SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNG VIỆT QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
(Trường hợp làng Tam Sơn)
1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong
tác phẩm “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” (1984), Trần
Từ đã mô tả năm “tập họp người” và lý giải vì sao chúng có thể “vận
hành như một tổng thể”. Tác giả không nói rõ đã lựa chọn hoặc vận dụng
lý thuyết nào mà chỉ cho biết “Điều duy nhất có thể làm được trong lúc
này là nêu lên theo những trật tự nào đó (có phần võ đoán) Những câu hỏi
mà tôi (tác giả) Đã vấp phải trong quá trình tìm hiểu thực địa”. Tuy
vậy, công trình này gợi ra những khía cạnh lý luận quan trọng như nguyên
lý về sự tập họp xã hội của con người. Để sinh sống, con người đã tập
họp lại thành những nhóm xã hội khác nhau. Nhìn vào bất cứ tập họp người
nào cũng thấy ẩn chứa những cơ sở, những nguyên tắc mà ai cũng phải
tuân theo. Chẳng hạn, những người sống trên cùng địa vực, cùng huyết
thống, cùng sở thích hoặc cùng mục đích chính trị… đã tập họp thành các
tổ chức tương ứng là ngõ- Xóm, họ, phe- Phường- Hội và đảng phái.
Các
câu ngạn ngữ như “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, “một giọt máu đào
hơn ao nước lã”, “buôn có bạn, bán có phường”, “một người làm quan cả họ
được nhờ” … như đã nói lên cơ sở khác nhau cho những tập họp người.
Phải chăng, tính tự trị làng xã, cát cứ địa phương và sự trị vì đất nước
“theo cha truyền con nối” là sự thống trị của nguyên lý địa vực và
huyết thống trong xã hội cổ truyền? Xã hội hiện đại đã ra đời từ sự phát
triển ngày càng đa dạng các tập họp người dựa theo lòng tự nguyện tham
gia của cá nhân. Nhưng các tập họp người nảy sinh từ xã hội cổ truyền
vẫn không hoàn toàn mất đi nên cần tìm hiểu các hình thức thể hiện hoặc
biến thái của nó.
Theo
chúng tôi, nhìn cơ cấu tổ chức xã hội theo các nguyên lý “tập họp xã
hội” có thể bổ sung cho cách nhìn theo quan điểm giai cấp. Rất có thể,
những thay đổi về giai cấp cũng mới chỉ phản ánh một khía cạnh sự biến
đổi cơ cấu tổ chức làng Việt. Là một “tế bào sống” nảy sinh từ xã hội cổ
truyền của người Việt, tính tự trị của làng xã ở Bắc Bộ Việt Nam đã cho
phép nó dung nạp nhiều loại hình tổ chức khác nhau trong thế độc lập
tương đối với bộ máy tập quyền trung ương và dù được cải tạo XHCN những
cơ sở của sự tập họp người đó vẫn chi phối diên mạo cơ cấu tổ chức xã
hội tại làng xã. Hiện nay, trong điều kiện phát triển theo kinh tế thị
trường thì cùng với khu vực tổ chức nhà nước cũng đang hình thành khu
vực tổ chức xã hội dân sự. Đó là những diễn biến đang đòi hỏi những cơ
sở vận hành mới, sự ra đời và chi phối của những nguyên lý tập họp xã
hội mới. Nghiên cứu về biến đổi cơ cấu tổ chức, vì thế, sẽ cho thấy sự
biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam.
2. LÀNG TAM SƠN VÀ SỰ BIẾN ĐỔI DIỆN MẠO TỔ CHỨC QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
a)
Làng Tam Sơn: Địa bàn, đặc điểm, tên gọi. Tam Sơn là tên gọi một làng
xã đồng bằng, nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sách cổ viết: “Núi
Tam Sơn ở cách huyện Đông Ngàn 10 dặm về phía Tây Bắc. Giữa đồng bằng
nối vọt lên ba ngọn núi như chuỗi hạt châu. Xã Tam Sơn là nhân tên núi
mà gọi” (Đại Nam nhất thống chí, tập III: 71).
Nhận xét
Đăng nhận xét