download luan an tien si, lich su,chuyen nganh, lich su, viet nam,nhung chuyen bien, kinh te, xa hoi, o khanh hoa,tu nam, 1975 den 2005, nguyen thi kim hoa
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1975 ĐẾN 2005
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. Huỳnh Lứa, 2. TS. Huỳnh Thị Ngọc Tuyết
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Khánh Hoà, vùng đất có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên (rừng, núi, biển, đảo, khí hậu…). nằm ở vị trí cửa ngõ của miền Trung – Tây Nguyên, trung tâm kinh tế của cả nước… Điều kiện ấy tạo ra những thuận lợi cơ bản trong bước đường phát triển KT - XH của tỉnh và có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Khánh Hoà luôn vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đấu tranh với thiên nhiên, xã hội để bảo tồn và phát triển.
Tại sao Khánh Hoà có sự chuyển biến toàn diện như vậy? Quá trình 30 năm phát triển ấy, Khánh Hoà đã được những kết quả như thế nào và để lại bài học kinh nghiệm thực tiễn gì cho công cuộc xây dựng và phát triển trong tương lai của địa phương cũng như toàn vùng? Đó là những vấn đề đặt ra cần đươc giải đáp trên cơ sở khoa học, tổng kết lịch sử, làm căn cứ cho việc hoạch định kế sách phát triển trong hiện tại và tương lai.
Hơn lúc nào hết, việc nghiên cứu quá trình phát triển KT-XH của Khánh Hoà trong 30 năm sau ngày thống nhất đất nước, cùng cả nước đi lên CNXH (19752005) Là rất cần thiết, nhằm làm rõ bức tranh tổng thể của lịch sử, lý giải những căn nguyên của sự phát triển, đưa ra những nhận định, đánh giá về vai trò của những yếu tố chủ quan, khách quan, những đặc điểm chung và tính đặc thù của địa phương, từ đó thấy rõ hơn và phong phú hơn bức tranh toàn cảnh nền KT-XH của địa phương cũng như của cả nươc trong giai đoạn lịch sử này.
Mặt khác, trong thời kỳ phát triển và hội nhập hiện nay, để hiểu rõ thế và lực của một địa phương trong hành trình cùng cả nước bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Khánh Hòa cũng như mỗi địa phương đều phải có hoạch định chiến lược cho mình. Việc nghiên cứu về quá trình phát triển trong thời kỳ từ sau giải phóng đến nay nhằm làm cơ sở khoa học cho công việc định hướng này cần phải có những công trình tổng kết lịch sử. Điều đó không chỉ đáp ứng yêu cầu của việc hoạch định chính sách, mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay thêm tự hào về mảnh đất anh hùng trong kháng chiến, có sức bật mạnh mẽ trong hòa bình kiến thiết, sẽ có thêm ý thức phục vụ và cống hiến tốt trong hiện tại và tương lai.
Đề tài này nhằm góp một góc nhìn từ khoa học lịch sử cho địa phương trong mục đích hoạch định chính sách ấy.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viêt về vùng đất Khánh Hoà xưa đã có Lịch triều hiến chương loại trí của Phan Huy Chú (1782 – 1840), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726-1784), Đại Nam nhất thống chí (quyên XI) Của Quốc sư quan triều Nguyên.
Các công trình đã phác hoạ được mảnh đất Khánh Hoà trong buổi đầu hình thành nền hành chính và lịch sử. Khái quát và cụ thể hơn là các công trình của người Pháp viết về Khánh Hoà qua việc nghiên cứu nhiều lĩnh vực: Giới thiệu về hoạt động của các Viện nghiên cứu ơ Nha Trang như Rapport sur le Fonctionnement de l’Institut Pasteur de Nha Trang en 1936; Par Paul Munier (1940): L’Institut océanographique de Nha Trang (1940); Cuộc thám hiểm của nhà bác học Yersin: Noel Becnard – Yersin, Pionnier, Savant, Explorateur; Hay nghiên cưu vê đặc điểm KT-XH của một vùng đánh bắt hải sản (Nha Trang): Caractères économiques et sociaux d'une région de pêche Maritime du centre Vietnam – Nha Trang của tác giả Guy Moréchand (1955) … Các tài liệu này đã phản ánh tư sinh hoạt văn hóa bản địa, thiên nhiên, cảnh quan, tiềm năng kinh tê Khánh Hòa. Những công trình này giúp cho người nghiên cưu có cái nhìn khái quát và sơ khai về một số khía cạnh trong đời sống KT-XH của vùng đất Khánh Hòa những năm đầu thế kỷ XX.
