luan an tien si, y hoc,chuyen nganh, phau thuat dai cuong,phau thuat, cat toan bo, truc trang, qua nga truoc, va nga tang sinh mon, bang noi soi o bung, lam viet trung
PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ TRỰC TRÀNG QUA NGẢ TRƯỚC VÀ NGẢ TẦNG SINH MÔN BẰNG NỘI SOI Ổ BỤNG
Người hướng dẫn khoa học:PGS. TS. Võ Tấn Long, PGS. TS. Đỗ Trọng Hải
MỞ ĐẦU
Ung thư đại trực tràng là một bệnh phổ biến ở các nước Au Mỹ, chiếm hàng đầu trong ung thư đường tiêu hóa tại Mỹ và Pháp. Tại các nước châu Á, châu Phi thì ít hơn. Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng chiếm hàng thứ hai trong ung thư đường tiêu hóa, sau ung thư dạ dày. Ung thư trực tràng chiếm khoảng 30% các loại ung thư đại trực tràng. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay vẫn là phẫu thuật loại bỏ khối u.
Năm 1884, phẫu thuật ung thư trực tràng qua ngả tầng sinh môn (TSM) Đã được Czerny mô tả, tuy nhiên kết quả phẫu thuật không được khả quan. Tỉ lệ tái phát ung thư lúc bấy giờ gần như 100%. Năm 1908, Earnest Miles đã mô tả “phẫu thuật Miles” điều trị ung thư trực tràng. Đây là phẫu thuật cắt toàn bộ trực tràng phối hợp hai đường mổ ở bụng và TSM, khoét rộng vùng TSM, lấy bỏ cơ vòng hậu môn và toàn bộ trực tràng kèm cột cắt mạch máu cao nhằm lấy hết “vùng di căn hướng lên trên” (theo nhận định của Miles) Để hạn chế tái phát. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do phẫu thuật trong nhóm bệnh nhân đầu của ông lên đến 42%. Từ cuối những năm 1930, nhờ những tiến bộ trong gây mê hồi sức, tỉ lệ tử vong của phẫu thuật Miles đã giảm đi nhiều và phẫu thuật Miles đã trở nên một phẫu thuật được chọn lựa trong điều trị ung thư trực tràng ngay cả với những khối u cách rìa hậu môn trên 15cm.
Năm 1982, J. Heald tại bệnh viện North Hamsphire, Basingstoke (Anh) Đã mô tả khái niệm cắt toàn bộ mạc treo trực tràng (CTBMTTT) [54]. Ong đã chứng minh được rằng có “vùng di căn hướng xuống dưới” về phía mạc treo trực tràng dưới khối u mà có thể bị bỏ sót lại sau phẫu thuật và đó là nguyên nhân của tái phát tại chỗ. Do đó, ông cho rằng cần phải cắt toàn bộ mạc treo trực tràng nhằm hạn2 chế tái phát tại chỗ. Kỹ thuật CTBMTTT còn giúp bảo tồn thần kinh tự trị vùng chậu (BTTKTTVC), làm giảm thiểu những rối loạn về chức năng bàng quang và tình dục sau mổ. Kỹ thuật này đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng.
Kể từ khi Jacobs tiến hành ca phẫu thuật cắt đại tràng qua nội soi ổ bụng đầu tiên năm 1991 thì vai trò của phẫu thuật nội soi trong ung thư đại trực tràng đã bắt đầu được khẳng định. Nhiều tác giả đã thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ trực tràng qua ngả trước và TSM bằng nội soi ổ bụng (phẫu thuật Miles nội soi) Áp dụng kỹ thuật CTBMTTT cho ung thư trực tràng thấp với mục đích làm giảm nhẹ sự nặng nề trong giai đoạn hậu phẫu cho bệnh nhân, mặt khác vẫn tôn trọng các nguyên tắc phẫu thuật ung thư. Về mặt lý thuyết, phẫu thuật này được xem là một chỉ định tốt trong điều trị ung thư trực tràng thấp, vì ngoài những thuận lợi khi phẫu tích trực tràng trong vùng chậu sâu dưới quan sát trực tiếp của camera nội soi thì nguyên tắc phẫu thuật ở TSM vẫn giữ nguyên như phẫu thuật mở. Mặt khác, bệnh nhân tránh được đường mổ bụng lớn không cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số tác giả vẫn còn nghi ngờ về tính khả thi và kết quả của phẫu thuật nội soi trong ung thư đại trực tràng.
