luan an tien si, su dung, va bao ve, tai nguyen, moi truong,quan ly, tong hop, luu vuc song, be tren, co so can bang, tai nguyen nuoc, nguyen thi phuong
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Mã số: 62.85.15.01
QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BÉ TRÊN CƠ SỞ CÂN BẰNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
TỔNG QUAN VẾ LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của luận án
Sông Bé là một trong bốn sông nhánh lớn của hệ thống sông Đồng Nai. Với diện tích 7650 km2 và lượng nước khá dồi dào, lưu vực sông Bé là vùng có hoạt động kinh tế khá năng động, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ sau ngày thống nhất đất nước cho đến nay, sông Bé đã xây dựng ba công trình hồ chứa thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn và Srok Phu Miêng và công trình thủy lợi Phước Hòa dự kiến hoàn thành năm 2010.
Cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp - hiện đại hóa, nhu cầu nước ngày càng tăng với nhiều mục tiêu khác nhau như tưới tiêu, phát điện, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, môi trường…; Trong tương lai nhu cầu sử dụng nước còn cao gấp nhiều lần so với hiện tại. Bên cạnh đó tác động của biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu cũng không loại trừ lưu vực sông Bé, khiến cho nguy cơ suy giảm và tác hại đến nguồn nước diễn biến phức tạp. Vì vậy, vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước ngày càng trở nên cần thiết.
Tuy nhiên, thực trạng việc quản lý tài nguyên nước ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, nhất là đối với quy hoạch lưu vực sông và phân bổ nguồn nước cho sử dụng.
Cho đến nay thì việc quy hoạch tổng hợp cụ thể cho các lưu vực sông cũng như lưu vực sông Bé hầu như chưa được quan tâm, dẫn đến việc khai thác và sử dụng nước chưa hợp lý. Lượng nước trong sông tập trung chủ yếu vào mùa mưa, trong khi mùa khô thường xuyên thiếu nước gây khó khăn cho việc cấp nước sinh hoạt, nước tưới và hạn hán cục bộ tại nhiều khu vực. Trong sử dụng nước còn có nguy cơ nảy sinh cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các ngành, giữa vùng thượng lưu với hạ lưu… Mỗi ngành có quy hoạch sử dụng riêng phục vụ lợi ích của ngành mình mà chưa quan tâm đến lợi ích của ngành khác. Hiện nay, thường chú trọng thủy điện, thủy lợi mà chưa chú ý đầy đủ đến các giá trị nhiều mặt của nước trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và chưa có một nguyên tắc hợp lý trong phân bổ nước giữa các đối tượng sử dụng trên lưu vực sông Bé.
Nh m phát triển bền vững tài nguyên nước phục vụ cho công nghiệp hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống, việc quy hoạch tổng thể và phân bổ tài nguyên nước b ng các giải pháp cụ thể, bảo đảm nguyên tắc công b ng và hiệu quả là yêu cầu quan trọng 2 và bức xúc, đặc biệt đối với một lưu vực đã khai thác nhiều công trình thủy lợi, thủy điện như sông Bé.
Với những lý do nêu trên, luận án “Quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé trên cơ sở cân bằng tài nguyên nước” được thực hiện để góp phần giải quyết những đòi hỏi trên và đáp ứng nhu cầu thực tiễn về nghiên cứu và xây dựng mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quản lý lưu vực sông là vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành và lãnh vực khác nhau. Với mục tiêu giới hạn trong vấn đề hiệu quả kinh tế và phân bố nguồn nước, đối tượng nghiên cứu của luận án gồm:
- Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Bé.
