Chuyển đến nội dung chính

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học mô đun Tiện cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học mô đun Tiện cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu




MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
3.2 Khách thể nghiên cứu:
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Giới hạn đề tài
6. Các phương pháp nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC

1.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐÃ CÔNG BỐ

1.1.1 Ở nước ngoài:
1.1.2 Ở trong nước

1.2 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1 Tính tích cực
1.2.2 Tính tích cực trong học tập
1.2.3 Thuyết kiến tạo (Constructivism)
1.2.4 Phương pháp dạy học
1.2.5 Tích cực hóa
1.2.6 Tích cực hóa người học

1.3 CÁCH TIẾP CẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.3.1 Theo quan điểm tân lý – giáo dục
1.3.2 Theo quan điểm điều khiển học
1.3.3 Theo quan điểm công nghệ

1.4 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

1.4.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.4.2. Phương pháp dạy học tích cực
1.4.3 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
1.4.4 Bản chất của PPDH theo hướng tích cực hóa người học
1.4.5 Các biện pháp tích cực hóa học tập
1.4.6 Quan điểm dạy học định hướng hoạt động

1.5 CÁC PPDH THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC

1.5.1. Phương pháp khám phá có hướng dẫn (Vấn đáp tìm tòi hay đàm thoại Ơxrixtic)
1.5.2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
1.5.3 Phương pháp dạy học Algorith hóa
1.5.4 Phương pháp thảo luận
1.5.5 Dạy học hợp tác
1.5.6 Dạy học chương trình hóa
1.5.7 Phương pháp dạy thực hành
1.5.7 Phương pháp “Học dựa trên dự án” (Project Base Learning - PBL) Hay dạy học theo dự án
1.6 Sơ đồ tư duy “MIND MAP”
1.6.1 Cơ sở khoa học
1.6.2 Bản chất

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu
2.1.2 Cơ cấu và bộ máy tổ chức trường Cao Đẳng Nghề Bạc Liêu
2.1.3 Đội ngũ GV, nhân viên
2.1.4 Cơ sở vật chất
2.1.5 Tài chính

2.2 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN

2.2.1 Vị trí mô đun trong chương trình đào tạo
2.2.2 Mục tiêu mô đun Tiện cơ bản
2.2.3 Nội dung đào tạo mô đun Tiện cơ bản

2.3 THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

2.3.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.3.2 Đội ngũ giáo viên giảng viên
2.3.3 Phương pháp, phương tiện dạy học
2.3.4 Tình hình học tập của học sinh
2.3.5 Kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔ ĐUN TIỆN CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

3.1 Cơ sở đề xuất tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học
3.1.1 Đảm bảo mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học
3.1.2 Phát triển toàn diện và pháp huy khả năng sáng tạo cho học sinh
3.1.3 Đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm
3.2 Đề xuất quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học mô đun Tiện cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu
3.3 Thiết kế bài giảng mô đun Tiện cơ bản theo hướng tích cực hóa người học tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu


CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1 Mục đích và đối tượng thực nghiệm
4.2 Nội dung thực nghiệm
4.3 Tổ chức thực nghiệm
4.4 Xử lý số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm
4.4.1 Phân tích, đánh giá tác động của việc đổi mới tổ chức dạy học đến kết quả học tập
4.4.2 Phân tích, đánh giá tác động của việc đổi mới tổ chức dạy học từ người học và giáoviên dự giờ
4.4.3 Kết quả kiểm nghiệm đánh giá

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Dự kiến hướng phát triển đề tài
2. Những kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhiều pháp minh sáng chế ra đời nền kinh tế tri thức lên ngôi. Khi nền khi tế tri thức là động lực cho toàn cộng đồng thì giáo dục lại càng quan trọng định hình sự phát triển cho tương lai của mỗi quốc gia. Đồng thời thông qua giáo dục mỗi cá nhân đóng góp lợi ích cho cộng đồng và cho đất nước. Ngành giáo dục cần đẩy mạnh đổi mới liên tục cho phù hợp với thực tiễn, điều này giúp cho lực lượng sản xuất không tụt hậu về kiến thức khoa học, kỹ nâng nghề nghiệp, pháp huy năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo...

Nghị quyết hội nghị lần II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đã nêu: “Đổi mới mạnh mẽ hương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện với định hướng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát huy mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và mở rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”.

