Chuyển đến nội dung chính

mốt mới, du nhập lý thuyết văn học để "trang sức"

mốt mới, du nhập lý thuyết văn học để "trang sức"



 Tiếp nhận lý thuyết văn học nước ngoài luôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng nền lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn một thế kỷ du nhập và áp dụng các lý thuyết phương Tây trong nghiên cứu, phê bình văn học, dường như tới nay, một số tác giả ở Việt Nam vẫn thực hành công việc theo lối "ăn xổi ở thì"?

Vận dụng một lý thuyết văn học từ phương Tây để nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam là hết sức cần thiết, song khi việc vận dụng trở thành "mốt" của một số tác giả nghiên cứu, phê bình lại nảy sinh một số hiện tượng "ngược đời", không biểu thị cho sự say mê, trăn trở nghề nghiệp mà cốt tạo tiếng vang? Bởi, thay vì tìm hiểu kỹ càng, có hệ thống, tiếp nhận trong sự phù hợp với thực tiễn văn học và động lực nội tại chi phối văn học ở trong nước, thì các tác giả này như đã bị "ngợp" trong lý thuyết mà họ cho là thích hợp. Và có lẽ vì không cần xem xét xuất xứ, bản chất lý thuyết đó là gì, họ lựa chọn cả một số lý thuyết phi chính trị, phản khoa học làm phương pháp nghiên cứu.

Lại có tác giả trong khoảng hai mươi năm trở lại đây đã khiến người quan tâm phải kinh ngạc vì liên tục chuyển đổi từ thi pháp học, phân tâm học đến phê bình phong cách! Với phương pháp nào ông cũng làm ra một, hai công trình dày cộp nhưng đọc kỹ lại thấy dường như phương pháp nghiên cứu nước ngoài chỉ là "đồ trang sức" để trưng ra với giới học thuật. Công trình nào cũng có nhược điểm rất lớn là tác giả còn thiếu nền tảng khi tiếp nhận các lý thuyết được lựa chọn, chưa đi sâu tìm hiểu rốt ráo chủ thuyết mình theo đuổi. Kỳ lạ là lối làm việc thiếu khoa học đó lại chưa một lần được xem xét cẩn trọng mà trái lại, tác giả từng dính án "đạo văn" này vẫn được một số cây bút lý luận, phê bình khen ngợi, coi như một tấm gương về nỗ lực nghiên cứu!?
Gần đây một cây bút phê bình trẻ xuất bản cuốn sách trong đó nhìn nhận văn học đương đại là "nền văn học đang chuyển đổi và phân hóa từ những không gian đối diện với sự chuyển hóa và phân hóa". Cây bút phê bình trẻ tuyên bố vận dụng trong sách (thực chất là tập tiểu luận) Nhiều phương pháp khác nhau: Từ thi pháp học, cấu trúc luận, tự sự học, đến lý thuyết chấn thương, lý thuyết hậu thực dân... Nếu tác giả thật sự nắm vững, thành thạo việc áp dụng các lý thuyết trên để nghiên cứu thì quả là đáng khâm phục. Nhưng khi đọc kỹ sẽ ngạc nhiên, vì các lý thuyết được áp dụng rất mờ nhạt, các phương pháp nghiên cứu như cấu trúc luận, tự sự học không được trình bày kỹ lưỡng, các biểu tượng về văn hóa, huyền thoại không được chú trọng giải thích,...

Mà lý thuyết hậu thực dân trở thành chủ thuyết xuyên suốt cả tập sách. Sự xuyên suốt đó cho thấy tác giả không quan tâm tới các vấn đề: Thứ nhất, đến nay hậu thực dân vẫn đang là lý thuyết còn gây tranh cãi. Ra đời trong thời kỳ các nước thuộc thế giới thứ ba mới giành được độc lập, hậu thực dân được một số nhà văn hóa ở phương Tây coi là giải pháp tối ưu để hiểu bản chất các nước này. Ngược lại, một số ý kiến cho rằng lý thuyết hậu thực dân chỉ khắc sâu thêm xung khắc văn hóa và phân biệt, kỳ thị chủng tộc; Tạo ra cuộc chiến không có hồi kết giữa văn hóa phương Tây với văn hóa bản địa (trung tâm - Ngoại vi); Không lý giải được những giao thoa văn hóa tự nguyện giữa phương Ðông và phương Tây, hay mở rộng ra là giữa các quốc gia với nhau.

Mặc dù đã có một tên gọi, nhưng hậu thực dân vẫn chưa phải là lý thuyết hoàn chỉnh, nhất là khi phải vay mượn nhiều diễn ngôn, lý thuyết khác nhau để che đậy mục đích, bản chất. Vì vậy, lý thuyết nhiều mâu thuẫn và cực đoan này nhanh chóng bị lu mờ khi lý thuyết toàn cầu hóa ra đời. Thứ hai, không phải quốc gia nào từng bị đế quốc phương Tây đô hộ cũng tồn tại những di sản hậu thực dân hay hậu thuộc địa, và Việt Nam không phải gánh chịu các di sản này như ở một số quốc gia châu Á khác. Thứ ba, có thể coi văn hóa của mỗi quốc gia và văn hóa của các quốc gia như những dòng chảy xen kẽ với các khúc giao cắt, cho nên không có nền văn hóa nào tĩnh tại, khép kín như trạng thái "tiền thực dân" mà lý thuyết hậu thực dân ghi nhận ở các nước chủ nghĩa thực dân đã mất quyền kiểm soát. Do đó, sử dụng lý thuyết hậu thực dân trong thực tiễn nghiên cứu văn học Việt Nam là không khả thi, như nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra...


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...