Tại Việt Nam, nhiều trung tâm đã thực hiện phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng trong đó có cắt toàn bộ trực tràng qua ngả trước và TSM cho ung thư trực tràng thấp.
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố đánh giá đầy đủ các kết quả về mặt chức năng cũng như ung thư học của phương pháp phẫu thuật này. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm các mục tiêu sau đây:
1. Đánh giá tính khả thi và độ an toàn của phẫu thuật CTBTT qua ngả trước và ngả tầng sinh môn bằng nội soi ổ bụng với kỹ thuật CTBMTTT và bảo tồn thần kinh tự trị vùng chậu.
2. Đánh giá chức năng bàng quang và tình dục sau mổ với kỹ thuật CTBMTTT và bảo tồn thần kinh tự trị vùng chậu.
3. Đánh giá kết quả bước đầu về mặt ung thư học: Tỉ lệ tái phát tại chỗ và thời gian sống thêm sau 2 năm.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. DỊCH TỄ HỌC UNG THƯ TRỰC TRÀNG.
Ung thư đại trực tràng gặp nhiều ở các nước Bắc Mỹ và các chủng tộc da trắng như Uc, New Zealand và các nước châu Au; Ít gặp hơn ở các nước Nam Mỹ, Á châu và Phi châu. Ở châu Au, ung thư đại trực tràng gặp nhiều ở nam giới, tỉ lệ nam/nữ từ 1,5 - 2. Tuổi thường trên 60 tuổi.
Tại Pháp năm 1994, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ nhất trong các bệnh ung thư. Hàng năm có khoảng 26000 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng. TạiHoa Kỳ, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ hai ở nam và thứ ba ở nữ. Mỗi năm có khoảng 42000 trường hợp được chẩn đoán là ung thư trực tràng tại Mỹ và khoảng 8500 người chết vì căn bệnh này mỗi năm.
Tại thành phố Hồ chí Minh, theo thống kê năm 1998, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 3 ở nữ và hàng thứ 4 ở nam [14]. Tỉ lệ nam/nữ là 1,4. Tần suất ung thư đại trực tràng tăng dần ở người trên 50 tuổi [10].
1.2. SƠ LƯỢC PHÔI THAI HỌC ĐẠI TRỰC TRÀNG
Những kiến thức về phôi thai học được xem là không thể thiếu trước khi tìm hiểu về mặt giải phẫu học của đại trực tràng. Ống ruột nguyên thủy đầu tiên được xuất phát từ lớp nội bì của túi noãn hoàng.
Vào tuần lễ thai kỳ thứ 3, ống ruột nguyên thủy chia làm 3 vùng: Ruột giữa (midgut), ruột trước (foregut) Và ruột sau (hindgut).
Ruột trước sẽ giúp hình thành đoạn D2 tá tràng, được cấp máu nhờ động mạch thân tạng. Ruột giữa hình thành từ nhú tá tràng trở xuống đến cuối đại tràng ngang, được cấp máu bởi động mạch mạc treo tràng trên. Phần cuối đại tràng5 ngang, đại tràng xuống và trực tràng xuất phát từ ruột sau và được cấp máu bởi động mạch mạc treo tràng dưới. Hệ thống tĩnh mạch và bạch huyết cũng đi theo đường đi của động mạch.
Lớp ngoại bì hình thành các cấu trúc từ đường lược trở ra ống hậu môn. Như vậy đầu xa của trực tràng nguyên thủy (còn gọi là ổ nhớp) Hình thành một vùng chuyển tiếp bao gồm các mô xuất phát từ nội bì và ngoại bì, nằm quanh đường lược ở người lớn. Từ tuần lễ thứ 6 đến tuần lễ thứ 10, vách niệu dục hình thành bắt đầu phân chia ổ nhớp thành hai phần: Phần niệu dục ở phía trước và phần hậu môn và cơ thắt vòng ở phía sau.
SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU TRỰC TRÀNG:
CÁC MỐC GIẢI PHẪU CƠ BẢN
Hậu môn trực tràng bao gồm da vùng quanh hậu môn, ống hậu môn và trực tràng. Trong đó rìa hậu môn, đường lược và vòng hậu môn-trực tràng là ba mốc giải phẫu cơ bản:
Theo quan niệm giải phẫu, ống hậu môn bắt đầu từ đường lược trở xuống đến rìa hậu môn. Tuy nhiên, các phẫu thuật viên xem ống hậu môn là từ vòng hậu môn- trực tràng trở xuống đến rìa hậu môn.
Trực tràng được giới hạn ở khoảng 15cm cách rìa hậu môn trở xuống đến giới hạn trên của ống hậu môn. Trực tràng thường được chia làm 3 phần: 1/3 trên (11-15cm), 1/3 giữa (6-10cm) Và 1/3 dưới (0-5cm).
MẠC TREO TRỰC TRÀNG
Trong phần liên quan của trực tràng với các cấu trúc vùng chậu xung quanh, gần đây người ta nhấn mạnh đến vai trò của mạc treo trực tràng. Đây là điểm mà trước đây các sách giải phẫu học chưa nhấn mạnh. Mạc treo trực tràng là phần tiếp nối của mạc treo đại tràng chậu hông từ trên xuống, bao gồm các cấu trúc mỡ bao quanh trực tràng. Trong lớp mỡ này có các bạch huyết của trực tràng và các động tĩnh mạch trực tràng trên và giữa.
Ở đoạn trực tràng trên, khi mạc treo đại tràng chậu hông ngắn lại và biến mất, mạc treo trực tràng có hình bán nguyệt trên lát cắt ngang. Ở đoạn trực tràng8 giữa, ngay dưới nếp phúc mạc (ngang mức túi tinh hoặc phần trên âm đạo), mạc treo trực tràng có dạng gần hình tròn trên lát cắt ngang với bóng trực tràng lệch tâm về phía trước (Hình 1.5). Xuống đoạn trực tràng thấp, vào khoảng giữa hai cơ nâng hậu môn, mạc treo trực tràng mỏng dần và biến mất ở chỗ nối với ống hậu môn.
Về mặt phôi thai học, mạc treo trực tràng xuất phát từ sự tập trung những tế bào trung mô nhiều lớp dạng vòng, tạo nên lá ngoài (adventitia) Của trực tràng mà sau này dần được bao phủ bởi mô mỡ. Lớp ngoài của lá ngoài trực tràng kết chặt lại tạo nên bao cân ngoài mà còn được gọi là lá tạng của cân chậu hay lớp cân riêng của trực tràng.
Một số tác giả nghiên cứu về cấu trúc của mạc treo trực tràng cho thấy trong mạc treo trực tràng có nhiều hạch lympho [31] và hệ thống động tĩnh mạch trong mạc treo trực tràng được bao kín bởi lớp bao ngoài của mạc treo trực tràng (còn gọi là lá tạng của cân chậu). Điều này hỗ trợ cho giả thuyết của Stelzner [136] rằng mạc treo trực tràng là một túi kín bao lấy khối u trực tràng ( “tumor-tight packaging” ). Giữa mạc treo trực tràng và mặt trước bên xương cùng cụt là khoang mô liên kết lỏng lẻo gần như vô mạch nằm trong khoảng giữa lá thành và lá tạng của cân chậu. Khoang liên kết lỏng lẻo này có thể thấy rất rõ khi phẫu tích bằng dụng cụ sắc trong mổ.
Do đó, việc lấy được trực tràng cùng với mạc treo trực tràng có vỏ bọc còn nguyên vẹn là một yêu cầu có tính bắt buộc của kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng [58].