Đáng chú ý là các các chương trình điều tra, nghiên cứu về KT-XH miền Nam như Kinh tế Việt Nam cộng hòa do Nhà xuất bản cấp tiến (1972) Đa giup tac gia năm băt bôi canh chung cua miên Nam, qua đo, tim ra nhưng net riêng vê KTXH Khanh Hoa dươi chế độ cũ. Cũng trong thời gian này, một số sách báo, tạp chí 8ở miền Bắc đã đề cập đến Khánh Hòa trong không gian chung của đất nước: Tình hình Kinh tế miền Nam Việt Nam (1974) Cua Uy ban Khoa học xã hội…. Nhin chung, những nghiên cứu về Khánh Hòa trong giai đoạn này của cả 2 bên đã cung cấp những kết quả ban đầu về điêu kiên tư nhiên, con người, KT-XH Khánh Hoà nhất là những hiểu biết về vùng đất co nhiêu danh lam, thắng cảnh đep.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), các công trình điều tra, nghiên cưu về Khánh Hòa đã mang tính hệ thống hơn.
Về địa lý nhiên: Đặc điểm khí hậu và thủy văn tỉnh Khánh Hòa (1995) Cua Sở Khoa hoc Công nghê va Môi trương; Đất và người xứ Trầm hương (1999), Nguyễn Gia Nùng, NXB Trẻ. Khánh Hòa địa chỉ và danh thắng (2007), Sở Văn hóa Thông tin Khánh Hòa. Ngoai ra con co thê khai thac nội dung này trong Đia chi Khanh Hoa (2003) Cua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Khánh Hòa - Nha Trang, một tiềm năng, một hiện thực (2004) Của Vũ Ngọc Phương…. Cac công trinh nay đã phác học về một “non nước” Khanh Hoa, với nguôn tư liêu đang tin cây, giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lý, tai nguyên rưng, biên.. .
Về dân tộc, dân cư cùng những nét văn hoá truyền thống: Đươc đê câp trong một số tác phẩm như Người Raglai ở Khánh Hòa của tác giả Phan Xuân Biên; Tục thờ Mẫu; Nghi lễ múa bóng ở Khánh Hòa (2008) Cua Trần Việt Kỉnh; Đia danh gôc Chăm ơ Khanh Hoa, viêt trong “Khánh Hòa - Diện mạo văn hóa, một vùng đất” tâp 1 (1998), trang 16-21 cua Nguyễn Công Bằng; Từ Dinh Thái Khang đến Khánh Hòa (2004) Cua Nguyễn Viết Trung, Ngô Văn Ban.. ., NXB Văn hoa Thông tin Khanh Hoa. Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm, Nguyễn Văn Khánh chủ biên…. Cac công trinh đa phuc dưng lai nhưng điêm nôi bât vê dân tôc, dân cư, cung net văn hoa truyên thông đươc bao lưu ơ Khanh Hoa.
Vê kinh tê co Yến sào Khánh Hòa (1992) Cua Nguyễn Hồng Sinh; Lưới đăng, nghề biển truyền thống ở Khánh Hòa (2003) Cua Nguyễn Viết Trung; Khánh Hòa thê va lưc mơi (2004), NXB Chinh tri quôc gia; Phát triển kinh tế HTX Nông 9nghiệp trong quá trình đổi mới ở Khánh Hòa (1997), Kỷ yếu Hội thảo khoa học tinh; Khai thác tiềm năng và xây dựng vịnh Vân Phong thành vùng kinh tế trọng điểm quốc gia (2004), Hội thảo cua Hôi KHKT biển Khánh Hòa. Cac công trinh nay mang tinh nghiên cưu chuyên sâu vê môt sô nganh, nghê truyên thông hay mang tinh chuyên đê kinh tê ơ môt linh vưc nao đo.
Về các vấn đề xã hội: Được các đơn vị, cơ quan chuyên trách điều tra nghiên cứu như Tài liệu Hội nghị triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo; Dân số lao động, việc làm, chính sách xã hội; Bao cao vê công tac thương binh, liêt sy, ngươi co công ơ Khanh Hoa.. . Cua Sở Lao động Thương binh & Xã hội tinh.
