LỊCH SỬ TỤ CƯ, QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG PHÚC XÁ, BA ĐÌNH, HÀNỘI
LỊCH SỬ TỤ CƯ, QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG PHÚC XÁ, BA ĐÌNH, HÀNỘI
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
Mở đầu
Nghiên
cứu lịch sử tụ cư và quá trình đô thị hóa của một điểm dân cư chuyển từ
ven đô sang khu dân cư đô thị có thể cho ta thấy nhiều khía cạnh quan
trọng của quá trình đô thị hóa đang diễn ra ở Việt Nam. Quá trình đô thị
hóa ở Việt Nam gần đây chủ yếu do sự gia tăng nhanh chóng luồng di cư
từ nông thôn ra đô thị, và do việc mở rộng địa giới hành chính vùng đô
thị. Sự gia tăng dân số đô thị thông qua sinh đẻ không phải nét đặc
trưng quan trọng nhất của quá trình này. Vấn đề đặt ra là liệu người dân
nông thôn di cư ra đô thị có sinh sống phân tán đều ở mọi nơi của đô
thị nơi họ đến, hay quá trình trở thành dân cư đô thị diễn ra dần dần
thông qua việc chuyển đến các vùng đệm ven đô, hình thành nên các tụ
điểm đông dân nhập cư, rồi khuếch tán dần vào các khu vực khác trong
thành phố? Các yếu tố chính sách và môi trường kinh tế, xã hội cụ thể đã
tác động đến quá trình này như thế nào? Thông qua nghiên cứu trường hợp
phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, ta có thể hiểu phần nào quá trình này.
Phường
Phúc Xá hiện nay nằm ngoài đê sông Hồng, bao gồm các khu Nghĩa Dũng,
Tân Ấp và Phúc Xá, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Phía Bắc Phúc
Xá giáp phường Yên Phụ, phía Nam giáp cầu Long Biên và phường Phúc Tân,
phía Đông giáp sông Hồng, phía Tây giáp đê Yên Phụ. Phúc Xá nằm ở cửa
ngõ dẫn vào chợ Đồng Xuân và khu 36 phố phường - Khu buôn bán truyền
thống sầm uất nhất Hà Nội. Phúc Xá cách ga Long Biên 300m, nằm liền kề
với bến xe khách Long Biên và trạm xe buýt Long Biên. Với địa thế “nhất
cận thị, nhị cận giang”, từ lâu Phúc Xá là nơi thu hút nhiều người dân
đổ về cư trú và kiếm sống.
1. Quá trình tụ cư của một khu dân cư nghèo: Phúc Xá thời kỳ trước năm 1954
Nhận xét
Đăng nhận xét