MẠCH MÁU TRỰC TRÀNG HẬU MÔN
Động mạch: Cấp máu cho trực tràng chia làm hai phần. Phần trên là bóng trực tràng được cấp máu bởi động mạch trực tràng trên và động mạch trực tràng giữa.
Phần dưới là ống hậu môn được cấp máu bởi động mạch trực tràng dưới. Vùng lược ngăn cách hai khu vực cấp máu khác nhau nên được coi là vùng vô mạch tương đối.
Tĩnh mạch: Máu từ vùng hậu môn trực tràng trở về từ hai vùng:
- Lớp dưới niêm mạc và dưới da: Vùng trên đường lược, có đám rối tĩnh mạch trĩ trong, dẫn máu về tĩnh mạch trực tràng trên. Khi đám rối tĩnh mạch này dãn tạo nên trĩ nội. Vùng dưới đường lược, là các tĩnh mạch nằm dưới da, có đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, đổ máu về tĩnh mạch trực tràng dưới. Khi đám rối tĩnh mạch này dãn tạo nên trĩ ngoại.
- Quanh khối cơ: Máu từ khu vực này được dẫn về tĩnh mạch trực tràng trên.
HỆ THỐNG BẠCH MẠCH CỦA TRỰC TRÀNG:
Dẫn lưu bạch huyết trực tràng thường đi theo đường đi của động mạch chi phối.
Trực tràng và hậu môn có một lưới bạch huyết phong phú dẫn lưu ra hệ thống mạch bạch huyết ngoại thành và các hạch. Đường lược phân cách hai hệ thống dẫn lưu:
- Dưới đường lược: Bạch huyết dẫn lưu đến các hạch bẹn nông.
- Trên đường lược: Bạch huyết được dẫn lưu về các hạch mạc treo tràng dưới và các hạch chậu trong.
Bạch huyết ở 2/3 trên trực tràng chỉ dẫn lưu tới các hạch mạc treo tràng dưới và các hạch cạnh động mạch chủ. Bạch huyết ở 1/3 dưới trực tràng dẫn lưu theo 2 hướng: Một đi theo các động mạch trực tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới; Một đi theo các động mạch trực tràng giữa ở mỗi bên tới các hạch chậu trong.
-----------------------------------------------------
Mục lục
Danh mục các ký hiệu
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học ung thư trực tràng
1.2. Phôi thai học trực tràng
1.3. Sơ lược giải phẫu trực tràng
1.4. Sự xâm lấn và di căn của ung thư trực tràng
1.5. Chẩn đoán và đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng trước mổ
1.6. Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng
1.6.1. Nguyên tắc phẫu thuật
1.6.2. Chỉ định phẫu thuật
1.6.3. Các phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng mổ mở
1.6.4. Các phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng qua nội soi ổ bụng
1.6.5. Điều trị hỗ trợ trước và sau mổ cho ung thư trực tràng
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân
3.2. Đặc điểm bệnh lý
3.3. Kết quả phẫu thuật
3.4. Biến chứng sau mổ
3.5. Tử vong
3.6. Chức năng bàng quang sau mổ
3.7. Chức năng tình dục sau mổ
3.8. Các biến chứng muộn
3.9. Tái phát tại chỗ và di căn
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Tính khả thi của phẫu thuật
4.2. Chức năng bàng quang và tình dục sau mổ
4.3. Phương pháp phục hồi tầng sinh môn trong phẫu thuật Miles
4.4. Kết quả về mặt ung thư học
4.5. Chỉ định và điều kiện của phẫu thuật CTBTT qua ngả trước và ngả TSMbằng nội soi ổ bụng
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Hoàng Bắc và cs (2003), “Cắt đại tràng nội soi”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 7, Phụ bản của số 1, tr.127 – 131.
2. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Trung Tín, Đỗ Minh Đại và cs (2006), “Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng bằng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng thấp”, Y học Việt Nam, tháng 2, tập 319, tr. 131-138.
3. Phạm Hùng Cường (2003), “Các yếu tố nguy cơ di căn hạch của carcinôm trực tràng”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản của số 1, tr. 227-232.
4. Nguyễn Anh Dũng, Đỗ Đình Công và cs (2005), “Kết quả ban đầu của phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6.