- Những hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên lưu vực hiện tại và trong tương lai gắn liền với phân phối tài nguyên nước
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Bé thuộc hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương, có xem xét đến việc chuyển nước cho hạ du.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện nh m các mục tiêu sau: Nghiên cứu vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông trên cơ sở phân phối nguồn nước nh m phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Ứng dụng mô hình toán (mô hình kinh tế - thủy văn và mô hình cân b ng nước) Trong bài toán cụ thể, để phục vụ việc quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé. Đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án căn cứ trên những phương pháp luận sau:
1. Luận điểm khoa học về quản lý tổng hợp lưu vực sông. Trên cơ sở xem xét tài nguyên nước trong mối liên quan tương tác với các tài nguyên khác như: Đất, rừng và các hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực. Quản lý bao gồm các lãnh vực: Khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển, qui hoạch.. . Nghĩa là bao gồm các hoạt động đánh giá tài nguyên, thực hiện và vận 3 hành các hệ thống công trình, giám sát và kiểm soát tài nguyên. Những công tác này được thực hiện cho cả hai phía cung và cầu. Lưu vực sông là một vùng lãnh thổ, nơi tập trung nước của một con sông.
Quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông là một phương thức quản lý hữu hiệu, bao gồm các hoạt động đánh giá, qui hoạch, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước để thực hiện các nội dung về phát triển kinh tế xã hội, môi trường trong mối tương tác không gian giữa các vùng trên lưu vực (thượng, trung và hạ lưu).
2. Luận điểm khoa học về phát triển bền vững
Quản lý tổng hợp lưu vực nh m đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện vẫn bảo vệ và cải thiện môi trường; Nghĩa là giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
3. Quản lý tổng hợp lưu vực thông qua công cụ mô hình toán
Quản lý tổng hợp lưu vực thông qua công cụ mô hình toán, xem xét trong mối quan hệ giữa nhu cầu nước và nguồn nước tự nhiên với những ràng buộc về thể chế, gắn kết với hoạt động kinh tế xã hội. Phương pháp sử dụng mô hình cho phép trả lời một cách định lượng các phương án chọn lựa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp dùng trong luận án:
1. Phương pháp thống kê và thu thập số liệu, thông tin của vùng nghiên cứu, chủ yếu thu thập số liệu về kinh tế xã hội hiện có liên quan đến lưu vực sông Bé từ các ban ngành khác nhau và số liệu khí tượng thủy văn.
2. Phương pháp tính toán thủy văn và tính nhu cầu nước của các ngành.
3. Phương pháp mô hình: Kết hợp mô hình thủy văn (NAM), mô hình tính nhu cầu nước (CROPWAT), mô hình kinh tế - thủy văn (khai thác tối ưu tài nguyên nước GAMS) Và mô hình cân b ng nước (MIKE BASIN) Nh m chọn phương án khai thác tài nguyên nước tối ưu.
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu gồm:
+ Số liệu thủy văn: Mực nước, dòng chảy…
+ Số liệu khí tượng: Mưa, bốc hơi.. .
+ Thông tin về dân sinh, hoạt động kinh tế xã hội hiện tại và tương lai
+ Chỉ tiêu và qui hoạch của các ngành dùng nước của các tỉnh trên lưu vực 4
4.3. Cách tiếp cận
1. Tiếp thu có chọn lọc các nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước, sử dụng dữ liệu khí tượng thủy văn trên lưu vực tiến hành đánh giá tài nguyên nước, hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước để khái quát hóa vấn đề.
2. Tiếp cận quan điểm "quản lý tổng hợp lưu vực sông" trong việc phân bổ nguồn nước, nh m nghiên cứu một số phương án khai thác và sử dụng tài nguyên trên lưu vực sông Bé. Áp dụng một số quan điểm trong quản lý tổng hợp lưu vực trong việc đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp lưu vực nghiên cứu.
3. Kết hợp với các kỹ thuật, phương pháp mô hình toán nh m định hướng khai thác sử dụng nguồn nước trên quan điểm phát triển bền vững. Từ cách tiếp cận trên, nghiên cứu xem xét đến các mối quan hệ:
- giữa điều kiện tự nhiên của lưu vực và hoạt động khai thác sử dụng nước;
- giữa quản lý khai thác và bảo vệ môi trường;
- giữa vùng thượng và hạ lưu;
- giữa tiềm năng và khả năng;
- giữa hiện tại và tương lai.
