Chuyển đến nội dung chính

Xe Người - Truyệnngắn



 Xe Người - Truyệnngắn


Chuyến đi này, đối với ông chỉ có một dự định duy nhất. Ông đến khu nghỉ dưỡng có cái vườn hoa đẹp rợp trời. Ở đó, ông có kỷ niệm với bà, tức vợ ông. Mười năm rồi, giờ ông tám mươi hai tuổi. Chân bước lên xe nặng nề và cái tai không còn nghe những gì người ta nói. Ông nói những điều mình nghĩ. Và ông cũng nghĩ mọi người thích nghe câu chuyện của ông. Vì vậy đến khi lơ xe hỏi tiền, ông cất giọng sang sảng.
- Đi Đà Lạt, thăm vườn hoa ở khu nghỉ dưỡng Minh Tâm. Tôi có kỷ niệm ở đó với một người cực kỳ quan trọng.
- Không, ông cho cháu tiền xe, bốn trăm nghìn đồng - Người lơ xe vừa nói vừa cười để lộ hàm răng thích đùa nghịch giữa những chiếc răng dài.
- Đó là vợ, là người yêu, là người tôi nhớ.
Người lái xe bỏ qua ông để đi thu tiền những vị khách ở các hàng ghế tiếp theo. Anh ta đếm lại số tiền trên tay, tất thảy là một triệu hai trăm nghìn đồng. Như vậy chỉ mới thu được ba khách, số còn lại họ ngủ cả. Anh không tiện đánh thức. Xe nhồi mệt thấy chết nên giấc ngủ lúc này cũng quý giá lắm! Anh bỏ qua nốt những vị khách này và tiến trở lại hàng ghế tầng một. Ở đấy có một bà lão đang thức.
- Bà cho cháu xin tiền xe - Anh ta từ tốn đưa hai tay ra trước mặt bà lão.
- Tôi đi Đà Lạt, đi thăm nơi hai chúng tôi từng đến.
- Dạ, bà cho cháu bốn trăm nghìn đồng.
- Tôi tám mươi tuổi rồi. Đi thăm nơi hai vợ chồng tôi từng nghỉ dưỡng. Ông ấy mất đã tròn tám năm rồi. Tôi nhớ ông quay quắt.
Buồn lắm! Không có ông ta ở bên cạnh cuộc sống thật buồn. 