5. Triệu Triều Dương và cs (2006), “Kết quả điều trị ung thư trực tràng thấp bằng phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng (TME) và bảo tồn thần kinh tự trị vùng chậu”, Y học Việt Nam, tháng 2, tập 319, tr. 93-99.
6. Triệu Triều Dương, Đặng Vĩnh Dũng, Tống Khánh Vinh (2005), “Nhận xét kết quả sớm sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ mạc treo trực tràng có bảo tồn cơ thắt và dây thần kinh tự trị vùng chậu ở 24 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108”, Y học Việt Nam, tháng 7, tập 312, tr. 35-43.
7. Triệu Triều Dương, Nguyễn Cường Thịnh và cs (2004), “Phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng – Những kết quả bước đầu so với mổ mở”, Y học Việt Nam, tháng 11, tập 304, tr. 201-207.
8. Phạm Như Hiệp, Lê Lộc (2006), “Phẫu thuật nội soi trong ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trung Ương Huế”, Y học Việt Nam, tháng 2, tập 319, tr. 20-28.104
9. Phan Anh Hoàng, Văn Tần, Nguyễn Bá Sơn, Vũ Huy Nùng (2004), “Nhận xét bước đầu kết quả phẫu thuật triệt để điều trị ung thư trực tràng đoạn giữa tại bệnh viện Bình Dân và bệnh viện 175 từ tháng 2/2001 đến tháng 7/2004”, Y học Việt Nam, tháng 11, tập 304, tr. 225-232.
10. Nguyễn Đình Hối (1992), Phẫu thuật đại tràng, Bệnh học ngoại khoa đường tiêu hóa, Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr. 208-238.
11. Nguyễn Đình Hối (2002), Giải phẫu hậu môn trực tràng, Hậu môn trực tràng học, Nhà xuất bản Y học, tr. 1-21.
12. Lê Huy Hòa (2003), “Nghiên cứu sự xâm nhiễm của ung thư đại trực tràng”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản của số 4, tr. 155-162.
13. Phạm Đức Huấn, Đỗ Mai Lâm và cs (2006), “Kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng trong điều trị ung thư đại trực tràng”, Y học Việt Nam, tháng 2, tập 319, tr.107-112.
14. Nguyễn Chấn Hùng (2005), “Hiểu biết hiện nay về bệnh ung thư”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản của số 1, tr.115-122.
15. Mai Đức Hùng, Võ Tấn Long (2006), “Tai biến và biến chứng của phẫu thuật Miles”, Y học thực hành, số 12 (560), tr. 44-45.
16. Võ Tấn Long (2004), Điều trị ngoại khoa ung ung thư đại trực tràng, Điều trị ngoại khoa tiêu hóa, Nhà xuất bản y học, tr. 139-151.
17. Võ Tấn Long (1998), “Nhận xét kết quả điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Ngoại Khoa, tập 30, số 3, tr. 30-36.
18. Đoàn Hữu Nghị (1993), “Nhận xét tổng quan 191 ung thư trực tràng tại bệnh viện K từ 1988-1992”, Y học Việt Nam – chuyên đề ung thư, 173, tr. 54-61.
19. Lâm Việt Trung, Nguyễn Minh Hải và cs (2004), “Kết quả sớm của kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng qua nội soi ổ bụng trong phẫu thuật ung thư trực tràng”, Ngoại Khoa, số 5, tr.18-25 và Y học Việt Nam, tập 304, tháng 11, tr.215-224.105
20. Lâm Việt Trung, Nguyễn Minh Hải, Võ Tấn Long và cs (2006), “Kết quả sớm của phẫu thuật cắt toàn bộ trực tràng qua ngả bụng và tầng sinh môn bằng nội soi ổ bụng trong ung thư trực tràng – hậu môn” , Y học Việt Nam, tháng 2, tập 319, tr.34-44.
21. Nguyễn Duy Sinh, Cung Thị Tuyết Anh và cs (2003), “Xạ trị sau mổ ung thư trực tràng”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 4, tr.178-184.