Các cách tiếp cận trên định hình một phương thức giải quyết bài toán quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé.
Sơ đồ cách tiếp cận quản lý lưu vực sông Bé
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án nh m đạt kết quả trong việc hệ thống hóa các yếu tố cấu thành tài nguyên nước trên cơ sở lồng ghép các khái niệm, lý luận và các nguyên tắc của quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé
- Luận án lần đầu tiên vận dụng quan điểm nước là “hàng hóa có giá trị kinh tế” và ứng dụng thành công mô hình toán kinh tế - thủy văn (mô hình GAMS) Để tính lợi nhuận từ việc sử dụng và phân bổ nguồn nước cho các hoạt động trên lưu vực.
- Luận án sử dụng lý thuyết của bài toán cân b ng nước hệ thống đối với lưu vực sông và ứng dụng thành công mô hình cân b ng nước (MIKE BASIN) Làm công cụ trong quá trình quản lý tổng hợp lưu vực sông.
- Luận án kết hợp bộ mô hình GAMS_MIKE BASIN để ứng dụng cho lưu vực sông Bé.
5.2. Ý nghĩa thực tế
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và kết quả tính toán của luận án có giá trị thực tiễn đối với lưu vực sông Bé và các hệ thống sông khác trong cả nước.
- Tính toán kinh tế cho các hoạt động kinh tế trên lưu vực. Góp phần xây dựng phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông một cách khoa học mang tính định lượng và trực quan b ng mô hình toán.
- Đáp ứng quá trình ra quyết định và điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp với quan điểm phát triển bền vững
6. Những đóng góp mới của luận án
Thông qua những kết quả nghiên cứu trên, luận án đã nghiên cứu vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé trên cơ sở tài nguyên nước mặt với những đóng góp mới sau:
- Tiếp cận theo hướng ứng dụng quan điểm “Nước là một hàng hóa kinh tế”, một trong các nguyên tắc chủ đạo của quản lý tổng hợp lưu vực sông góp phần định hướng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước theo quan điểm phát triển bền vững.
- Tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực trên cơ sở thiết lập dòng chảy môi trường.
Dòng chảy môi trường được thừa nhận như một lượng nhu cầu nước tối thiểu trong dòng sông (về lượng và chất) Trong việc đánh giá tác động của con người đến việc bảo tồn lưu vực và hệ sinh thái của nó.
- Luận án đã góp phần khai thác và ứng dụng bộ mô hình toán làm công cụ cho quản lý tổng hợp lưu vực sông mang tính định lượng và trực quan, nh m nâng cao khả năng quản lý và kiểm soát tài nguyên nước một cách hiệu quả. Luận án này lần đầu tiên sử dụng kết hợp hai mô hình GAMS và MIKE BASIN để tính toán cho lưu vực 6 sông Bé theo các kịch bản sử dụng nguồn nước để xây dựng một kế hoạch quản lý tài nguyên nước trên cơ sở kinh tế nhất.
Hiện nay, vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông phải giải quyết trong điều kiện chịu nhiều thách thức và phức tạp về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế. Những dữ liệu và công cụ được phát triển trong luận án này là bước khởi đầu có ý nghĩa đối với việc chọn lựa giải pháp thích hợp cho việc quản lý tổng hợp lưu vực sông. Từ đó có thể nhân rộng và áp dụng cho các lưu vực khác.
7. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Tổng quan về luận án
Chương 1. Tổng quan về vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông và sự cần thiết, các thách thức, hiện trạng của việc quản lý tổng hợp, bao gồm: Trình bày khái niệm, phương pháp luận, những tiếp cận cần quan tâm và những mô hình thường sử dụng trong quản lý lưu vực ở nước ta.
