Nội lực văn hóa quyết định chất lượng tác phẩm văn học
Toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế - Văn hóa trên phạm vi thế giới đã trở
thành một xu thế mà nếu quốc gia nào đứng ngoài cũng sẽ khó tránh khỏi
tình trạng tụt hậu. Tuy nhiên, cũng như mọi lĩnh vực xã hội khác, toàn
cầu hóa với tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực của nó lại đòi hỏi mọi
nền văn học dân tộc phải có nội lực văn hóa mạnh mẽ, kết hợp với sự tỉnh
táo, nhanh nhạy của tư duy, sự thích ứng kịp thời trong sáng tạo,.. .
Mới có thể tiếp tục phát triển.
Ngày
nay, sự tràn ngập của vô số sản phẩm xuất xứ từ một số trung tâm văn
hóa - Văn minh, với sự hỗ trợ của các phương tiện chuyển tải ngày càng
đa dạng và hữu dụng, đã làm cho quá trình toàn cầu hóa còn chứa đựng một
số vấn đề mà với tầm nhìn xa trông rộng, những người tỉnh táo ở nhiều
quốc gia (nhất là các quốc gia đang phát triển) Cần tự cảnh tỉnh trước
khi hoạch định lộ trình đi cùng với nhân loại. Thực tế của quá trình
toàn cầu hóa và sự hội nhập đã nảy sinh một số vấn đề mà nếu không điều
chỉnh, nếu thiếu bản lĩnh, một nền văn hóa sẽ dễ bị đặt trước khả năng
biến thành bản sao của nền văn hóa khác. Nên không ngẫu nhiên, chúng ta
đã biết tới các mệnh đề như: "hòa nhập nhưng không hòa tan", "độc lập
trong liên lập". ..
Tức
là thời đại đã và đang đưa ra lời cảnh báo rằng, nếu một nền văn hóa
không có khả năng tự ý thức trong quá trình hội nhập, sẽ nhanh chóng bị
cuốn vào vòng xoáy của các tham vọng, chịu sự chi phối về vật chất và
tinh thần, tự phát thâu nạp các giá trị "khác mình" và như thế, không
chóng thì chầy, sẽ dần đánh mất tính độc lập và lòng tự tôn văn hóa. Do
đó, khi bàn về văn học trong xu thế hội nhập, không thể không đặt vấn đề
trong toàn cảnh các biến động, chuyển dịch văn hóa có nguồn gốc từ quá
trình tiếp biến hết sức phức tạp đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn
cầu. Và, dù có vai trò rất quan trọng, văn học cũng không phải là tất
cả, văn học chỉ là một trong nhiều thành phần tham gia vào quá trình hội
nhập về văn hóa mà thôi.
Mấy
chục năm qua, xã hội chúng ta phát triển trong một bối cảnh hoàn toàn
khác trước. Ra khỏi chiến tranh, con người trở lại cuộc sống đời thường
với các vấn đề, nhu cầu mới. Văn học cũng vậy, câu thúc nội tại của cả
người sáng tác lẫn người đọc đã ở mức nếu không "nhúc nhích" để vượt lên
thì văn học khó có thể giữ được vị trí đã có trong các thời kỳ trước.
Các vấn đề xã hội - Nhân sinh mới nảy sinh, góc nhìn mới về số phận con
người, các suy tư vượt ra ngoài khuôn khổ dân tộc đến với suy tư nhân
loại... Tất cả đều là yêu cầu mới của nhận thức - Phản ánh văn học, đồng
thời cũng là thách thức mà nhà văn phải nỗ lực giải quyết. Ngay cả đề
tài chiến tranh cũng thế, những câu chuyện, những vần thơ cần được bổ
sung thêm phương thức nhận thức - Phản ánh mới mà ở đó, việc khai thác
những vấn đề xã hội - Con người với tất cả hay - Dở, với tất cả những
tâm tư thầm kín, với tất cả niềm vui và nỗi buồn,... Cần được biểu hiện
trong ý nghĩa tư tưởng - Nghệ thuật vừa in đậm tính nhân văn, vừa chứa
đựng tính chân thực lịch sử.
Nhận xét
Đăng nhận xét