http://ambn.vn/product/c-219/p-217/children-219/TruyenNgan.html


Cái xe này là xe "Tình nhân" - Người lơ xe nghĩ. Anh ta ngồi xuống ở ghế trống cạnh bà lão. Hai tay chắp lên má nhìn bà chăm chăm trong ánh đèn xanh mờ quét qua gương mặt có làn da rất sáng. Sao bà lão này không là vợ của ông lão kia nhỉ, anh ta chực cười với ý nghĩ đó. Như thế họ đỡ phải cô đơn, đỡ phải tìm nhau giữa những trống vắng đến thênh thang trong cuộc sống. Xe trườn lên dốc, một số hành khách đã thức dậy trong không khí nồng nặc vữa nôn. Có tiếng trẻ con khóc khi cơn say và thấm đủ. Anh đi một lượt trong xe làm công việc hằng ngày của mình đó là phát những chiếc bao bóng.
- Lấy bao đi mấy chú, mấy dì. Chuẩn bị trước nếu ai bị nôn đấy. Đoạn dốc này dài.
Người lơ xe đi phát bao bóng cho từng người. Anh đặt lên bàn ăn trên mỗi chiếc giường nằm một chai nước và chiếc khăn lạnh. Xong anh đi thu tiền xe, không phải gấp gáp như thế nhưng cần phải hoàn thành công việc này để thực hiện công việc khác, đến điểm đón khách khác là phải sắp xếp chỗ cho khách, bốc hàng và rồi lại thu tiền. Cuộc sống trên xe nó như thế, nên đến ba mươi lăm tuổi anh chẳng lấy nổi một tấm đàn bà để ngửi mùi tình yêu, để sinh con đẻ cái. Mà thân chỉ nuôi nổi mình thân, anh đâm ra tính toán.
Chừng ấy tiền không đủ bảo đảm cho một gia đình có vợ con. Thôi tạm thời gọi chủ nghĩa độc thân muôn năm, sang trang khác tính câu chuyện khác. Mà suy nghĩ này có từ hồi anh ba mươi tuổi, đến giờ đã năm nhăm. Như vậy năm nhăm tuổi không cất nổi một trang đời.
Cuộc sống đôi lúc cũng lắm điều khốn khó.
Xe bắt đầu trườn lên nửa con dốc, hầu hết khách trên xe đều thức dậy thều thào trò chuyện với nhau. Người quen người lạ gì cũng nói chuyện tất. Miễn là ngồi cạnh nhau. Trong không gian này không thể im lặng, đôi lúc xe trôi qua đỉnh đèo dưới ánh trăng suông với những điều đáng ngờ về thân phận. Sống và chém gió, đó là sở trường của đám thanh niên. Xe này chỉ có mỗi anh ngồi cạnh ông lão tám mươi hai tuổi là trẻ nhưng trông rất lù lỳ. Hay nói đúng hơn là nhìn mặt anh ta có tâm sự, cha này chắc có nỗi buồn gì đấy.
Nhìn dáng trầm tư, ánh nhìn cố định vào tấm gương ra ngoài cửa xe. Ở đó đâu thấy gì, màn đêm đồng lõa với sự mịt mù tối tăm. Có thể, anh ta nhìn vào đâu đó còn sót lại trong ký ức của mình hoặc những thoáng buồn của ánh đèn rớt qua.
- Anh đi đâu đấy? Cụ già tám mươi hai tuổi hỏi người thanh niên. Anh ta vẫn chưa tỉnh giấc với cơn suy tư của mình. Nhưng ông già đã nghe thấy tiếng lao xao, và ông cho đó là câu trả lời của anh ta nên mới tiếp tục cuộc trò chuyện. Sao lại bỏ nhà đi, nhà là mái ấm sao bỏ đi. Chắc vợ chồng cơm không lành canh không ngọt.
- Cụ nói sao cơ ạ? Anh ta sực tỉnh và quay mặt sang phía cụ già.
- Tôi đi Đà Lạt, đi thăm lại nơi vợ chồng tôi từng đi qua, tôi nhớ bà ấy đến không ngủ được. Có thể đây là chuyến đi cuối cùng của tôi. Tuổi này ngủ không thức dậy là chuyện thường. Nhưng còn hơi thở là tôi vẫn yêu vợ mình.
- Sao vợ cụ không ở cùng?
- Tôi nghe rồi, anh nói anh bỏ nhà đi vì chuyện vợ con...
- Cháu không định nói vậy.
Nhưng đó là chuyện thực. Anh đang chạy trốn vợ mình. Cuộc sống với bao ngờ vực và xúc phạm nhau. Anh muốn có thời gian để nghĩ lại.
- Ông ấy không nghe được điều anh nói đâu - Người lơ xe nói chen vào. Anh thanh niên đưa ánh nhìn khó hiểu.
- Tôi không biết nữa, ông ấy biết tôi bỏ nhà đi.
- Tôi xin lỗi nhưng vì mắt anh buồn quá! Ông đoán cuộc sống phổ biến hiện nay của lớp trẻ. Thực sự chứ? Chuyện anh bỏ nhà đi.
- Thực sự.
- Cô ấy không phản ứng gì về chuyện đi?
- Biết đâu mà phản ứng. Tôi nhảy xe là đi vậy.
- Còn con anh?
- Chúng tôi chưa có con. 


HOÀNG HẢI LÂM(Theo ND)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...

VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN TRONG NGOẠI THƯƠNG

GIÁO TRÌNH  VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN TRONG NGOẠI THƯƠNG N gay từ ngày thành lập Trường Đại học Ngoại thương, môn học “Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong Ngoại thương” đã được giảng dạy trong chương trình đào tạo của Nhà trường. Môn học này là một trong những môn học nghiệp vụ chuyên ngành chủ yếu trong chương trình đào tạo của Nhà trường. Cùng với sự phát triển của Nhà trường, môn học “Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong Ngoại thương”  cũng được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo . Năm 1986, lần đầu tiên cuốn giáo trình có tên gọi “Vận tải trong Ngoại thương”  được xuất bản, chấm dứt thời kỳ “giảng chay”  và “học chay”  trong công tác giảng dạy của môn học. Tiếp đến năm 1994, cuốn giáo trình mới có tên gọi “Vận tải và bảo hiểm trong Ngoại thương”  do Tập thể giáo viên trong Bộ môn “ Vận tải và Bảo hiểm” biên soạn và được Nhà trường xuất bản. Cuốn giáo trình này đã trở thành giáo trình chuẩn của môn học phục ...