nghĩa thụ động, tình thái của hai từ "phải" và "trâu" trong tiếng Việt và tiếng Khmer hiện nay, Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, (2), tr.1-6.
53. Vũ Đức Nghiệu (1999), Một số nhân tố hữu dụng đối với việc tích lũy vốn từ của người học ngoại ngữ Việt, Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, (3).
54. Vũ Đức Nghiệu (2001), Ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai kiểu danh ngữ, hạt dưa.., một hạt dưa, Ngôn ngữ, (11), tr.6-30.
55. Vũ Đức Nghiệu (2004), Một số điểm cần được nhìn nhận lại trong cấu tạo từ tiếng Việt, Ngôn ngữ, (11), tr.11-12.
56. Vũ Đức Nghiệu, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến (2005), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo Dục.
57. Dực Ngôn (1991), Ý nghĩa của một vài thành ngữ, Văn hóa dân gian, (2).
58. Vũ Ngọc Phan (1994), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Hà Nội, NXB KHXH.
59. Bùi Phụng (2000), Động từ thành ngữ Anh-Việt, TP.HCM, NXB TP.HCM.
60. Bùi Phụng (2003), Thành ngữ Anh-Việt, Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin. 195
61. Hoàng Quốc (2003), Một vài đặc điểm ngôn ngữ của thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, Luận văn thạc sỹ ngữ văn, TP.HCM, ĐHKHXH&NV TP.HCM.
62. Trịnh Sâm (1999), Tiêu đề văn bản tiếng Việt, TP HCM, NXB Giáo Dục.
63. Trịnh Sâm (2001), Đi tìm bản sắc tiếng Việt, TP HCM, NXB Trẻ.
64. Nguyễn Thị Tân (2003), Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội, Viện Ngôn Ngữ học.
65. Lý Toàn Thắng (1994), Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian, Ngôn ngữ, (4), tr.1-10.
66. Lý Toàn Thắng (2001), Bản sắc văn hóa, Thử nhìn từ góc độ tâm lý-ngôn ngữ, Ngôn ngữ, (15), tr.1-6.
67. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
68. Lý Toàn Thắng (2004), Lý thuyết trật tự từ trong cú pháp, Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
69. Lý Toàn Thắng (2004), Ngôn ngữ học tri nhận, Thử khảo sát ý niệm RA, Ngôn ngữ và Đời sống, 9 (17), tr.4-8.
70. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận, Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
71. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, cái nhìn hệ thống-loại hình, TP HCM, NXB TP HCM.
72. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP HCM, NXB Giáo Dục.
73. Trần Ngọc Thêm (1999), Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Khoa học xã hội, tr.24-32.
74. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Hà Nội, NXB ĐHQG Hà Nội.
75. Ngô Minh Thủy (2005), Con mắt trong thành ngữ tiếng Nhật, Ngôn ngữ & Đời sống, (8).
76. Phạm Hồng Thủy (1993), Thành ngữ tiếng Việt trong tương lai, Ngôn ngữ, (1). 196
77. Nguyễn Đức Tồn (1989), Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga, ngôn ngữ, (4).
78. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), Hà Nội, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
79. Nguyễn Đức Tồn (2007), Bản chất của ẩn dụ, Ngôn ngữ, (10).
80. Tạ Đức Tú (2005), Một số thành ngữ có từ bụng, Ngôn ngữ & Đời sống, (3).
81. Viện ngôn ngữ học (1996), Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng.
82. Bùi Khắc Việt (1981), Thành ngữ đối trong tiếng Việt, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
83. Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Hà Nội, NXB GD.
84. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1993), Từ điển thành ngữ Việt Nam, Hà Nội, NXB Văn Hóa.
Tiếng Anh
85. Achard, M., & Niemeier, S, (2004), Cognitive linguistics, second language acquisition, and foreign language teaching, Berlin, Mouton de Gruyter.
86. Ahren, K., Chung, S, F., & Huang, C, (2005), Conceptual Metaphors, Ontology-based representation and corpora driven Mapping Principles, Retrieved 6 12, 2007, from ACL Archive, http://acl.ldc.upenn.edu/acl2003/lexfig/pdf/Ahrens.pdf
87. Aitchison, J, (1994), Words in the mind, An introduction to the mental lexicon, Cambridge, MA, Blackwell.
88. Bednarek, M, A, (2006), Construeing the world, conceptual metaphors and event-construal in news stories, Retrieved 2 10, 2007, from Metaphorik, http://www.metaphorik.de/09/bednarek.pdf
89. Benjamin, B., & Binsted, K, (2008), The Cognitive Linguistics of ScalarHumor, Retrieved 2 11, 2007, from University of Hawaii, http://www2.hawaii.edu/~bergen/papers/BergenBinstedHumor.pdf
90. Bilkova, I, (2000), Chezk and English Idioms of Body Parts, Retrieved 11 14, 2007, from http://old.bohemica.com/files/czenbodyparts-ib.pdf
91. Boers, F, (2000), Enhancing metaphorical awareness in specialised reading, English for Specific Purposes, vol 19 , 137-147.
92. Boers, F., & Lindstromberg, S, (2006), Cognitive linguistics applications in second or foreign language instruction, rationale, proposals and evaluation, In G, Kristiansen (eds) et al, Cognitive Linguistics, Current applications and future perspectives, Berlin, Mouton de Gruyter.
93. Bolinger, D, (1976), Meaning and memory, Forum Linguisticum, vol. 1 , 1-14.
94. Bratoz, S, (2007), A Comparative Study of Metaphor in Englishand Slovene Popular Economic Discourse, Retrieved 2 10, 2007, from http://www.fm-kp.si/zalozba/ISSN/1581-6311/2_179-196.pdf
95. Brown, P., & Levinson, S, (1987), Politeness, Some universals in language usage, Cambridge, Cambridge University Press. 198
96. Casasanto, D, (2007), When is a Linguistic Metaphor a Conceptual Metaphor? Retrieved 2 10, 2007, from University of Standford, http://www.stanford.edu/~casasan/papers/Casasanto_Ling&ConceptMet.pdf
97. Chang, N., Feldman, J., Porel, R., & Sanders, K, (2007), Scaling Cognitive Linguistics, Formalisms for Language Understanding, Retrieved 11 16, 2007, from International Computer Science Institute, http://www.icsi.berkeley.edu/NTL/papers/scaling.pdf
98. Cowie, A, P, (1998), Phraseology, Theory, Analysis and Applications, Oxford, Oxford University Press.
99. Croft, W, (1993), The role of domains in the interpretation of metaphors and metonymies, Cognitive Linguistics 4 , 35-70.
100. Cruse, D, (1986), Lexical Semantics, Cambridge, Cambridge University Press.
101. Diaz, V, S, (2001), The role of metaphor in conceptual dependency, Retrieved 2 11, 2007, from http://www.uji.es/bin/publ/edicions/jfi6/metaphor.pdf
102. Dirven, R, (2003), Metonymy and Metaphor, Different mental strategies of conceptualization, In R, Dirven, & R, Poring, Metaphor and metonymy in comparison and contrast (pp. 75-110), Berlin, Mouton de Gruyter.
103. Dirven, R., & Verspoor, M, (2004), Cognitive explorations of language and linguistics, Amsterdam, John Benjamins.
104. Enyon, T, (2008), Cognitive Linguitics, Retrieved 5 14, 2008, from Advances in Psychyatric Treatments, http://apt.rcpsych.org/cgi/reprint/8/6/399.pdf?ck=nck
105. Evans, V, (n.d.), General Readings in Cognitive Linguistics, Retrieved 6 12, 2006, from http://www.vyvevans.net/CLannotatedREADINGlist.pdf
106. Evans, V., & Green, M, (2006), Cognitive Linguistics, An Introduction, Edinburgh, Edinburgh University Press.
107. Fauconnier, G, (2004), Cognitive Linguistics, Retrieved 5 17, 2006, from Encyclopedia of Cognitive Science, www.cogsci.ucsd.edu/~faucon/BEIJING/cogling.pdf
108. Fernando, C, (1997), Idioms and Idiomacity, Hong Kong, Oxford University Press. 199
109. Fillmore, C, J, (1975), An alternative to checklist theories of meaning, Papers from the First Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society, (pp. 123-132).
110. Fillmore, C, J, (1982), Frame Semantics, In Linguistics in the morning calm (pp. 111-137), Seoul, South Korea, Hanshin Publishing Co.
111. Fillmore, C, J, (1988), The mechanisms of “Construction grammar”, Proceedings of the 14th Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society (pp. 35-55), CA, Berkeley Linguistics Society.
112. Fillmore, C, J., & Atkins, B, (1992), Towards a Frame-based Lexicon, the Semantics of RISK and its Neighbors, In A, Lehrer and E, F, Kittay (eds.), Frames, Fields and Contrasts (pp. 75-102), Hillsdale, NJ, Lawrence Erlbaum Associates.
113. Fleischman, S, (1990), Tense and narrativity, London, Routledge.
114. Frank, M, (1972), Modern English, a practical reference guide, New Jork, Prentice Hall.
115. Gibbs, R, W, (1997), “Idioms and mental imagery, the metaphorical motivation for idiomatic meaning”, Cognition, vol 36, .
116. Glucksberg, S, (2001), Understanding Figurative Language, New York, Oxford University Press.
117. Henderson, W, (1986), Metaphor in economics, In M, Coulthard (ed.), Talking about Text (pp. 109-127), Birmingham, University of Birmingham.
118. Hinkel, E., & Fotos, S, (2002), New Perspectives on Grammar Teaching in Second Language Classrooms, New Jork, Lawrence Erlbaum Associates.
119. Howarth, P, (1998), Phraseology and second language proficiency, Applied Linguistics, vol. 19 , 22-44.
120. Jakobson, R., & Halle, M, (1971), Fundamentals of Language, Paris, Mouton.
121. Janyan, A., & Andonova, E, (2000, 1 6), The role of mental images in understanding unknown idioms, Retrieved 8 22, 2007, from Cognitive Science, http://www.ircs.upenn.edu/cogsci2000/PRCDNGS/SPRCDNGS/posters/janya nd.pdf. 200
-----------------------
KEYWORD: download luan an tien si, ngu van , chuyen nganh, ngon ngu hoc, so sanh, doi chieu ,thanh ngu tieng anh, va thanh ngu tieng viet, co yeu to, chi bo phan, co the, nguoi duoi goc nhin, cua ngon ngu, hoc tri nhan,nguyen ngoc vu
linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Nhận xét
Đăng nhận xét