GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TS NGUYỄN THỊ THU HÀ
MỞ ĐẦU
Quyết
định thông qua Đề án phát triển nghề Công tác Xã hội (CTXH) Là căn cứ
quan trọng nhất đối với sự phát triển CTXH một cách chuyên nghiệp ở Việt
Nam, khi những điều kiện cần thiết đã chín muồi. Điều này cũng liên
quan chặt chẽ tới cam kết hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là
UNICEF. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH hiện
tại không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng.
Nhiều
người trong số họ thậm chí còn chưa hình dung được phát triển chuyên
nghiệp nghề CTXH có nghĩa là gì, có khác gì so với công việc hiện tại
không. Nhưng họ đều có chung mục đích: Phát triển chuyên nghiệp nghề
CTXH để các nhân viên CTXH có cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn, để
khả năng hỗ trợ, giúp đỡ của họ đến được với nhiều cá nhân, tổ chức nói
riêng, cũng như đến với toàn xã hội nói chung.
Ngoài
những điều kiện và yếu tố nói trên, còn có nhiều yếu tố khác, vừa là
thách thức lại vừa là cơ hội cho sự phát triển chuyên nghiệp nghề CTXH.
Sự phát triển của nghề CTXH tại Việt Nam trong thời gian tới phụ thuộc
rất nhiều vào việc phát huy tối đa những điều kiện, cơ hội này, cũng như
giảm thiểu các hạn chế về nhân lực, chính sách, nhận thức…
Bài
viết sẽ chỉ ra một số cơ hội và thách thức cùng với những giải pháp
nhằm phát triển CTXH tại Việt Nam. Các phân tích đều dựa trên kết quả
khảo sát năm 2010 của đề tài:
Đổi
mới Công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế (Nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Liên Bang Nga), với 4 nhóm đối tượng: Cán bộ CTXH, người dân thụ hưởng/
Sử dụng dịch vụ, giảng viên CTXH và sinh viên, tại 3 tỉnh, thành phố là
Hà Nội, Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh. Các giải pháp mang tính hệ
thống được đề cập trong bài viết này bao gồm: Hệ thống chính sách, nhận
thức xã hội, đội ngũ cán bộ nhân viên, hoạt động đào tạo nhân lực và hợp
tác quốc tế.
1. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH
Hiện
tại số lượng văn bản chính sách liên quan trực tiếp tới sự phát triển
CTXH chuyên nghiệp tại Việt Nam còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, tình hình
đã đổi khác từ khi Quyết định số 32/2010/ QĐ- TTg ngày 25/3/ 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt
Nam giai đoạn 2010- 2020 được thực thi.
Thống
kê cho thấy, ngoài Bộ LĐ, TB&XH với tư cách là cơ quan chủ trì,
điều phối các hoạt động của Đề án, còn có hàng loạt các Bộ, ngành khác
cùng tham gia phối hợp thực hiện Đề án. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, xây dựng hệ thống văn bản
pháp luật liên quan tới nghề CTXH. Bộ Nội Vụ chịu trách nhiệm ban hành
chức danh, mã ngạch viên chức, bậc lương… đối với các nhân viên CTXH. Bộ
GD&ĐT chủ trì, phối hợp quy hoạch mạng lưới đào tạo CTXH, hoàn
thiện hệ thống chương trình, phương pháp đào tạo về CTXH. Bộ Thông tin
và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện các hoạt động truyền thông về
phát triển nghề CTXH…
Tại
Việt Nam, hoạt động CTXH gắn chặt với việc phát triển và hoàn thiện hệ
thống chính sách về an sinh xã hội, bảo trợ xã hội của Nhà nước. Trước
thời điểm có Đề án phát triển nghề CTXH, công việc chủ yếu của CTXH được
thực hiện dưới dạng các hoạt động bảo trợ xã hội. Hệ thống cơ sở pháp
lý của Việt Nam liên quan tới sự phát triển CTXH thực chất đã có và tồn
tại xuyên suốt trong hệ thống chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, những
văn bản chính sách có liên quan trực tiếp tới CTXH chuyên nghiệp lại
chưa nhiều.
Kết
quả khảo sát cho thấy sự phân tán trong câu trả lời của các cán bộ CTXH
về hệ thống chính sách liên quan tới CTXH cũng là điều dễ hiểu.
Nhận xét
Đăng nhận xét