NHẬN THỨC VỀ NGUỒN VỐN XÃ HỘI, SỨC MẠNH TIỀM TÀNG CHO PHÁT TRIỂN
KHÚC THỊ THANH VÂN
Trong
lĩnh vực nghiên cứu phát triển những thập niên qua, vai trò của văn hoá
và xã hội đối với phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng
ngày càng được chú trọng. Một số học giả đã sử dụng khái niệm vốn xã hội
(social capital) Cũng như đã phát triển những lý thuyết về chúng để
phân tích tác động của văn hoá và xã hội trong tiến trình phát triển.
Theo họ, các nước nghèo là những nước chưa nhận thức được đầy đủ sức
mạnh tiềm tàng nguồn vốn xã hội của mình, cũng như thiếu khả năng vận
dụng hiệu quả nguồn vốn này. Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ những cơ hội
(tiềm năng) Và trở ngại của việc sử dụng, phát huy nguồn vốn văn hoá
xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối với những quốc gia và vùng đang
phát triển, trong đó có Việt Nam.
Vốn xã hội: Nhận dạng và khả năng
Có
sự phân biệt khác nhau giữa vốn kinh tế, văn hoá và xã hội. Vốn kinh tế
được hiểu theo nghĩa thông dụng là tư liệu sản xuất, hàng hoá hay vốn
tài chính. Vốn văn hoá là sự thích ứng tri thức của cá nhân: Giáo dục
chính quy và không chính quy, kỹ năng gộp nhập giáo dục cần thiết; Năng
lực cá nhân và xã hội để đạt được những kỹ năng này. Vốn xã hội là nguồn
lực dựa trên mạng lưới với các thành viên gia đình, bè bạn, quan hệ và
định chế.
Theo
các nhà xã hội học, các hình thái vốn nói trên có thể chuyển đổi sang
nhau. Trong bối cảnh các cá nhân cũng như xã hội chịu ảnh hưởng của việc
thiếu vốn kinh tế, thì vốn văn hoá và xã hội trở nên quan trọng hơn.
Điều này không chỉ đúng với một quốc gia mà còn đúng với cấp độ địa
phương, tổ chức, cộng đồng và cá nhân. Khái niệm “Vốn xã hội” được đưa
ra đầu tiên bởi Lyda Judson Hanifan, một nhà giáo dục người Mỹ, vào năm
1916 khi ông bàn đến vấn đề trường học ở vùng nông thôn Bắc Mỹ. Theo
ông, vốn xã hội như những thứ được tính nhiều nhất trong cuộc sống
thường nhật của con người; Cụ thể là:
................................
==================
Nhận xét
Đăng nhận xét