Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si lich su,chuyen nganh, lich su viet nam, can dai, va hien dai,quan va dan mien nam, dau tranh, phong chong vu khi, hoa hoc cua my, trong nhung nam, 1961, 1972, nguyen duc hoa

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ 

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
MÃ SỐ: 62.22.50.05 

QUÂN VÀ DÂN MIỀN NAM ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC CỦA MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1961-1972 




DẪN LUẬN

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) Là một trong những cuộc chiến tranh kéo dài và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã sử dụng mọi tiềm lực hùng hậu của nước Mỹ với nhiều loại phương tiện chiến tranh tàn bạo và vũ khí hiện đại nhất, trong đó có vũ khí hóa học. Mỹ đã sử dụng rất nhiều loại vũ khí hóa học, trong số đó có khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học (đa số là chất độc da cam chứa chất dioxin cực kì độc hại) Làm nhiễm độc hàng triệu người dân Việt Nam và binh sĩ hai bên, phá hủy nghiêm trọng môi trường sinh thái Việt Nam. Cuộc đấu tranh của quân và dân miền Nam chống lại các phương tiện chiến tranh và các loại vũ khí hóa học của Mỹ diễn ra rất ác liệt, kéo dài suốt từ 1961 đến 1972, không chỉ ở chiến trường mà còn diễn ra trên mặt trận ngoại giao, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Làm rõ thực trạng và những ảnh hưởng của vũ khí hóa học Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam, phản ánh chân thực cuộc đấu tranh thắng lợi của quân và dân miền Nam chống vũ khí hóa học, không chỉ là vấn đề khoa học rất đáng quan tâm, mà còn là vấn đề xã hội có ý nghĩa chính trị và thời sự cấp bách ở nước ta hiện nay. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã qua đi hơn ba mươi năm, nhưng hậu quả các chất độc hóa học của Mỹ đối với môi trường sinh thái và sức khỏe con người vẫn hết sức nghiêm trọng. Cho đến nay, Hoa Kỳ và Việt Nam bước đầu đã có những hợp tác để khắc phục hậu quả ch? T d? C hĩa h? C M? Gây ra đối với đất nước và con người Việt Nam. Khắc phục hậu quả chiến tranh, đấu tranh vì công lý cho các nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam vừa là những vấn 2 đề khoa học, vừa là vấn đề thực tiễn đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, của dư luận trong và ngoài nước.

Cho tới nay đã có một số bài báo, bài nghiên cứu, một số cuốn sách viết về vấn đề phòng chống vũ khí hóa học của quân và dân mi? N Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phần lớn những bài viết trên thiên về miêu tả, tường thuật, hoặc phản ánh vấn đề nêu trên ở mức độ và phạm vi trận đánh, khu vực nhỏ hẹp. Chưa có công trình nào về phương diện sử học nghiên cứu cuộc chiến đấu phòng chống vũ khí hóa học một cách có hệ thống, chuyên sâu, trên phạm vi toàn miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ. Dù đây là đề tài rộng, phức tạp, nhưng nó mang tính thời sự, phục vụ tốt cho các nhiệm vụ chính trị, pháp lý, khoa học.. . Đang đặt ra trước lí luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn Quân và dân miền Nam đấu tranh phòng chống vũ khí hóa học của Mỹ trong những năm 1961-1972 làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

Luận án có mục đích làm sáng tỏ thêm sự chỉ đạo tài tình của Đảng trong đấu tranh cách mạng, góp phần vào chiến thắng vũ khí hóa học Mỹ. Mục đích chủ yếu của luận án là nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống và toàn diện cuộc đấu tranh phòng chống vũ khí hóa học của quân và dân miền Nam diễn ra trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao trong giai đoạn 1961-1972.