Nâng cao chất lượng dạy và học là nhu cầu cấp thiết, là giáo viên giảng dạy tại Khoa cơ khí chế tạo máy trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, mong muốn góp phần vào sự nghiệp chung là nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy mô đun chuyên ngành phù hợp với nhu cầu xã hội, mục tiêu, nội dung đào tạo. Từ những lý do trên người nghiên cứu mạnh dạn chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học mô đun Tiện cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học mô đun Tiện cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời phát triển khả năng làm việc nhóm và năng lực tự học cho học sinh.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực, nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tích cực hóa người học.
- Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy học mô đun tiện cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
- Đề xuất quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học mô- Đun
- Tiện cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
- Xây dựng một số bài giảng và bài tập cụ thể nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của người học. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả.

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
3.2 Khách thể nghiên cứu: Cơ sở lý luận các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
Hoạt động dạy và học mô đun Tiện cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Dạy học mô đun Tiện cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu chưa hiệu quả, Nếu đổi mới tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học như người nghiên cứu đã đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

5. Giới hạn đề tài
 Xây dựng một số bài giảng cụ thể trong mô đun Tiện cơ bản theo hướng tích cực hóa người học và tiến hành thực nghiệm sư phạm trên HS hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu.

6. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập và nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu đã công bố, các văn bản pháp quy, tạp chí, các cuộc hội thảo khoa học, các webside…nhằm thu thập các nội dung liên quan để phân tích, chọn lọc, tích hợp phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.
- Tìm cơ sở lý luận các phương pháp dạy học tích cực;
- Phương pháp điều tra: Sử dụng các phiếu điều tra, phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh về phương pháp dạy học mô đun Tiện cơ bản nhằm xác định thực trạng việc giảng dạy cũng như hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp thống kê số liệu: Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm: Chọn mẩu đối chứng và mẩu thực nghiệm để tiến hành dạy thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả phương pháp giảng dạy.


PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC

1.1 Tổng quan chung về lĩnh vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố

1.1.1 Ở nước ngoài:

Từ thời cổ đại các nhà sư phạm tiền bối như Khổng Tử, Socrate, Aristot,… đã đặt ra tầm quan trọng to lớn của việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và đã nói lên nhiều biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức. Trong thời Phục Hưng từ thế kỷ 16 cho đến thế kỷ 19 có nhiều tác giả tiêu biểu đề cập đến quan điểm này, cụ thể:

+ J. A. Komenxki (John Amos Comenius, 1592 - 1670) Là nhà thần học xứ
Moravia, nay là Cộng Hòa Séc. Ông đã đưa ra những biện pháp dạy học bắt học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để nắm được bản chất của sự vật và hiện tượng. Theo Komenxki: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách,… hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”.

+ J. J. Rousseau (Jean Jacques Rousseau, 1712 - 1778) Là một nhà giáo dục lớn của Pháp. Ông cũng cho rằng, phải hướng HS tích cực tự dành lấy kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và sáng tạo.

+ Theo D. Poia: “Việc giảng dạy đó là một nghệ thuật, mỗi giáo viên đều có phương pháp riêng của mình và người giáo viên này đều khác với giáo viên giỏi khác”. Với ý tưởng của ông thì việc giảng dạy nghiêng về mặt nghệ thuật hơn là mặt khoa học. Một giáo sư hay giảng viên phải có kiến thức của một nhà khoa học có cách truyền đạt kiến thức cũng như sự đam mê truyền đạt kiến thức của một người nghệ sĩ. Điều đó cũng có thể hiểu người truyền đạt kiến thức là những con người không phải là những cái máy. Từ thế kỷ 20, quan điểm này được các nhà giáo dục quan tâm rộng rãi trong phạm vi toàn quốc.

Mỹ: Đầu thế kỷ 20, nước Mỹ đã diễn ra một phong trào cải cách giáo dục rộng lớn. Tư tưởng định hướng quan trọng của cuộc cải cách này là chuyển từ dạy học lấy người dạy làm trung tâm sang quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học.
Lý thuyết nhận thức với các nhà khoa học tiêu biểu là John Dewey, Lev Vygostky, Jean Piaget, Jerome Bruner và những người khác. Những nhà khoa học này cho rằng, người học cần tích cực xây dựng kiến thức cho mình, và việc này diển ra trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Vygostky cho rằng, toàn bộ việc học được thực hiện trong “vùng phát triển gần” vùng này chính là sự khác biệt những gì người học có thể tự mình làm được với những gì có thể làm được khi có sự giúp đỡ của người khác....

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...