TIẾNG ANH
22. Araujo S.E.A. et al. (2003), “Conventional approach vs. laparoscopic abdominoperineal resection for rectal cancer treatment after neoadjuvant chemoradiation: results of a prospective randomised trial”, Rev Hosp. Clin. Vol 58, No.3; São Paulo.
23. Bali C. et al (2004), “Assessment of local stage in rectal cancer using endorectal ultrasonography (EUS)”, Tech Coloproctol, 8, pp. S170-S173.
24. Baker R.P. et al.(2002), ”Does laparoscopic abdominoperineal resection of the rectum compromise long-term survival?” Dis Colon Rectum, 45, pp.1481-1485.
25. Breukink S. O. et al. (2006), “Prospective evaluation of quality of life and sexual functioning after laparoscopic total mesorectal excision”, Dis Colon Rectum, 50, pp.147-155.
26. Bullard K. M. et al.(2005), “Primary wound closure after preoperative radiotherapy and abdominoperineal resection has a high incidence of wound failure”, Dis Colon Rectum ,48, pp.438-443.
27. Bullard K.M. and Rothenberger D. A. (2005), Colon, Rectum and Anus, Schwartz’s Principles of Surgery, 8th Edition, pp. 1055-1117.
28. Campos R.R. et al. (1992), “Management of the perineal wound following abdominoperineal resection: prospective study of three methods”, Br J Surg, 79, pp.29-31.106
29. Cappelleri JC , Rosen RC et al. (1999), “Diagnostic evaluation of the erectile function domain of the International Index of Erectile Function”, Urology, 54, pp.346-351.
30. Cavina E. et al. (1997), “Laparoscopically assisted abdominoperineal resection and simultaneous total anorectal reconstruction with electrostimulated static-dynamic graciloplasty”, Surg Endos, 11, pp.1209-1212.
31. Canessa C. E. et al (2001), “Anatomic study of the lymph nodes of the mesorectum”, Dis Colon Rectum, 44, pp.1333-1336.
32. Christakis C. et al.(2004), “Pelvic reconstruction of the retroperitoneum after abdominoperineal resection of the rectum using full thickness skin grafts”, Tech Coloproctol ,8, pp.S85-S88.
33. Caprice C. K. et al. (2005), “Risk factors for perineal wound complications following abdominoperineal resection”, Dis Colon Rectum, 48, pp.43-48.
34. Coco C. et al (2006), “Long-term results after neoadjuvant radiochemotherapy for locally advanced resectable extraperitoneal rectal cancer”, Dis Colon Rectum, 49, pp. 311-318.
35. Conor P. D. et al (2002), “Preoperative radiotherapy improves survival for patients undergoing total mesorectal excision for stage T3 low rectal cancers”, Ann Surg., Vol 236, No. 2, pp. 203-207.
36. Dalal K. M. et Bleday R. (2007), Cancer of the rectum. Maingot’s Abdominal Operations, 11th edition, McGraw Hill Companies, Inc, pp. 693-725.
37. Decanini C., Milsom JW et al. (1994), “Laparoscopic oncologic abdominoperineal resection”, Dis Colon Rectum, 37, pp.552-558.
38. Diop M. et al (2003), ““Mesorectum”: the surgical value of an anatomical approach”, Surg Radiol Anat, 25, pp.290-304.
39. Drudi F.M. et al (2003), “Transrectal ultrasound color Doppler in the evaluation of recurrence of anal canal cancer”, Eur J Radiol, 47, pp. 142-148.107
40. Kapiteijn E. et al (2001), “Preoperative radiotherapy combined with total mesorectal excision for resectable rectal cancer”, N Engl J Med, Vol. 345, No. 9. pp. 638-646.
41. Enker WE et al (1997), “Abdominoperineal resection via total mesorectal excision and autonomic nerve preservation for low rectal cancer”, World J Surg. Sep;21(7), pp.715-720.
42. Fleshman J. W. et al. (1999), “Laparoscopic vs. open abdominoperineal resection for cancer”, Dis Colon Rectum, 42, pp.930-939.