Luận án khẳng định ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm và đóng góp của cuộc đấu tranh phòng chống vũ khí hóa học vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ NGUỒN TƯ LIỆU

Đã có một số tác giả trong và ngoài nước đề cập tới cuộc đấu tranh của quân và dân ta chống lại các loại vũ khí hóa học của Mỹ và các vấn đề có liên 3 quan đến cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Ở trong nước, trước hết phải kể đến các công trình nói về âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong các giai đoạn thực hiện những chiến lược chiến tranh để hiểu thêm về bối cảnh chung diễn ra hoạt động sử dụng vũ khí hóa học như: “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975” của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, 1997; “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975: Thắng lợi và bài học”  của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị; “Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ và quân đội Sài Gòn trên chiến trường B2”  của Phòng Tổng kết địch Ban tổng kết chiến tranh B2 v.v…

Nhiều tài liệu của Mỹ và của chính quyền Sài Gòn trong các giai đoạn chiến tranh xâm lược Việt Nam cho thấy những ý đồ chiến lược của địch, cùng các chiến dịch sử dụng vũ khí hóa học như “Hệ thống tổ chức của Mỹ và ViệtNam cộng hòa trong chiến tranh (1965-1975)”; Các Phông tài liệu Đệ Nhất cộng hòa của Phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.

Các tài liệu của Quốc hội Mỹ như “Congressional Record”, các báo cáo của Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ, Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn v.v…

Có khá nhiều công trìnhtài liệu, thư từ trao đổi của những người trong chính giới Mỹ, các tướng lĩnh, các nhà khoa học Mỹ như Kennedy, R. W. Kasternmeier, R. Hilsman, Mac Namara, Michael Maclear, Westmoreland, Gabriel Kolko, Sheehan Neil, James S. Olson viết về nội tình nước Mỹ, các quan điểm, cách đánh giá của người Mỹ, của chính quyền Sài Gòn về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong những tài liệu trên, ở một mức độ nhất định các tác giả đã đề cập đến âm mưu, thủ đoạn và những hoạt động sử dụng vũ khí hóa học của Mỹ.

Đề cập đến những thực trạng sử dụng vũ khí hóa học của Mỹ, tác động và hậu quả của chất độc hóa học đối với môi trường và sức khỏe con người ởViệt Nam, có thể nêu các công trình sau: “Chất độc da cam/ dioxin và hệ quả”  của Nguyễn Văn Tuấn, Nxb Trẻ, 2004, “Chất độc da cam tại Việt Nam: Tội ác hôm qua thảm kịch hôm nay”  của Hội hữu nghị Pháp –Việt và Hội nạn nhân chất độc da cam Tp. Hồ Chí Minh, 2005; Các chuyên khảo về y học của Lê Cao Đài “Dioxin và chất da cam”  (2001), “Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam”  (1999), v.v.. .

Các kỷ yếu “Chất diệt cỏ trong chiến tranh: Tác hại lâu dài đối với con người và thiên nhiên”  của các Hội thảo quốc tế lần thứ I (1983), Hội thảo quốc tế lần thứ II (1993); Kỷ yếu công trình gồm 3 tập của Ủy ban Quốc gia điều tra tội ác chiến tranh (UB10-80): “Hậu quả các chất hóa học đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam 1961-1971”, Hà Nội, 2000; Kỷ yếu Hội nghị khoa học Việt-Mỹ: “Ảnh hưởng của chất da cam/dioxin lên sức khỏe con người và môi trường”, Hà Nội, 2002; “Chất độc da cam: Thảm kịch và di họa”, NxbVăn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2004 v.v.. . Hầu hết những công trình nghiên cứu và các bài viết về đề tài chất độc hóa học ở Việt Nam cho đến nay chủ yếu liên quan tới lĩnh vực chuyên ngành y học, môi trường hoặc sinh học.

Trên các tờ báo như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng, có một số bài báo đề cập tới cuộc chiến đấu phòng chống hóa học của quân và dân ta trong chiến tranh, những di hại của chất độc da cam, vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/ dioxin Việt Nam, hợp tác Việt-Mỹ giải quyết hậu quả chiến tranh v.v… cùng những vấn đề liên quan đang thu hút sự quan tâm của công luận Việt Nam và thế giới.