Bổ sung cho nguồn tư liệu này còn có các công trình nghiên cứu lịch sử địa phương, các bài báo, Báo cáo tổng kết của các ngành, Tập san địa phương cũng là những nguồn cung cấp tư liệu đáng kể cho luận án: Lịch sử Đảng bộ Nha Trang (1985); Lịch sử Đảng bộ Phú Khánh (1985); Lịch sử Đảng bộ Khánh Hòa giai đoạn 1930-1975; Lịch sử Đảng bộ Khánh Hòa giai đoạn 1975-2005; Lich sư địa phương các huyên, xa. Nhân kỷ niệm Khánh Hòa 15 năm xây dựng và phát triển (1989-2004), Ban Tuyên giáo Tỉnh uy Khánh Hoà đã tập hợp những bài viết về thành tích của các ngành.
Những vấn đề liên quan đên kinh tê như lực lượng sản xuất, quan hê san xuât, cơ câu kinh tê, cac chi đao chuyên dich cơ cấu là vấn đề hết sức quan trọng được phân tích đánh giá trong các kỳ Đại hội Đảng bộ Tỉnh. Nghị quyết tỉnh Đảng bộ, chi đao rõ nhất là Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ 14 (2001) Và lần thứ 15 (2005). Bên cạnh đó là nhiều bài báo của các tác giả khác đăng trên Tạp chí chuyên ngành như Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí lịch sử Đảng, Tạp chí địa phương, Tạp chí Xưa & Nay, và các báo khác do địa phương phát hành như Tạp chí Thông tin du lịch, Tạp chí Khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa…, nguồn tư liệu này chi đê câp môt mang hay môt khia canh cua đê tai tac gia quan tâm. Bên cạnh đó là một số luận án, luận văn của sinh viên các trường Khoa học xã hội & Nhân văn cũng viết rõ thêm tiềm năng thế mạnh của vùng đất Khánh Hòa.
10Lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy, đã có nhiều công trình đề cập đến các vấn đề KT-XH Khánh Hòa, tức là nghiên cứu từng vấn đề của từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu liền mạch “Những chuyển biến của KT-XH ở Khánh Hòa từ năm 1975 đến năm 2005” hoặc sự chuyển biến kinh tế trọn vẹn của một giai đoạn nào đó. Đề tài luận án tuy không còn mới mẻ nhưng thực sự còn thiếu những công trình hệ thống dưới góc độ lịch sử, thiếu những phương pháp tiếp cận KT-XH đương đại. Và như thế, luận án sẽ góp phần bổ khuyết tình hình nghiên cứu đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn không gian nghiên cứu là vùng đất hành chính của Khánh
Hòa hiện nay, gồm cả thời kỳ Phú Khánh 1976-1989 (sáp nhập tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa).
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là từ 1975 đến 2005, trong đó, trọng tâm nghiên cứu là 2 thời kỳ: Thơi ky sap nhâp tinh (1975-1989) Và thơi ky tai lâp tinh (1989 - 2005).
Đối tượng nghiên cứu là những chuyển biến KT-XH ở Khánh Hòa trong 2 thời kỳ nêu trên. Trong khuôn khổ của một luận án, tác giả không thể đề cập tất cả các vấn đề về KT-XH, mà tập trung tìm hiểu những nội dung chủ yếu có biến động rõ nét và tác động manh đến KT-XH của tỉnh. Cụ thể:
Về kinh tế là QHSX, cơ cấu kinh tế và các ngành kinh tế quan trong (Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ, du lịch.. .). Trong đó, đi sâu vào ngành kinh tế mũi nhọn trong tưng thơi ky: Thời kỳ 1975-1985 (Phú Khánh) Là kinh tế Nông nghiệp; Từ năm 1986 mà chủ yếu là từ năm 1989 (tái lập tỉnh) Đến năm 2005 là kinh tế Công nghiệp – Dịch vụ, du lịch. Trong kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai, trong kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ, du lịch là tôc đô tăng trưởng của các ngành đưa đến bươc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tinh; Tưng ngành la chuyên biên cơ câu nội bộ ngành.
