SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NGUYỄN XUÂN MAI
NGUYỄN DUY THẮNG
Nội dung bài viết
1.1. Một số thông tin về tình trạng khai thác thủy sản ở Việt Nam
Việt
Nam có trên 3.000km bờ biển, trài dài từ Móng Cái đến Hà Tiên với bốn
khu vực đánh cá chính là Vịnh Bắc Bộ, Miền Trung, Đông Nam Bộ, và Tây
Nam Bộ. Vùng nước đánh bắt thủy sản được chia thành gần bờ, trong lộng
và xa bờ (ngoài khơi). Vùng nước gần bờ là những khu vực trong vòng 6
hải lý tính từ bờ biển trở ra, từ 6-24 hải lý là trong lộng và ngoài
khơi – trên 24 hải lý. Theo một đánh giá gần đây, tiềm năng thủy sản
biển được ước tính khoảng 4,2 triệu tấn/ Năm, trong đó sản lượng đánh
bắt cho phép hàng năm là 1,7 triệu tấn. Trong năm 2010, tổng sản lượng
khai thác biển đạt 2,5 triệu tấn, vượt quá ngưỡng cho phép đánh bắt gần
50%.
Truyền
thống của cộng đồng ngư dân ven biển là đánh bắt trực tiếp từ bãi biển
hoặc trong rừng ngập mặn nông, cửa sông, đầm phá, nhờ ảnh hưởng của thủy
triều. Một loạt các ngư cụ từ đơn giản đến tinh vi đã được sử dụng để
bắt tất cả các loại cá và các loài động vật có vỏ. Trong năm 2010,
khoảng 107.500 tàu thuyền đánh cá nhỏ đang hoạt động gần bờ, trong đó có
5.200 tàu thuyền là không có động cơ (đánh cá dọc theo bờ biển với mức
nước 4-5 m), còn lại khoảng 102.300 tàu thuyền cơ giới nhỏ (<90 CV,
đánh bắt cá trong các khu vực gần bờ). Các ngư cụ phổ biến nhất bao gồm
lưới kéo, lưới rê, câu vàng, mành, bẫy... Mặc dù các nguồn tài nguyên
ven biển được báo cáo là đã bị suy giảm đáng kể trong những thập kỷ qua,
nhưng số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ hoạt động gần bờ đã không giảm mà
ngược lại có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tình
trạng đánh bắt ven bờ mang tính hủy diệt đã làm cho các nguồn tài
nguyên ven biển ngày càng cạt kiệt và khó có thể khôi phục lại được. Để
giảm bớt tình trạng khai thác quá mức, bảo vệ và phát triển các nguồn
tài nguyên ven bờ, cần phải tìm các nguồn sinh kế thay thế cho một bộ
phận ngư dân ven biển làm nghề đánh bắt ven bờ. Nghiên cứu này nhằm tìm
hiểu thực trạng sinh kế, những rủi do sinh kế hiện thời và khả năng
chuyển đổi sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Mặt khác, nghiên cứu
cũng đề xuất các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ thông qua tham
vấn cộng đồng ngư dân ven biển. Các kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho
việc thiết kế dự án “Nguồn tài nguyên ven biển cho sự phát triển bền
vững” của Bộ NN&PTNT do Ngân hàng thế giới tài trợ sẽ được thực hiện
ở 8 tỉnh Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này được
thực hiện ở 3 tỉnh duyên hải là Thanh Hóa (Bắc Trung Bộ), Khánh Hòa
(Trung Bộ) Và Sóc Trăng (ĐBSCL) Với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới.
2. Phương pháp luận nghiên cứu
2.1. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên
cứu đã áp dụng cách tiếp cận sinh kế để tìm hiểu và phân tích thực
trạng sinh kế cũng như các rủi ro sinh kế của cộng đồng ngư dân ven
biển. Khái niệm về sinh kế và khung phân tích sinh kế được sử dụng trong
nghiên này như trình bày dưới đây: “Một sinh kế bao gồm những khả năng,
tài sản (các nguồn lực vật chất và xã hội) Và các hoạt động cần thiết
cho một kế sinh nhai: Một sinh kế là bền vững khi nó (i) Có thể đối phó
với và phục hồi được từ những áp lực và những tác động đột ngột, (ii)
Duy trì hoặc làm tăng các khả năng và tài sản, và (iii) Cung cấp những
cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ mai sau” (Nguồn: Chambers and
Conway).
Biểu đồ 1: Khung phân tích các sinh kế nông thôn bền vững
Con
người được xem là trọng tâm của một mô hình sinh kế với các tài sản của
họ được gắn vào sinh kế đó. Vì vậy, để phân tích mô hình sinh kế của
một hộ gia đình hay một cộng đồng cần xem xét khả năng về các tài sản
của họ, bao gồm:
----------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét