Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, dia chat, chuyen nganh, thach hoc, khoang vat hoc,tram tich hoc, mo hinh, tang chua, cat ket miocen, ha be cuu long, nguon goc, qui luat, phan bo, va kha nang, tich tu, dau khi, pham vu chuong

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

Chuyên ngành: Thạch học-Khoáng vật học-Trầm tích học
Mã số: 1.06.03

MÔ HÌNH TẦNG CHỨA CÁT KẾT MIOCEN HẠ BỂ CỬU LONG, NGUỒN GỐC, QUI LUẬT PHÂN BỐ VÀ KHẢ NĂNG TÍCH TỤ DẦU KHÍ 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN,  2. TS. NGUYỄN QUỐC QUÂN 




MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của luận án:

Dầu khí ở thềm lục địa Việt nam được khai thác trong ba đối tượng chính: Móng phong hóa nứt nẻ trước Đệ Tam, trầm tích cát kết Oligocen và Miocen. Đối tượng trầm tích cát kết Miocen hạ là đối tượng chứa dầu đầu tiên được phát hiện khi khoan và thử vỉa giếng BH-1 vào năm 1975, nhưng chỉ đến khi việc khai thác những tầng dưới sâu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sau khi công ty dầu khí Việt Nhật và liên doanh điều hành chung Cửu Long phát hiện dầu thương mại trong tầng này thì tầng chứa này mới được tập trung nghiên cứu tỉ mỉ. Việc phát hiện ra dòng dầu thương mại trong tầng này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới, một triển vọng mới cho ngành công nghiệp dầu khí nước nhà.

Trải qua hơn 30 năm, các công ty dầu khí đã khoan hơn 80 giếng thăm dò và thẩm lượng, với xác suất thành công khoảng 52%. Nếu chỉ tính riêng giếng thăm dò, xác suất thành công chỉ khoảng 30%, một con số không hề cao trong một diện tích chỉ tập trung phần lớn ở trung tâm của bể Cửu Long. Thực tế trên đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng thật sự của tầng chứa này, nhằm nâng cao hiệu quả trong thăm dò và cả trong khai thác.

Cùng với quá trình khoan thăm dò và thẩm lượng, công tác nghiên cứu địa chất, địa vật lý được triển khai ngày càng mạnh mẽ, các vấn đề cơ bản về cấu trúc, kiến tạo và hệ thống dầu khí cũng dần dần được sảng tỏ. Tuy nhiên những nghiên cứu về đặc điểm, nguồn gốc, qui luật phân bố chưa được thực hiện một cách chi tiết và khoa học cho toàn bể nhằm giúp cho việc phát hiện, quản lý mỏ hoàn thiện hơn. Tuy các thông số tầng chứa có thể được xác định bằng tài liệu địa chấn, địa 2 vật lý giếng khoan, nhưng nguồn gốc, bản chất và chất lượng đá chứa được quyết định bởi những đặc trưng thạch học trầm tích của nó.

Vì vậy việc sử dụng tổng hợp các phương pháp thạch học trầm tích, địa chấn, địa vật lý giếng khoan nhằm nghiên cứu chi tiết, định lượng về đặc điểm tầng chứa, từ đó xây dựng mô hình để xác định qui luật phân bố và đánh giá khả năng tích tụ dầu khí của tầng Miocen vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn cao, do đó tôi đã chọn đề tài“Mô hình tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu Long, nguồn gốc, qui luật phân bố và khả năng tích tụ dầu khí”.

Mục tiêu, nhiệm vụ của luận án:

Mục tiêu: Làm sáng tỏ đặc điểm, nguồn gốc, qui luật phân bố và khả năng tích tụ dầu khí của tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu Long.

Nhiệm vụ:

- Xác định nguồn gốc, đặc điểm tầng chứa Miocen hạ bể Cửu Long: Đặc điểm thạch học trầm tích như độ hạt, độ chọn lọc, độ mài tròn, thành phần đá, ximăng, matrix… và đặc điểm chứa như độ rỗng, độ bão hòa và tỷ số chiều dày hiệu dụng/chiều dày tổng thông qua phân tích tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan.

- Nghiên cứu qui luật phân bố các tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu Long bằng mô hình 2D thông qua xây dựng mặt cắt, bản đồ cho cả bể.

- Đánh giá khả năng tích tụ dầu khí của tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu Long sử dụng phương pháp thể tích kết hợp với phép tương tự.

Những luận điểm bảo vệ:

- Tầng Miocen hạ bể Cửu Long được chia thành 2 tầng BI. 2 và BI. 1. Cả 2 tầng đều có nguồn gốc từ đá granitoit, thành phần chủ yếu thuộc loại Arkos và Fenspat Grauvac, độ chọn lọc từ kém đến trung bình, hình dạng hạt từ bán góc cạnh đến bán tròn cạnh. Tuy nhiên chúng có sự khác biệt về nguồn cung cấp vật liệu, khoảng cách vận chuyển và môi trường lắng đọng trầm tích dẫn đến sự khác biệt về độ hạt, tổng hàm lượng ximăng và matrix, độ rỗng, độ bão hòa nước và tỷ số chiều dày hiệu dụng/chiều dày tổng.

- Các đặc tính chứa tốt tập trung ở khu vực phía Bắc trong tầng BI. 2, ngược lại các đặc tính chứa tốt lại tập trung ở khu vực phía Nam trong tầng BI. 1. Ranh giới của sự khác biệt nằm ở phía Tây lô 15-1, xuống trung tâm lô 15-2, qua phía Bắc lô 09-1 và 09-2.

- Tổng trữ lượng tiềm năng cho các cấu tạo đã được phát hiện và các cấu tạo đã được vẽ bản đồ, dự báo sẽ được phát hiện của tầng BI. 1 là 1,4 tỉ thùng, tầng BI. 2 là 2,4 tỉ thùng và tổng cộng cho cả 2 tầng là 3,8 tỉ thùng.

Những điểm mới của luận án:

- Về mặt phương pháp: Đây là công trình đầu tiên sử dụng các tổng hợp các phương pháp thạch học trầm tích, địa chấn, địa vật lý giếng khoan, xây dựng mô hình và tính toán trữ lượng nhằm nghiên cứu đặc điểm tầng chứa theo quan điểm định lượng, làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá tiềm năng dầu khí và tính toán trữ lượng.

- Về mặt kết quả:

• Đã phân tích, tổng hợp và xác định được đặc điểm thạch học trầm tích, đặc điểm chứa của cát kết tầng BI. 1 và BI. 2 trên toàn bộ bể Cửu Long, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đặc điểm chứa trong 2 tầng này.

• Đã xây dựng được mô hình 2D, tìm ra qui luật phân bố và đánh giá khả năng tích tụ dầu khí của cát kết tầng BI. 1 và BI. 2 bể Cửu Long.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:

- Tổ hợp các phương pháp nghiên cứu của luận án tạo nên một hệ phương pháp luận, phương pháp hệ nghiên cứu mới, giúp hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu đặc trưng đá chứa cho một đối tượng trong điều kiện địa chất phức tạp của bể Cửu Long, bổ sung vào kho tàng kiến thức chung của các phương pháp nghiên cứu địa chất biển cũng như phương pháp tìm kiếm dầu khí, đồng thời có thể đưa vào giảng dạy tại các trường đại học.

- Luận án góp phần làm sáng tỏ đặc điểm, nguồn gốc, điều kiện thành tạo của đá chứa cát kết tầng BI. 1 và BI. 2 thuộc Miocen hạ bể Cửu Long theo quan điểm định lượng, làm cơ sở cho các nghiên cứu liên quan đến tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí từ đối tượng chứa cát kết Miocen hạ.

- Việc xây dựng các bản đồ giúp xác định qui luật phân bố, đặc biệt là bản đồ tổng hợp đặc điểm tầng chứa cho phép tính toán nhanh trữ lượng dầu khí tiềm năng đóng vai trò rất quan trọng trong định hướng thăm dò, trong kế hoạch nâng cao hiệu quả thăm dò và khai thác không chỉ cho Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam mà cả nhà đầu tư nước ngoài.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 5 chương, 199 trang với 100 hình và 17 bảng:

Chương 1: Lịch sử và các phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cấu trúc, địa tầng và hệ thống dầu khí bể Cửu Long

Chương 3: Đặc điểm tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu long

Chương 4: Qui luật phân bố tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu long

Chương 5: Khả năng tích tụ dầu khí tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu long
--------------------------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt và thuật ngữ tiếng Anh
Danh mục biểu bảng
Danh mục hình vẽ
Mở đầu
Chương 1: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu
1.1 Lịch sử nghiên cứu tầng Miocen hạ bể Cửu Long
1.2 Cơ sở tài liệu
1.3 Các phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cấu trúc, địa tầng và hệ thống dầu khí bể Cửu Long
2.1 Giới thiệu chung
2.2 Các yếu tố kiến tạo
2.3 Địa tầng
2.4 Hệ thống dầu khí
Chương 3: Đặc điểm tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu Long
3.1 Lô 013.2 Lô 15.
3.3 Lô 15.
3.4 Lô 093.5 Lô 093.6 Lô 093.7 Lô
Chương 4: Mô hình tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu Long
4.1 Bề dày
4.2 Độ hạt
4.3 Matrix và Ximăng
4.4 Độ rỗng
4.5 Độ bão hòa nước
4.6 Tỷ số chiều dày hiệu dụng/ chiều dày tổng
4.7 Môi trường trầm tích
4.8 Bản đồ tổng hợp
Chương 5: Khả năng tích tụ dầu khí tầng chứa cát kết Miocen hạ bể Cửu Long
5.1 Lô 015.2 Lô 15.
5.3 Lô 15.
5.4 Lô 095.5 Lô 095.6 Lô 095.7 Lô
Kết luận và kiến nghị
Danh mục công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo-
-------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tiếng Việt  
1. Đỗ Bạt (2000), “ Địa tầng và quá trình phát triển trầm tích Đệ Tam, thềm lục địa Việt nam”, Hội nghị khoa học kỹ thuật-ngành dầu khí trước thềm thế kỷ 21, Hà Nội.  
2. Nguyễn Quang Bô, Cù Minh Hoàng, Trần Khắc Tân (2000), Đánh giá tiềm năng dầu khí, lưa chọn các đối tượng triễn vọng và xây dựng chương trình tìm kiếm thăm dò tiếp theo cho khu vực mở Lô 01-02, Đề tài cấp ngành, Thành Phố Hồ Chí Minh.  
3. Bộ Công Nghiệp (2005), Qui định phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu khí và lập báo cáo trữ lượng, 38/2005/QĐ-BCN.  
4. La Thị Chích (2001), Thạch học, Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 265-322.  
5. Phạm Vũ Chương, Nguyễn Du Hưng, Nguyễn Anh Đức, Trần Hữu Trường Sơn, Phạm Đức Hạnh (2006), Đánh giá tiềm năng dầu khí, đề xuất phương hướng tìm kiếm thăm dò và phát triễn Lô 16.2, Đề tài cấp ngành.  
6. Phạm Vũ Chương, Cù Minh Hoàng, Mai Văn Dư, Đỗ Anh Tuấn, Hoàng Việt Bách, Trần Mỹ Bình, Nguyễn Hùng Cứ (2007), Đánh giá tiềm năng dầu khí, đề xuất phương hướng tìm kiếm thăm dò và phát triễn Lô 36-40, Đề tài cấp ngành.  
7. Phạm Vũ Chương (2009), “Đặc điểm thạch học trầm tích tầng chứa cát kết Miocene hạ bể Cửu Long” Tạp chí dầu khí (9-2009), tr 14-23. 130 
8. Nguyễn Ngọc Cư và n.n.c (1998), “Các thành tạo đá chứa dầu khí ở Việt Nam”, Hội nghị khoa học Viện Dầu Khí, Hà Nội.  
9. Lê Văn Cự (1988), Lịch sử phát triển địa chất Kainozoi thềm lục địa Đông Nam Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường đại học mỏ địa chất, Hà Nội.  
10. Lê Văn Cự (1988), “Những nhận xét từ nghiên cứu cấu trúc địa chất các bồn trũng Kainozoi thềm lục địa Việt Nam“, Tạp chí dầu khí, (5), tr. 1-18.  
11. Phạm Tuấn Dũng và Phạm Văn Hùng (2001), “Cấu trúc địa chất tầng sản phẩm 23 Miocen dưới, mỏ Bạch Hổ”, Hội nghị khoa học kỹ thuật dầu khí, Hà Nội.  
12. Nguyễn Văn Dũng (2004), Đặc điểm thạch học, biến đổi sau trầm tích và ảnh hưởng của chúng đến độ rỗng-thấm của đá chứa cát kết tuổi Oligocen-Miocen sớm mỏ Sư Tử Đen, Lô 15-1 Bể Cửu Long, Luận văn Thạc Sỹ, Trường đại học khoa học tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh.  
13. Nguyễn Văn Dũng (2000), “Khả năng chứa của cát kết điệp Bạch Hổ bể Cửu Long. Nguyên nhân làm giảm độ thấm trong bơm ép nước”, Hội nghị khoa học kỹ thuật-ngành dầu khí trước thềm thế kỷ 21, Hà Nội.  
14. Nguyễn Văn Đắc (1995), “Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt Nam”, Địa chất khoáng sản dầu khí Việt Nam, (1), tr. 15-25.  
15. Phan Trung Điền (1997), “Một số đối tượng tiềm năng dầu khí trước Kainozoi ngoài khơi Việt Nam”, Hội nghị khoa học ngành dầu khí, Hà Nội.  131
16. Phan Trung Điền, Phạm Văn Tiềm, Ngô Thường San (2000), “Một số biến cố địa chất Mesozoi muộn-Kainozoi và hệ thống dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam”, Hội nghị khoa học kỹ thuật-ngành dầu khí trước thềm thế kỷ 21, Hà Nội.  
17. Trần Lê Đông, Phạm Huy Long (1991), “Cấu trúc địa chất trước Kainozoi thềm lục địa Việt Nam”, Tạp chí dầu khí , (16), tr 2-6.  
18. Nguyễn Hiệp (2007), Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, tr 141-181.  
19. Cù Minh Hoàng (2004), Đặc điểm địa chất thành tạo lục nguyên chứa dầu khí tuổi Miocen bể Nam Côn Sơn, Luận án tiến sĩ, Trường đại học mỏ địa chất, Hà Nội.  
20. Trịnh Ích (2001), Trầm tích luận, Trường đại học mỏ địa chất, Hà Nội.  
21. Phạm Xuân Kim (1988), Đặc điểm thạch học, tướng đá, môi trường thành tạo và qui luật phân bố các tầng chứa Miocen sớm – Oligocen sớm bể Cửu Long, Đề tài cấp ngành.  
22. Nguyễn Tiến Long (2004), Địa tầng phân tập trầm tích Kainozoi phần Bắc bể Cửu Long, Luận án Tiến Sỹ, Trường đại học mỏ địa chất, Hà Nội.  
23. Nguyễn Tiến Long, Sung Jin Chang (2000), “Địa chất khu vực và lịch sử phát triển địa chất bể Cửu Long”, Hội nghị khoa học kỹ thuật-ngành dầu khí trước thềm thế kỷ 21, Hà Nội.  
24. Trần Nghi (2003), Trầm tích học, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, Hà nội. 132
25. Trần Nghi (2005), Phương pháp hiệu chỉnh số liệu phân tích độ hạt trên lát mỏng thạch học dưới kính hiển vi phân cực, Tạp chí dầu khí, (7), tr 17-22, 29.  
26. Trần Nghi (2005), Phương pháp tính toán hệ số mài tròn hạt vụn của đá bằng lát mỏng thạch học và ý nghĩa của chúng trong phân tích tương trầm tích, Tạp chí dầu khí, (8), tr 18-25.  
27. Nguyễn Văn Phơn và Hoàng Văn Quí (2004), Địa vật lý giếng khoan, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.  
28. Chu Đức Quang (2004), Môi trường trầm tích và tướng hữu cơ các trầm tích Oligocen-Miocen sớm lô 15-1 bể Cửu Long, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học khoa học tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh.  
29. Nguyễn Văn Quế và Phạm Xuân Tuyền (2000), “Xây dựng mô hình địa chất vỉa theo phương pháp ngẫu nhiên 3 chiều cho vỉa Miocen hạ, mỏ Rạng Đông”, Hội nghị khoa học công nghệ, Hà Nội.  
30. Hoàng Văn Quí và Phùng Đắc Hải (1995), “Đặc điểm cấu trúc địa chất và phân bố tích tụ dầu khí khu vực mỏ Rồng”, Tạp chí dầu khí, (3), tr 2-6.  
31. Nguyễn Phương Thủy (2006), Đặc điểm điện trở suất thấp và phương pháp minh giải tầng chứa Mioxen hạ – lô 01, bể Cửu Long, Luận văn Thạc Sỹ, Trường đại học mỏ địa chất, Hà Nội.  
32. Lê Văn Trương, Nguyễn Tiến Long, Vũ Sỹ Lý (2000), “Các dạng đối tượng chứa hiện có và phân bố trữ lượng của chúng ở Việt Nam“,Hội nghị khoa học kỹ thuật-ngành dầu khí trước thềm thế kỷ 21, Hà Nội.

 Tiếng Anh:  
33. Allen P.A, Allen J.A (1990), Basin analysis: principles and applications, Blackwell Scientific Publication, Oford, UK.  
34. Arps, J. J (1956), Estimation of primary oil reserves, TRANS.AIME 207:182.  
35. Brindley G.W and Brown G (1980), Crystal structure of clay minerals and their X-ray identification-mineralogical society, UK.  
36. Pham Vu Chuong, Cu Minh Hoang, Nguyen Anh Duc, Pham Huy Long, Vu Minh Tuan (2007), Overview of structural, stratigraphic and tectonic conditions and review petroleum system and hydrocarbon discoveries in Cuu Long basin, Joint study with Phu Qui POC.  
37. Pham Vu Chuong, Cu Minh Hoang, Nguyen Anh Duc, Pham Huy Long, Tran Xuan Thang (2007), Petroleum potential of Azurite-Su Tu Den, Joint study with Petronas.  
38. Phạm Vũ Chương, Cù Minh Hoàng, Ngô Thường San (2009), “ Distribution rule of Lower Miocene sandstone in Cuu Long basin” Petrovietnam Journal (10-2009), p 11-17.  
39. Deussen, A (1936), Arce-Foot yields of Texas gulf coast oil field-, TRANS. AIME 118:51.  
40. Dodson, C.R, Goodwill and Mayer (1953), Application of laboratory PVT data to reservoi engineering problems, TRANS. AIME 198:297.  134
41. Do Bat, Phan Huy Quynh, Pham Hong Que and Tran Le Dong (1993), “Tertiary Stratigraphy of Continental Shelf of Viet Nam”, Proceedings of the international seminar on the stratigraphy of Southern shelf of Vietnam, Ha Noi.  
42. Pham Tuan Dung, Phung Đac Hai, Tran Xuan Nhuan (2006), “Formation characteristics of early Miocen deposits in the Bach Ho and Rong fields”, Technical Forum Clastic_Carbonate Reservoir, Ho Chi Minh City.  
43. Nguyen Van Dung, Pham Vu Chuong, Ngo Xuan Vinh, Bui Thi Ngoc Phuong (2004), Result petrographic, XRD and SEM analysis on SWC samples of TN-2X, Sedimetology Lab, VPI.  
44. Nguyen Van Dung (2007), Result petrographic analysis on cutting samples of Soi-2X, Sedimetology Lab, VPI.  
45. Nguyen Van Dung (2008), Result petrographic, XRD and SEM analysis on SWC samples of DD-2X, Sedimetology Lab, VPI.  
46. Nguyen Van Dung (2008), Result petrographic, XRD and SEM analysis on SWC samples of HXS-1X , Sedimetology Lab, VPI.  
47. F.K.North (1985), Petroleum Geology, Unwin Hyman, USA.  
48. G.M.Friedman & J,E.Sanders (1978), Principle of Sedimentology, John Wiley & Sons, NewYork, Chichester, Brisbane Toronto.  135
49. Hall.R (2001), ‘Cennozoic reconstruction of SE Asia and the SW Pacific: changing paterns of land and sea’, Swet and Zeitlinger Publisher, pp. 35-56.  
50. Harrell, J.A and Eriksson, R.A (1979), “Empirical conversion equations for thin section and sieve derived size distribution parameters”, Journal of Sed Petrology 49: 273-280.   
51. Havlena, D and Odeh, A (1963), “The material balance as an equation of straight line”, Journal of Petroleum Technology.  
52. Tran Van Hoi, Phung Đac Hai, Tran Xuan Nhuan, Pham Tuan Dung, Bui Nu Diem Loan (2003), “The geological characteristics of clastic reservoir in the White Tiger and Dragon fields”, Technical Forum: Cuu Long Basin Production-Chalenges and Opportunities, Ho Chi Minh City.  
53. Howel Williams, Francis J. Turner, Charles M. Gilbert (1982), Petrography: an introduction to the study of rocks in thin sections, W. H. Freeman and Company, San francisco, USA.  
54. J.H.Barwis, J.G.McPherson & J.R.J Studlick (1990). Sandstone petroleum reservoirs, Springer-Verlag.  
55. Loren A.Raymond (1981), Petrology the study of igneous, sedimentary and metamorphic rocks, Wm. C. Brown Publishers, pp. 264-316.  
56. Maurice Tucker (1989), Techniques in sedimentology, Blackwell Scientific Publications.  136
57. MH Rider (1986), The Geological interpretation of well logs, Blackie/Hasted Press.  
58. Michael I.Treesh (2000), Methods of oil and gas prospect and play asseessment, OGCI.  
59. Tran Xuan Nhuan, Nguyen Quoc Thap, Tang Van Binh, Nguyen Long (2003), “Low resistivity reservoir issues in Miocen of Cuu Long Basin-Offshore Southern Vietnam”, Technical Forum “Cuu Long Basin Production-Chalenges and Opportunities, Ho Chi Minh City.  
60. Nguyen Huy Ngoc (2005), “Application of seismic attributes to study reservoir distribution in blocks 01&02 Northeast Cuu Long basin”, Science-Technology Conference “30 Years Petroleum Industry: New Challenges and Opportunities”, Ha Noi.  
61. O. Serra (1989), Sedimentary environments from wireline logs, Schlumberger.  
62. Pham Hong Que (1994), Result petrographic analysis on SWC, core and cutting samples of Ruby-1X , Sedimetology Lab, VPI.  
63. Pham Hong Que (1995), Result petrographic analysis on SWC samples of Emerald-1X , Sedimetology Lab, VPI.  
64. Pham Hong Que (1996), Result petrographic analysis on SWC, core and cutting samples of Topaz-1X , Sedimetology Lab, VPI.  137
65. Pham Hong Que (1996), Result petrographic analysis on SWC, core and cutting samples of Pearl-1X , Sedimetology Lab, VPI.  
66. Pham Hong Que (2002), Result petrographic analysis on SWC samples of NO-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
67. Pham Hong Que, Pham Vu Chuong (2002), Result petrographic and XRD analysis on SWC samples of VT-1X , Sedimetology Lab, VPI.  
68. Pham Hong Que, Pham Vu Chuong (2003), Result petrographic and XRD analysis on Cutting samples of VV-1X , Sedimetology Lab, VPI.  
69. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung (2006), Result petrographic, XRD and SEM analysis on SWC samples of TGV-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
70. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung (2006), Result petrographic, XRD and SEM analysis on SWC and cutting samples of DM-2X, Sedimetology Lab, VPI.  
71. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung (2007), Result petrographic, XRD and SEM analysis on core samples of HST-1X , Sedimetology Lab, VPI.  
72. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung (2007), Result petrographic, XRD and SEM analysis on Core and SWC samples of TGT-2X, Sedimetology Lab, VPI.  
73. Pham Hong Que, Nguyen Văn Dung (2007), Result petrographic, XRD and SEM analysis on Core and SWC samples of TGT-4X, Sedimetology Lab, VPI. 138
74. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung (2007), Result petrographic, XRD and SEM analysis on Core and SWC samples of TGC-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
75. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung (2007), Result petrographic, XRD and SEM analysis on SWC and cutting samples of DD-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
76. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung (2007). Result petrographic, XRD and SEM analysis on SWC and cutting samples of TL-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
77. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung, Pham Vu Chuong (2000), Result petrographic, XRD and SEM analysis on Cutting, SWC and Core samples of SD-1X , Sedimetology Lab, VPI.  
78. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung, Pham Vu Chuong (2001), Result petrographic, XRD and SEM analysis on Cutting, SWC and Core samples of SD-3X , Sedimetology Lab, VPI.  
79. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung, Pham Vu Chuong (2002), Result petrographic, XRD and SEM analysis on Cutting and SWC samples of SC-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
80. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung, Pham Vu Chuong (2002), Result petrographic, XRD and SEM analysis on core samples of BD-1X, Sedimetology Lab, VPI.  139
81. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung, Pham Vu Chuong (2002), Result petrographic, XRD and SEM analysis on SWC samples of CNV-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
82. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung, Pham Vu Chuong (2002), Result petrographic, XRD and SEM analysis on SWC samples of COD-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
83. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung, Pham Vu Chuong (2003), Result petrographic, XRD and SEM analysis on Cutting and SWC samples of ST-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
84. Pham Hong Que, Nguyen Van Dung, Pham Vu Chuong (2003), Result petrographic, XRD and SEM analysis on core and cutting samples of DM-1X, Sedimetology Lab, VPI.  
85. Reineck-Singh (1980), Depositional sedimentary environments, Springer-Verlag Berlin-Heidelberg-Newyork.  
86. Ngo Thuong San và nnc (1993), “Stratigraphy and lithology of the Mekong basin”, Proceedings of the international seminar on the stratigraphy of Southern shelf of Vietnam. Ha Noi.  
87. Schilthuis, R.J (1936), Active oil and reserve energy, TRANS.AIME 118:33.  
88. SPE (1988), Guidelines for application of petroleum reservers definitions.  140
89. SPE (2001), Guidelines for the evaluation of petroleum reservers and resourrces.  
90. Supakorn Krisadasima, Nguyen Tien Long, Hoang Thanh Bang, Ngo Quang Hien, Chanwichai Suksawat and Nguyen Thanh Long (2006), “Overview of clastic reservoir potential in block 9-2 Cuu Long basin, Vietnam”, Technical Forum Clastic_Carbonate Reservoir, Ho Chi Minh City.  
91. Sven Tiefenthal (2007), Effective reserve evaluation and reporting workshop, IQPC.  
92. Vietnam Petroleum Institute (1995), Seminar on basement reservoir and hydrocarbon potential of Cuu Long basin, Ha Noi  
93. Wieland.D.R và Kennedy.H.T (1957), Measurement of buble frequence in cores, TRANS.AIME 210:125. 
------------------------
keyword: download luan an tien si, dia chat, chuyen nganh, thach hoc, khoang vat hoc,tram tich hoc, mo hinh, tang chua, cat ket miocen, ha be cuu long, nguon goc, qui luat, phan bo, va kha nang, tich tu, dau khi, pham vu chuong 


linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

MÔ HÌNH TẦNG CHỨA CÁT KẾT MIOCEN HẠ BỂ CỬU LONG, NGUỒN GỐC, QUI LUẬT PHÂN BỐ VÀ KHẢ NĂNG TÍCH TỤ DẦU KHÍ 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...