Về xã hội là vấn đề dân cư, phân hóa giai cấp, chuyển biến xã hội (thành phần, lực lượng, chất lượng lao động…), đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư. Ngoài ra còn nghiên cứu cả những nhân tố góp phần tạo nên sự chuyển biến xã hội như văn hóa, giáo dục, y tế…
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu:
Luận án sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử là: Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic. Việc vận dụng 2 phương pháp này để phân tích, lý giải những chuyển biến KT-XH ở Khánh Hòa đươc xem xét cụ thể qua các giai đoạn phát triển, tập trung làm rõ bối cảnh lịch sử và trạng thái phát triển về chất mỗi giai đoạn, qua đó, dựng lại bức tranh lịch sử về sự phát triển KT-XH Khánh Hòa trong phạm vi thời gian và không gian đã xác định. Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu như Phương pháp phân tích và tổng hợp được chú ý vận dụng để tạo thêm chiều sâu cho nội dung nghiên cứu; Phương pháp so sánh để tìm ra tính kế thừa và sự sáng tạo mới trong quá trình phát triển KT-XH của giai đoạn lịch sử;
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nhằm tiếp cận KT-XH ở Khánh Hòa từ nhiều góc độ … Tài liệu sử dụng trong Luận an nay được tìm kiếm từ nhiều nguồn:
Trước hết là nguồn tài liệu gốc, đang được lưu trữ tại Thư viện tổng hợp Khánh Hòa, Trung tâm lưu trữ quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Ha Nôi, bao gồm tài liệu thời Pháp (trước 1954), tài liệu của Phủ Tổng thống, Phủ Thủ tướng, các Nha kinh tê chế độ cũ (giai đoạn 1954-1975); Thời kỳ Phú Khánh (1975-1989). Nguồn tài liệu này có giá trị tham khảo cao.
Tiếp đó là các Văn kiện, Báo cáo tổng kết của Đảng, Nhà nước, chủ trương chính sách của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, các Báo cáo tổng kết của các ban ngành liên quan đến đề tài luận án như Sở Công nghiệp, Sơ Nông nghiệp, Sở Du lịch – Thương mại, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa…. Nguồn tài liệu này rất phong phú, cung cấp nhiều số liệu, nhận định trên nhiều phương diện khác nhau; Qua đó tác giả có thể nắm bắt tình hình, đánh giá được sự chuyển biến KT-XH trong từng giai đoạn lịch sử ở Khánh Hòa.
Nguồn số liệu thống kê, số liệu điều tra mà tác giả khai thác chủ yếu từ cac nguôn chinh thông: Cục Thông kê tỉnh Khanh Hoa, Tông cuc Thông kê Viêt Nam, Cuc Thông kê Ninh Thuân, Cuc Thông kê Phu Yên, Sô liêu thông kê cua bô Lao đông Thương binh & Xa hôi…, trong đó có các thống kê mang tính chuyên ngành như thống kê từ các đợt điều tra dân số, bao cao tông kêt ngành kinh tê Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ, du lịch… Dựa vào những số liệu này tác giả co thể đưa ra được những nhận xét có tính chất định lượng đối với các vấn đề cụ thể, từng giai đoạn hay cả quá trình phát triển.
Luận án cũng kế thừa và sử dụng số liệu, ý kiến của một số tác phẩm và chuyên khảo có độ tin cậy viết về các ngành KT-XH Khánh Hòa và một số bài được đăng trên báo Đảng, các tập san, chuyên san của địa phương, kể cả báo viết trước năm 1975 (Chấn hưng Kinh tê, Hành chánh khảo lược…). Ngoài ra, tác giả còn khảo sát thực địa những vùng đang quy hoạch theo dự án đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp đang hoạt động, các khu du lịch lớn, cộng đồng dân cư ở miền núi… để thu thập thêm chất liệu thực tế trong quá trình thực hiện luận án.
5. Đong gop khoa học cua Luân an
- Luận án tập hợp và bước đầu tổng hợp nhiều nguồn tài liệu liên quan đến KT-XH Khánh Hòa qua các thời kỳ phát triển (1975-2005), phục vụ cho việc dựng lại bức tranh lịch sử 30 năm phát triển KT-XH Khánh Hòa từ sau giải phóng.
- Luận án làm sáng tỏ điểm xuất phát của Khánh Hòa đi lên CNXH có nhiều đặc thù, trong đó có những thuận lợi rất cơ bản do vị trí, điều kiện tự nhiên và những tiền đề lịch sử KT-XH, góp phần làm cho quá trình phát triển chuyển biến KT-XH trong thời kỳ 30 năm sau giải phóng trở nên mạnh mẽ và toàn diện hơn, nhất là khi khơi dậy và khai thác được tiềm năng thế mạnh từ vị trí địa – kinh tế, địa – chính trị.
- Luận án khẳng định sự chuyển biến của nền KT-XH Khánh Hòa trong 30 năm sau giải phóng là đúng hướng, đúng với tiềm năng thế mạnh của địa phương, đúng với vị trí địa – chính trị - kinh tế của một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Những chuyển biến KT-XH của Khánh Hòa vì vậy đã góp phần vào sự chuyển biến chung của cả khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, góp phần thúc đẩy nhanh chóng công cuộc Công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
- Luận án bước đầu rút ra một số nhận định đánh giá về quá trình phát triển KT-XH trong 30 năm sau giải phóng, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn nhằm gop thêm cơ sở và luận giải khoa học cho việc hoạch định chính sách, định hướng phát triển nền KT-XH Khánh Hòa cũng như toàn khu vực duyên hai Nam Trung Bô trong hiện tại và tương lai.
6. Bố cục của luận án
Luận án ngoài Dẫn luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục có 3 chương nội dung và phần kết luận. Các chương của luận án gồm:
- Chương 1 – Vài nét về điêu kiên tư nhiên - xa hôi Khanh Hoa va thưc trang kinh tê - xa hôi trươc năm 1975
- Chương 2 – Nhưng chuyển biến kinh tế - xã hội Khánh Hòa từ năm 1975 đến năm 1989
- Chương 3 – Nhưng chuyển biến kinh tế - xã hội Khánh Hòa từ năm 1986 đến năm 2005
Kết luận của luận án bước đầu tổng kết những vấn đề liên quan đến quá trình phát triển và chuyển biến của nền KT-XH Khánh Hòa trong 30 năm sau giải phóng, đặc biệt là quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
----------------------------------------
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
6. Bố cục của luận án
Chương 1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI Ơ KHÁNH HÒA & THỰC TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRƯỚC NĂM 1975
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
1.1.2. Vê xã hội
1.1.2.1. Dân cư
1.1.2.2. Cơ cấu hành chính
1.2. KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁNH HÒA TRƯỚC NĂM 1975
1.2.1. Kinh tế
1.2.2. Xã hội
Chương 2. NHƯNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI Ơ KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1989
2.1. TÌNH HÌNH KHÁNH HÒA SAU NGÀY GIẢI PHÓNG VA ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
2.1.1 Tinh hinh Khanh Hòa sau giải phóng
2.1.2. Định hướng phát triển của tỉnh
2.2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁNH HÒA GIAI ĐOAN1975 -1986
2.2.1. Chuyển biến trong các ngành kinh tế
2.2.1.1. Nông nghiệp (lâm, ngư)
2.2.1.2. Công nghiệp
2.2.1.3. Dịch vụ
2.2.2. Chuyển biến trong đời sống xã hội
2.2.2.1. Đời sống vật chất, việc làm
2.2.2.2. Đời sống văn hóa, giáo dục, y tế
2.3. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN1986 – 1989
2.3.1. Chuyển biến cơ cấu kinh tế
2.3.2. Chuyển biến trong đời sống xã hội
Chương 3. NHƯNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ-XÃ HỘI Ơ KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM
3.1. TÌNH HÌNH KHÁNH HOÀ SAU KHI TÁI LẬP TỈNH
3.2. CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ
3.2.1. Chuyên biến cơ cấu thành phần kinh tế
3.2.2. Chuyên biến cơ cấu ngành kinh tế
3.2.2.1. Nông nghiệp phát triển theo hướng vững chắc
3.2.2.2. Chuyên dich cơ câu công nghiệp, phát triển công nghiêp chế biến
3.2.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hoạt động Dịch vụ, du lịch
3.3. CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
3.3.1. Lao động, việc làm
3.3.2. Đời sống vật chất ngày càng cao
3.3.3 Đời sống văn hóa, giáo dục, y tế từng bước được cải thiện
3.3.4. Phân tầng xã hội ngày càng rõ rêt
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-----------------------------------
keyword: download luan an tien si, lich su,chuyen nganh, lich su, viet nam,nhung chuyen bien, kinh te, xa hoi, o khanh hoa,tu nam, 1975 den 2005, nguyen thi kim hoa
Nhận xét
Đăng nhận xét