Đã có một số công trình nghiên cứu, những tài liệu đề cập về phương diện kỹ thuật tới công tác phòng chống vũ khí hóa học trong chiến tranh như “Chống chất độc hóa học của Mỹ ở miền Nam”  của Mạnh Tuấn, Bảo Tân, Hà Nội,

1964; “Vũ khí hóa học và việc phòng chống”  của Phòng Khoa học quân sự, NxbQuân đội nhân dân, 1981; “Một số vấn đề về chiến tranh sinh học-hóa học”, Viện Pasteur, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2001. Từ 1993 đến nay trên tạp chí Lịch sử Quân sự, trên các chuyên mục của bộ đội hóa học có đăng tải một số bài báo của các tác giả như Thế Nam, Nguyễn Thành Hữu, Phan Hữu Kính, Hoàng Quốc Sử, v.v.. . Phản ánh thực trạng sử dụng vũ khí hóa học của Mỹ ở miền Nam, cũng như những hậu quả về con người, môi trường v.v.. . Những tài liệu trên chủ yếu là những bài tổng kết, tài liệu tuyên truyền cho bộ đội và nhân dân những cách thức phòng chống hóa học, hoặc đề cập tới một số vấn đề chuyên biệt, hoặc là điểm qua rất sơ lược các phương tiện kỹ thuật và thiết bị phòng chống hóa học.

Hầu như có rất ít công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến cuộc đấu tranh của quân và dân ta ở miền Nam Việt Nam chống lại vũ khí hóa học của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, có thể điểm qua một số cuốn sách như “Bảo đảm hóa học trong một số trận đánh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965-1975”, Tập I và II, Nxb Quân đội nhân dân, 1993; “Lịch sử bộ đội hóa học”, Tập 1 (1958-1975), Nxb Quân đội nhân dân, 1998. Những công trình trên của bộ đội hóa học tập trung nói về truyền thống binh chủng, liệt kê một số kinh nghiệm chiến đấu, một số trận đánh. Hầu hết các cuốn sách thiên về mô tả, ghi lại những vấn đề thuộc về phương diện kỹ thuật quân sự của binh chủng, hoạt động phòng hóa của binh chủng.
-------------------------------------------------------
MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tư liệu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Những đóng góp mới của luận án
6. Kết cấu của luận án
CHƯƠNG 1: CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM (1954-1975) VÀ QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SỬ DỤNG VŨ KHÍ HÓA HỌC CỦA MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
1.1. ÂM MƯU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA MỸ TRONG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM
1.1.1. Bối cảnh thế giới và âm mưu xâm lược Việt Nam của Mỹ
1.1.2. Chủ trương và biện pháp thực hiện các chiến lược chiến tranh của Mỹ
1.2. VŨ KHÍ HOÁ HỌC VÀ QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SỬ DỤNG VŨ KHÍ HÓA HỌC CỦA MỸ TRONG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM
1.2.1. Vài nét về vũ khí hoá học
1.2.2. Mục đích sử dụng vũ khí hóa học của Mỹ trong chiến tranh xâm lược
Việt Nam
1.2.3. Quá trình chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học của Mỹ ở miền Nam ViệtNam
CHƯƠNG 2: QUÂN VÀ DÂN MIỀN NAM ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC CỦA MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 1961-1965
2.1. TÌNH HÌNH MIỀN NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1961-1965
2.1.1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
2.1.2. Tình hình cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1961-1965
2.1.3. Tình hình sử dụng vũ khí hoá học của Mỹ ở miền Nam trong giaiđoạn 1961-1965
2.2. QUÂN VÀ DÂN MIỀN NAM TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC TRONG GIAI ĐOẠN 1961-1965
2.2.1. Miền Nam tiếp nhận lực lượng cán bộ phòng hoá chi viện từhậu phương miền Bắc
2.2.2 Quân và dân miền Nam xây dựng lực lượng phòng chống vũ khíhoá học của Mỹ
2.3. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC CỦA QUÂN VÀ DÂN MIỀN NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1961-1965
2.3.1. Cuộc đấu tranh phòng chống vũ khí hoá học của quân và dân Khu 5-Tây Nguyên trong giai đoạn 1961-1965
2.3.1.1. Chiến trường Khu 5 -Tây Nguyên trong giai đoạn 1961-1965
2.3.1.2. Quân và dân Khu 5 – Tây Nguyên phòng chống vũ khí hoá họccủa Mỹ trong giai đoạn 1961-1965
2.3.2. Cuộc đấu tranh phòng chống vũ khí hoá học của quân và dân B2 trong giai đoạn 1961-1965
2.3.2.1. Chiến trường B2 trong giai đoạn 1961-1965
2.3.2.2. Quân và dân B2 phòng chống vũ khí hoá học của Mỹtrong giai đoạn 1961-1965
2.4. CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO CHỐNG MỸ SỬ DỤNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC TRONG GIAI ĐOẠN 1961-1965
2.4.1. Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của nhân dân Việt Namchống Mỹ sử dụng vũ khí hoá học ở miền Nam Việt Nam
2.4.2. Nhân dân thế giới phản đối tội ác sử dụng vũ khí hoá học của Mỹ và ủng hộ cuộc đấu tranh của Việt Nam
CHƯƠNG 3: QUÂN VÀ DÂN MIỀN NAM ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC CỦA MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 1965-1972
3.1. TÌNH HÌNH MIỀN NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1965-1972
3.1.1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”  và “Việt Nam hóa chiến tranh”  của Mỹ ở miền Nam Việt Nam
3.1.2. Tình hình cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1965-1972
3.1.3. Tình hình sử dụng vũ khí hoá học của Mỹ ở miền Nam trong giai đoạn1965-1972
3.2. CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC CỦA QUÂN VÀ DÂN MIỀN NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1965-1972
3.2.1. Cuộc đấu tranh phòng chống vũ khí hoá học của quân và dân Trị -Thiên trong giai đoạn 1965-1972
3.2.1.1. Chiến trường Trị -Thiên trong giai đoạn 1965-1972
3.2.1.2. Quân và dân Trị Thiên phòng chống vũ khí hoá học của Mỹtrong giai đoạn 1965-1972
3.2.2. Cuộc đấu tranh phòng chống vũ khí hoá học của quân và dân Khu 5 – Tây Nguyên trong giai đoạn 1965-1972
3.2.2.1. Chiến trường Khu 5 – Tây Nguyên trong giai đoạn 1965-1972
3.2.2.2. Quân và dân Khu 5 – Tây Nguyên phòng chống vũ khí hoáhọc của Mỹ trong giai đoạn 1965-1972
3.2.3. Cuộc đấu tranh phòng chống vũ khí hoá học của quân và dân B2trong giai đoạn 1965-1972
3.2.3.1. Chiến trường B2 trong trong giai đoạn 1965-1972
3.2.3.2. Quân và dân B2 phòng chống vũ khí hoá học của Mỹ tronggiai đoạn 1965-1972
3.3. CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO CHỐNG TỘI ÁC SỬ DỤNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC CỦA MỸ TRONG GIAI ĐOẠN1965-1972
3.3.1. Những hoạt động ngoại giao của nhân dân Việt Nam tố cáo Mỹsử dụng vũ khí hoá học ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn1965-1972
3.3.2. Nhân dân thế giới phản đối tội ác sử dụng vũ khí hoá học của Mỹvà ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn 1965-1972
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
------------------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

TIẾNG VIỆT
1. Giô Dép A. Am Tơ (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Người dịch Nguyễn Tấn Cưu, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung Ương Đảng (1965), Nghị Quyết về tình hình và nhiệm vụ trước mắt Hội nghị lần thứ 11 cuả Trung Ương đặc biệt ngày 25, 26,
27/3/1965, Tài liệu mật cuả Ban chấp hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam, Thư viện Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, số ký hiệu TL TW 816.
3. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai (1996), Đồng Nai 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975, Đồng Nai.
4. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước-Thắng lợi và bài học, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 thắng lợi và bài học, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ban tư tưởng văn hoá Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn (2005), Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh 60 năm tiếp bước con đường Cách mạng Tháng Tám 1945-2005, Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Đình Bin (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Binh chủng Hóa học (1985), Tổng kết xây dựng chiến đấu cuả binh chủng hóa học (1958-1975), Binh chủng Hóa học, Hà Nội.  201
9. Binh chủng Hóa học (1993), Bảo đảm hóa học trong một số trận đánh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965-1975, Tập I, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
10. Binh chủng Hóa học (1993), Bảo đảm hóa học trong một số trận đánh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965-1975, Tập II, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
11. Robert E. Black (2006), “Hình thức phân bố chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam 1961-1971”, Chất diệt cỏ trong chiến tranh: Tác hại lâu dài đối với con người và thiên nhiên, Hội thảo Quốc tế lần thứ II, 1993, Hà Nội, tr.83-88.
12. Bộ Chỉ huy Miền (1972), Đẩy mạnh sản xuất lương thực và tăng gia cải thiện năm 1972, Tài liệu mật cuả Bộ Chỉ Huy Miền, BCHM 1971 3T, Thư viện Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, số ký hiệu TL TWC 2012.
13. Bộ Tài nguyên và môi trường, Văn phòng Ban chỉ đạo 33 (2007), Hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, Hà Nội.
14. Bộ Ngoại giao (2004), Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Pari về Việt Nam, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Bộ Quốc phòng (1966), Nghị quyết Mặt trận B5 tháng 6-1966, Lưu trữ Kho 4, Bộ Quốc phòng.
16. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1988), Hướng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở Trị-Thiên-Huế, Hà Nội.
17. Bộ Quốc phòng, Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga (1997), Báo cáo tổng quát về kết quả nghiên cứu chất độc sinh thái chứa dioxin ở Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga (1988-1997), Hội nghị khoa học báo cáo kết quả nghiên cứu về hậu quả chiến tranh hoá học của Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, Hà Nội.  202
18. Bộ Quốc phòng, Quân khu 7 (2004), Lịch sử Bộ chỉ huy Miền (1961-1976), Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Phòng Khoa học công nghệ môi trường, Thông tin tư liệu Quân khu 7, số ký hiệu Vn 660415.
19. Bộ Tư lệnh, Hội đồng Khoa học Quân sự Quân khu 7 (1993), Miền Đông Nam Bộ kháng chiến (1945-1975), Tập II, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
20. Bộ tư lệnh Hoá học, Phòng Khoa học Quân sự (1968), Chất độc, chất cháy và kỹ thuật trinh sát chất độc, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
21. Bộ tư lệnh Hoá học, Cục Kỹ thuật (1999), Bảo đảm kỹ thuật cho tiêu tẩy tại các chiến trường, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
22. Bộ tư lệnh Hoá học (1999), Chất độc dioxin ở Việt Nam và ở trên thế giới, Thông tin chuyên đề, Tập I, 1999, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
23. Bộ tư lệnh Hoá học (1988), Lịch sử Bộ đội Hoá học, Tập I (1958-1975), Sơ thảo, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
24. Bộ tư lệnh Hoá học (2003), Lịch sử Bộ đội Hoá học, Tập I (1958-1975), Lưu hành nội bộ, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
25. Bộ tư lệnh Quân khu 5, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1980), Biên tập Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Đình Thảo, Đoàn Như Kiểm, Lực lượng vũ trang Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
26. Bộ tư lệnh Quân khu 5 (1981), Quân Khu 5 thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tập I, Lưu hành nội bộ, Quân đội nhân dân, Hà Nội.
27. Bộ tư lệnh Quân khu 5 (1989), Khu 5, 30 năm chiến tranh giải phóng, Quân đội nhân dân, Hà Nội.  203
28. Bộ tư lệnh Quân khu 5, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1996), Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở Khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Quân Đội nhân dân, Hà Nội.
29. Bộ tư lệnh Quân khu 7, Tỉnh uỷ Sông Bé, Tỉnh uỷ Đồng Nai (1987), Lịch sử chiến khu Đ, Đồng Nai-Sông Bé.
30. Bộ tư lệnh Quân khu 9 (1996), Quân Khu 9 30 năm kháng chiến (1945-1975), Quân đội nhân dân, Hà Nội, Phòng Khoa học công nghệ môi trường, Thông tin tư liệu Quân khu 7, số ký hiệu Vn 1931.

TIẾNG ANH  
255. A technology Assessment of the Vietnam Defoliant Matter-Prepared by The Science Policy Research Division Legislative Reference Service Library of Congress, August 8 1969, Washington, pp70-75.
256. “A short History of chemical Warfare During World War I”, http://www..mitretek.org/AShortHistoryOfChemicalWarfareDuringWorldWarI.htm  229
257. AMEMBASSY Saigon (1968), Report of the Herbicide Policy Review Committee, May 28, 1968, p.I.
258. H.Lindsey Arison III (1999), “Executive Summary the Herbicidal Warfare Program in Viet Nam, 1961-1971”, http://members.cox.net/linarison/orange.html
259. Bertazzi PA, Consonni D, Bachetti S et al (2001), “Health effects of dioxin exposure: A 20-year mortality study”, Am J Epidemiol, 153, pp.1030-1044.
260. Brouillard K.D. (1970), Fishery development survey South Vietnam, US Agency for international development, SaiGon, p.21.
261. William A.Buckingham (1982), Operation Ranch Hand : the Air Force and Herbicides in SouthEast Asia 1961-1971, Washington : US Air Office of Air Force History, pp.121-125, Availlable at http://cpug.org/user/brillb/ranchhand/ranchhand.html
262. Carrier J.M (1974), Effects of Herbicides in South Vietnam ; Estimating the Highlander population Effected by Herbicides, National Academy of Sciences Washington, pp.11-15.
263. Paul Frederick Cecil (1986), Herbicidal Warfare-The Ranch Hand Project in Vietnam, New York, pp.2-23.
264. “Chemical and Biological Warfare US-Policies and International Effects”, Congressional Hearings, 12/1969.
265. CINPAC (1969), Message CINPAC to COMUSMACV, 130830Z, Sep, 1969.
266. Connor S, Thomas A. (1984), “How Britain sprayed Malaya with dioxin”, New Scientist, London, 101 (1393), pp.6-7.
267. Columbia University (1989), The Consise Columbia Encyclopedia : The Chemical warfare, Second Edition, Columbia University Press New York 1989, p.156.  230
268. Craig D.A. (1975), Use of Herbicides in South Vietnam http://www.brooks.af.mil/AFRL/HED/hedb/afhs/afhs.html.
269. Katrin Dauenhauer (2003), “Vietnam : Agent Orange still killing after Three Decades”, http://www.corpwatch.org/news/PND.jsp?articleid=7469
270. Deparment of State (1962), Deparment of State to American Embassy in Saigon, Joint State-Defence NSAM 115: Defoliant Operations in Vietnam, number 561, November 30, 1962.
271. Deparment of State (1962), Deparment of State to American Embassy in Saigon, Joint State-Defense Message No 561, Nov, 30, 1962.
272. Dow Chemical (2004), “Background on Agent Orange”, http://www.dow.environment/debate/d10b.html
273. Robert Dreyfuss (2005), “Apocalypse Still”, http://usvestdsp.agentorange.htm
274. John Duffet (1968), “Against the Crimes of Silence” Proceedings of the Russell International Tribunal, O’Hara, 1968, p.407, 479.
275. Freeman Dyson (2003), Interview, January 8, 2003 www.nautilus.org/VietnamFOIA/Report/Jasons.html.
276. Encyclopedia Britanica (1959), Chemical warfare, Encyclopedia Britanica, London 1959, pp. 353-358.
277. Alexander Fokin (1984), The truth about chemical war, Novosti Press Agency Publishing House, Moscow.
278. “5000 Scientists Ask Ban on gas in Vietnam” (1967), Washington Post,  15/2/1967, page A-1.
279. Fair S.D. (1963), “ No place to hide : How defoliants expose the Vietcong”, Army 14 (2), pp.54-55.
280. Gardner A.L, Iverson R.E (1968), “Effect of aerially applied malathion on an urban population”, Archives of Environmental Health, Chicago, 16, pp.823, 826.  231
281. Michael Gough (1991), “Agent Orange exposure and policy”, American Journal of Public Health, 81, pp. 289-290.
282. Larry Green (1978), “41 Veterans in Midwest Reportedly Show indications of Viet Herbicides Poisoning”, Los Angeles Times 22/3/1978, p.16.
283. Seymoir Hersh (1968), “Our Chemical War”, New York Review of Books, April, 22, 1968, pp.10-30.
284. Roger Hilsman (1962), Letter Roger Hilsman to W.Averell Harriman: Crop Destruction in South Vietnam, Aug. 24, 1962.
285. Roger Hilsman (1967), To move a Nation : The Politics of Foreingn Policy in the Administration of John F. Kennedy, Doubleday, N.Y, pp.427-429.
286. Apichart Honsakul (1999), “Ex-employee backs A.O link, The Nation, 5, April 4 1999, focus p.c5.
287. Shim Jae Hoon (1996), “Deadly dioxin South Korea’s A.O Victims want justice”, Far Eastern Economic Review, Vol 159 (19), May 9,1996, p.30.
288. Kernan H.S. (1964), “ Forests of Vietnam, American Forests, 70 (6), p.31,53-55, 57.
289. JCS (1970), Message JCS to CINPAC : Restriction on Use of Herbicide Orange, 152135Z, April, 1970.
290. JCSM (1967), Review of Crop Destruction Operation in South Vietnam, JCSM-719-67, Dec, 29, 1967.

TIẾNG PHÁP  
344. AFP (1998), “Avec l’agent orange, des enfants meurent encore de la Guerre du Viet Nam”, http://person.wanadoo.fr/patrick.guenin/cantho/infovn/orange.htm
345. Briantais J. M. (1970), “Action des défoliants et herbicides sur les plantes, leur utilisation au Vietnam” dans Les massacras la guerre chimique en Asia du Sud-Est, Cahiers Libres 179-180, Francois Maspero, p.56.
346. Rachel Carson (1963), “Le Printemps Silenceux”, Plon, Paris, pp.23-27.
347. Comite Sud-Vietnamien pour la denonciation des crimes de guerre de imperialistes Americains au Sud-Vietnam (1969), Annexe à la covention IV  237 signée à La Haye le Octobre 1907;Protocole concernant la prohibition d’emploi à la guerre de gaz asphyxiants, toxiques, ou similaires et de moyens bactériologiques (signé à Genève le 17/6/1925) et Extrait des Resolution 2603-A et B 16 Décembre 1969, vol 186b.
348. Pierre Darcourt (1966), “Le Temps des Massacres”, L’Express, 14-20/III/1966.
349. Direr F. et al (1970), Livre noir des crimes Américans au Vietnam, Libraire Arthème Fayard, Paris, p.43.
350. Dow Chemical (1965), “Note interne cofidentielle datant de 1965, la dioxine était exceptionnellement toxique”, http://www.safe2use.com/ca-jpm/02-03-08.htm
351. Richard Hammer (1970), Un Matin dans la Guerre, Fayard, Paris 1970, p.102.
352. Hatfield Consultants (2004), “Liste de document sur l’Agent Orange et la dioxin, notamment les rapports de recherches effectuées par Hatfield Consultants au Vietnam”, http://www.hatfieldgroup.com/index.php?siteg=hg_004RESOURCES&subpa ge=hg004_viet_nam_highlights
353. Michel Sakka (1967), Viet Nam – La guerre chimique et biologique, Editions Sociales, Paris.
354. Ton That Tung, Trinh Kim Anh, Bach Quoc Tuyen, Dao Xuan Tra, Nguyen Van Huyen (1970), Les effects cliniques de 11 (1:) Utilisation massive et continue de défoliants sur la population civile (Etude preliminaire), Reun. Int. de scientifiques sur la guerre chimique au Viet Nam, E.Lederer, 91400 Orsay, 12 Décembre 1970, pp. 53-83.  238
355. Ton That Tung, Tran Thi An, Nguyên Dang Tan, Pham Hong Phiet, Nguyen Nhu Bang, Ton That Bach, Hoang Van Son, Do Kim Son (1973), “Le cancer primaire du foie au Vietnam”, Chirurgie, (99), pp. 427-436.
356. Zumwalt E.R. (2002), “Rapport au Ministre Américain des Ancient Combattants sur les liens entre maladies et exposition à l’Agent Orange”, http://www.gulfwarvets.com/ao.html  
..........................................
keyword: download luan an tien si lich su,chuyen nganh, lich su viet nam, can dai, va hien dai,quan va dan mien nam, dau tranh, phong chong vu khi, hoa hoc cua my, trong nhung nam, 1961, 1972, nguyen duc hoa 

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ 


QUÂN VÀ DÂN MIỀN NAM ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC CỦA MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1961-1972 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...