43. Fuchsjger M.H. et al (2003), “Comparison of transrectal sonography and double-contrast MR imaging when staging rectal cancer”, Am J Radiol,181, pp. 421-427.
44. Gavioli M et al (2000), “Usefulness of endorectal ultrasound after preoperative radiotherapy in rectal cancer. Comparison between sonographic and histopathologic changes”, Dis colon Rectum, 43, pp. 1075-1083.
45. Giovanna M. da Silva et al. (2004), “The efficacy of a nerve stimulator (Cavermap@) to enhance autonomic nerve identification and confirm nerve preservation during total mesorectal excision”, Dis Colon Rectum, 47, pp.2032-2038.
46. Glen C. B. et al (2006), “Modern management of rectal cancer: A 2006 update”, World J Gastroenterol May 28, 12(20), pp. 3186-3195.
47. Gohl J. et al (2003), “Can neoadjuvant radiochemotherapy improve the results of multivisceral resections in advanced rectal carcinoma (cT4a)”, Colorect Dis., 5, pp. 436-441.
48. Gray D. et al. (1994), “Adequacy of lymphadenectomy in laparoscopic-assisted colectomy for colorectal cancer: a preliminary report”, J Surg Oncol, 57, pp.8-10.108
49. Gualdi G. F. et al (2000), “Local staging of rectal cancer with transrectal ultrasound and endorectal magnetic resonance imaging. Comparison with histologic findings”, Dis Colon Rectum, 43, pp. 338-345.
50. Guillou P. J. et al. (2005), “ Short-term endpoints of conventional versus laparoscopic assisted surgery in patients with colorectal cancer (MRC CLASICC trial) : multicentre, randomised controlled trial”, Lancet, 365, pp. 1718-1726.
51. Havenga K., Enker WE et al. (1996), “Male and female sexual and urinary function after total mesorectal excision with autonomic nerve preservation for carcinoma of the rectum”, J Am Coll Surg, 182, pp.495-502.
52. Havenga K., Enker W.E. (2002), “Autonomic nerve preserving total mesorectal excision”, Surg Clin N Am, 82, pp.1009-1018.
53. Hartley JE and Monson JRT. (2002), “The role of laparoscopy in the multimodality treatment of colorectal cancer”, Surg Clin N Am, 82, pp.1019-1033.
54. Heald RJ et al. (1982), “The mesorectum in rectal cancer surgery – The clue to pelvic recurrence?”, Br J Surg. Vol 69, pp.613-616.
55. Heald RJ. et al. (1998), “Rectal cancer – The Basingstoke experience of total mesorectal excision, 1978-1997”, Arch Surg, 133, pp.894-899.
56. Heald R.J. (1998), “Embryology and anatomy of the rectum”, Semin Surg Oncol, 15, pp. 66-71.
57. Heald R.J. (2005), “Surgical management of rectal cancer: a multidisciplinary approach to technical and technological advances”, The British J Radiol, 78, pp. S128-S130.
58. Hermanek P. et al (2003), “The pathological assessment of mesorectal excision: implications for further treatment and quality management”, Int J Colorectal Dis 18, pp.335-341.109
59. Hildebrandt U (1986), “Endorectal ultrasound: instrumentation and clinical aspects”, Int J Colorectal Dis, 1, pp. 203-207.
60. Hildebrandt U, Feifel G (1985), “Preoperative staging of rectal cancer by intrarectal ultrasound”, Dis Colon Rectum, 28, pp. 42-46.
61. Hildebrandt U. et al (1990), “Endosonography of pararectal lymph nodes. In vitro and in vivo evaluation”, Dis Colon Rectum, 33, pp. 863-868.
62. Hunerbein M et al (1996), “Evaluation and biopsy of reccurent rectal cancer using three-dimensional endosonography”, Dis Colon Rectum, 39, pp. 1373-1378.
63. Hunerbein M. (2003), “Endorectal ultrasound in rectal cancer”, Colorectal Dis, 5, pp. 402-405.
64. Iroatulam AJ et al (1998), “Laparoscopic abdominoperineal resection for anorectal cancer”, Am Surg, Jan; 64(1), pp.12-8.