Chương 2. Giới thiệu đặc điểm tự nhiên xã hội lưu vực sông Bé, trong đó đánh giá khai thác sử dụng tài nguyên nước, từ đó xác định sự cần thiết quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé.
Giới thiệu mô hình kinh tế - thủy văn và mô hình cân b ng nước (GAMS và MIKE BASIN), từ đó ứng dụng trong nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé. Bao gồm cách tiếp cận và các kết quả tính toán tương ứng với các kịch bản phát triển trên lưu vực cho đến năm 2020. Phân tích, nhận xét và đánh giá các kết quả của các mô hình sử dụng trong việc nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé.
Chương 3. Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá các kết quả của các mô hình sử dụng trong việc nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé, đề xuất xây dựng một mô hình quản lý và các giải pháp cụ thể trong công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé.
Kết luận
---------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VẾ LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của luận án
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.3. Cách tiếp cận
5.1. Ý nghĩa khoa học
5.2. Ý nghĩa thực tế
6. Những đóng góp mới của luận án
7. Cấu trúc của luận án
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG
1.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam
1.2. Các quan điểm về quản lý tài nguyên nước trong các giai đoạn
1.2.1. Quản lý tài nguyên nước
1.2.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
1.2.3. Quản lý tổng hợp lưu vực sông
1.3. Mục tiêu của việc quản lý tổng hợp lưu vực
1.3.1. Bền vững về kinh tế
1.3.2. Bền vững về xã hội
1.3.3. Bền vững về môi trường và sinh thái
1.4. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước
1.4.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước trên thế giới
1.4.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam
1.4.3. Sự cần thiết quản lý tổng hợp lưu vực tại Việt Nam
1.4.4. Các tiếp cận cần quan tâm về quản lý tổng hợp lưu vực tại Việt Nam
1.4.5. Các mô hình toán thường dùng trong quản lý tổng hợp lưu vực
1.5. Kết luận chương Tổng quan về quản lý tổng hợp lưu vực sông
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BÉ
2.1. Đặc điểm lưu vực sông Bé
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm tài nguyên nước lưu vực sông Bé
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội lưu vực sông Bé
2.2. Sự cần thiết quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé
2.2.1. Vai trò của lưu vực sông Bé
2.2.2. Hiện trạng quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé
2.2.3. Sự phân bố không đồng đều của dòng chảy trong sông
2.2.4. Quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Bé
2.3. Mô hình áp dụng cho quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé
2.3.1. Giới thiệu mô hình GAMS
2.3.2. Giới thiệu mô hình MIKE BASIN
2.3.3. Giới thiệu mô hình CROPWAT
2.3.4. Giới thiệu mô hình NAM
2.4. Cơ sở khoa học để ứng dụng mô hình cho lưu vực sông Bé
2.4.1. Phân vùng cân b ng nước trên lưu vực sông Bé
2.4.2. Sơ đồ hóa mạng lưới tính của sông Bé
2.4.3. Nguyên tắc phân bổ nguồn nước trên sông Bé
2.4.4. Cơ sở xác định nhu cầu nước trên lưu vực sông Bé
2.4.5. Kiểm chứng mô hình
2.5. Ứng dụng các mô hình cho lưu vực sông Bé
2.5.1. Các kịch bản mô hình GAMS
2.5.2. Các kịch bản mô hình MIKE BASIN
2.6. Kết luận chương Nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BÉ
3.1. Các kết quả của mô hình GAMS_MIKE BASIN cho lưu vực sông Bé
3.1.1. Kết quả của mô hình GAMS
3.1.2. Kết quả mô hình MIKE BASIN
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé
3.2.1. Biện pháp công trình
3.2.2. Biện pháp phi công trình
3.2.3. Xây dựng “Tổ chức quản lý lưu vực sông Bé”
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------
keyword: download luan an tien si, su dung, va bao ve, tai nguyen, moi truong,quan ly, tong hop, luu vuc song, be tren, co so can bang, tai nguyen nuoc, nguyen thi phuong
Nhận xét
Đăng nhận xét