65. Kahn H. et al (1997), “Preoperative staging of irradiated rectal cancers using digital rectal examination, computed tomography, endorectal ultrasound, and magnetic resonance imaging does not accurately predict T0N0 pathology”, Dis Colon Rectum, 40, pp.140-144.
66. Kauer W.K.H et al (2004), “The value of endosonographic rectal carcinoma staging in routine diagnosis. A ten year analysis”, Surg Endosc, 18, pp. 1075-1078.
67. Kaiser A. M., Ortega A. E. (2002), “Anorectal anatomy”, Surg Clin N Am 82, pp.1125-1138.
68. Kapiteijn E and C.J.H van de Velde (2002), “The role of total mesorectal excision in the management of rectal cancer”, Surg Clin N Am, 82, pp.995-1007.
69. Kapiteijn E et al (1999), “Total mesorectal excision (TME) with or without preoperative radiotherapy in the treatment of primary rectal cancer.Prospective randomised trial with standard operative and histopathological techniques. Dutch ColoRectal Cancer Group”, Eur J Surg, May, 165(5), pp.410-420.110
70. Kessler H. and Milsom J. (1999), Cancer of the colon and rectum, Manual of clinical Oncology, 7th edition, pp. 477-490.
71. Kim J. C. et al (2002), “Comparative study of three-dimentional and conventional endorectal ultrasonography used in rectal cancer staging”, Surg endosc, 16, pp. 1280-1285.
72. Kim N.K. et al. (2002), “Assessment of sexual and voiding function after total mesorectal excision with pelvic autonomic nerve preservation in males with rectal cancer”, Dis Colon Rectum, Sep, 45(9), pp.1178-1185.
73. Kneist W. and Junginger T.(2004), “Residual urine volume after total mesorectal excision: an indicator of pelvic autonomic nerve preservation? Result of a case-control study”, Colorectal Dis, 6, pp.432-437.
74. Kneist W. et al. (2005), “Major urinary dysfunction after mesorectal excision for rectal carcinoma”, Br J Surg, 92, pp.230-234.
75. Kneist W. et al.(2003), “Total excision of the mesorectum in cancer of the lower and middle rectum. Oncological and functional results”, Chirurg, 74, pp.125-131.
76. Kneist W. et al. (2005), “Validity of pelvic autonomic nerve stimulation with intraoperative monitoring of bladder function following total mesorectal excision for rectal cancer”, Dis Colon Rectum 48, pp. 262-269.
77. Koda K., Saito N. et al (2004), “Evaluation of lateral lymph node dissection with preoperative chemo-radiotherapy for the treatment of advanced middle to lower rectal cancers”, Int J Colorectal Dis ,19, pp.188-194.
78. Kouraklis G. (2002), “Reconstruction of the pelvic floor using the rectus abdominis muscles after radical pelvic surgery”, Dis Colon Rectum ,45, pp.836-839.
79. Kockerling F., Reymond MA, Schneider C.(1998), “Prospective multicentered study of the quality of oncologic resections in patients undergoing111 laparoscopic colorectal surgery for cancer. The Laparoscopic Colorectal Surgery Study Group”, Dis Colon Rectum, 41, pp.963-970.
80. Kockerling F., Scheidbach H., et al. (2000), “Laparoscopic abdominoperineal resection: early postoperative results of a prospective study involving 116 patients. The Laparoscopic Colorectal Surgery Study Group”, Dis Colon Rectum, Nov, 43(11), pp.1503-1511.
81. Kulinna C (2004), “Local staging of rectal cancer: Assessment with double-contrast multislice computed tomography and transrectal ultrasound”, J Comput Assist Tomogr, 28, pp. 123-130.
82. Kumar A. et al (2000), “Endosonography of the anal canal and rectum”, World J Surg, 24, pp. 208-215.
........
keyword: download luan an tien si, y hoc,chuyen nganh, phau thuat dai cuong,phau thuat, cat toan bo, truc trang, qua nga truoc, va nga tang sinh mon, bang noi soi o bung, lam viet trung
linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét