NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
MAI THỊ NHUNG
phong cách nghệ thuật
(Sách nghiên cứu văn học, 2006)
LỜI GIỚI THIỆU
Trong
số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô Hoài là nhà
văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng vào bậc nhất. Ông chiêm
kỷ lục về số đầu sách - Đến nay ông đã cho in trên 160 cuốn. Tô Hoài là
cây bút rất đa dạng về đề tài và thể loại. Ông viết nhiều, viết hay về
Hà Nội xưa và nay, từ vùng quê ven thành đen cuộc sống của nhiều tầng
lớp cư dân thành phố. Ông là người có đóng góp to lớn cho sự thành công
của văn xuôi viết về miền núi và các dân tộc thiểu số. Tô Hoài từng đặt
chân đến nhiều đất nước, xứ sở ở gần hết các châu lục và đem đến cho bạn
đọc nhiều trang viết hấp dẫn về cảnh sắc, sinh hoạt phong tục vừa xa lạ
vừa gần gũi ở nhiều nơi trên thế giới. Tô Hoài là nhà văn yêu quý của
nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước.
Đến nay đã có trên 65 năm lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai nhưng
ngòi bút Tô Hoài vẫn cần mẫn, sáng tạo dường như thách thức cả thời gian
và tuổi tác.
Một
nhà văn lớn có sự nghiệp sáng tác đồ sộ và đặc sắc như Tô Hoài tất phải
thu hút sự chú ý và hứng thú tìm hiểu, khám phá của giới nghiên cứu,
phê bình. Kể từ bài viết của Vũ Ngọc Phan trong bộ Nhà văn hiện đại
(1943) Đến nay, đã có trên dưới một trăm bài viết lớn, nhỏ vào Hoài và
tác phẩm của ông. Càng ngày, người ta lại càng tìm thấy nhiều điều hấp
dẫn, thú vị và có ý nghĩa từ đời văn, đời người của nhà văn này. "Khám
phá về ông cả về văn lẫn về đời là một say mê với chúng ta, những người
có hạnh phúc được cùng thời với ông, và chắc cả thế hệ sau. Khám phá về
ông là cả một vấn đề khoa học lớn lao nhưng trước hết với chúng tôi là
đòi hỏi của tình cảm, của tòng biết ơn, sự noi gương" (Vũ Quần Phương -
Tô Hoài - Văn và đời).
Nghiên
cứu văn nghiệp phong phú, đồ sộ của Tô Hoài cần đến nhiều công trình và
nhiều cách tiếp cận. Chuyên luận Phong cách nghệ thuật Tô Hoài của Mai
Thị Nhung là một hướng tiếp cận cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để
khám phá về sự nghiệp văn học của nhà văn. Tìm ra được những đặc điểm
trong phong cách nghệ thuật một nhà văn tà đã nắm được đặc trưng cơ bản
và bền vững của cách thụ cảm, của cái nhìn về con người và đời sống,
những đặc điểm tạo nên tính thống nhất và độc đáo trong thế giới nghệ
thuật của nhà văn ấy. Nhưng khám phá phong cách nghệ thuật của nhà văn,
nhất là với những tác giả mà sự nghiệp sáng tác hết sức đa dạng, phong
phú như Tô Hoài không phải là công việc dễ dàng. Trên cơ sở kê thừa và
phát triển nhiều nhận định chính xác của các nhà văn, nhà nghiên cứu,
công trình của Mai Thị Nhung đã khái quát được một hệ thống những đặc
điểm của phong cách nghệ thuật Tô Hoài, từ hạt nhân cơ bản là cảm quan
hiện thực đời thường đến thê giới nhân vật đa dạng bình dị, giọng điệu
dí dỏm và ngôn ngữ dung dị tự nhiên đậm tính khẩu ngữ. Có thể còn có
những đặc điểm khác nữa của phong cách nghệ thuật Tô Hoài cần được tìm
hiểu thêm, ví như những đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật, kết cấu.
Cũng có thể có những cách khái quát khác về đặc điểm phong cách nghệ
thuật Tô Hoài. Nhưng sự 3 khái quát và phân tích về phong cách nghệ
thuật Tô Hoài của tác giả công trình này là những cố gắng rất đáng ghi
nhận, góp phần nghiên cứu sâu hơn về Tô Hoài và khẳng định tài năng cũng
cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. Xin trân trọng giới thiệu chuyên
luận Phong cách nghệ thuật Tô Hoài với bạn đọc, đặc biệt là với những
người quan tâm và mến mộ nhà văn Tô Hoài.
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2006
PGS. Nguyễn Văn Long
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Lời nói đầu
Thế
kỷ XX đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền văn học hiện đại Việt
Nam. Ở đó đã có bao nhà văn tự khẳng định vị trí và phong cách nghệ
thuật của mình.
Tô
Hoài là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại nước nhà. Hơn 65 năm miệt
mài sáng tạo, ông đã đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc hơn 160 đầu
sách. Các chặng đường sáng tác của ông gắn bó chặt chẽ với từng bước đi
của nền văn học hiện đại Việt Nam. Từ khi xuất hiện trên văn đàn đến
nay, sáng tác của Tô Hoài đã được nghiên cứu về nhiều phương diện, nhiều
phạm vi trên nhiều hướng tiếp cận. Tuy nhiên, hầu hết những công trình
nghiên cứu về Tô Hoài mới chỉ dừng lại ở một phương diện nào đó hoặc
trong một tác phẩm, hoặc trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Chúng tôi
nghĩ rằng với một tác giả có vị trí và sự cống hiên đặc biệt cho nền
văn học dân tộc như Tô Hoài, không thể chỉ dừng lại ở đó. Với suy nghĩ
như thế, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề Phong cách nghệ thuật Tô
Hoài.
Nghiên
cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học quả là một việc làm
không dễ dàng, đặc biệt là với Tô Hoài, khi ông đã có hơn 65 năm lao
động nghệ thuật nghiêm túc với hơn 160 đầu sách được sáng tác trong
nhiều giai đoạn, nhiều thể loại, nhiều đề tài. Tuy vậy, chúng tôi vẫn
mong muốn tìm hiểu vấn đề này - Một vân đề gai góc mà lại thật lý thú.
Để nghiên cứu vấn đề đặt ra, chúng tôi đã cố gắng đi tìm hạt nhân phong
cách nghệ thuật Tô Hoài. Hạt nhân đó sẽ chi phối toàn bộ thê giới nghệ
thuật của tác giả.
Tất
cả sẽ được quy tụ vào một bình diện đặc sắc làm nên phong cách nghệ
thuật nhà văn. Với hướng đi và cách tiếp cận vấn đề như thế, bước đầu
chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Mặc dù rất cố gắng, song việc
nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả xin chân
thành đón nhận mọi ý kiên phê bình, góp ý của bạn đọc và kính mong bạn
đọc lượng thứ.
Tác giả
MỞ ĐẦU
Với
hơn 85 năm tuổi đời, hơn 65 năm tuổi nghề và hơn 160 đầu sách đã xuất
bản, cho đến nay, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn hiện đại nước ta
đạt được nhiều con số kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác của mình. Tô Hoài
là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Trên hành trình
sáng tạo hơn 65 năm không ngừng nghỉ, Tô Hoài đã trải qua những mốc lịch
sử và văn học đặc biệt: Trước và sau Cách mạng tháng Tám; Trong chiến
tranh và trong hoà bình; Trước và sau thời kỳ đổi mới văn học. Sáng tác
của Tô Hoài lại đa dạng về đề tài và thể loại: Từ đề tài miền xuôi đến
đề tài miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch
bản phim, tiểu luận... Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng ghi lại những
dấu ấn riêng rõ nét. "Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa
dạng" (Hà Minh Đức), luôn thể hiện đầy đủ bản lĩnh của người cầm bút…
Tô
Hoài là một nhà văn lớn, một nhà văn "vừa vào nghề soát lại vừa kéo dài
tuổi nghề - Một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ
nhạt" (Vương Trí Nhàn). Trên nhiều trang viết của mình, ông luôn có "một
giọng điệu riêng, một cách nói riêng" (Phong Lê) Sáng tạo độc đáo. Đóng
góp của ông cho nền văn học hiện đại Việt Nam là không thể phủ nhận.
Lâu nay các nhà nghiên cứu văn học đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho
những sáng tác có giá trị của Tô Hoài, nhưng những công trình coi phong
cách Tô Hoài là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt lại chưa được chú
trọng. Chúng tôi nghĩ rằng, Tô Hoài là một nhà văn lớn, sừng sững đứng
trên cánh đồng văn chương hiện đại nước nhà, rất xứng đáng được dành một
đề tài chuyên biệt để nghiên cứu phong cách nghệ thuật của ông. Tô Hoài
chính thức vào nghề văn từ truyện ngắn Nước lên (1940). Tác phẩm của
nhà văn lâu nay đã trở thành đối tượng nghiên cứu cho nhiều nhà nghiên
cứu phê bình văn học trong và ngoài nước.
Trước
năm 1945, Tô Hoài đã có một số lượng đầu sách đáng kể tiểu thuyết Quê
người, Giăng thề, tập truyện ngắn O Chuột, hồi ký Cỏ dại, tập truyện
ngắn Nhà nghèo...), nhưng số lượng công trình nghiên cứu về tác giả chưa
nhiều. Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu
phê bình Vũ Ngọc Phan. Trong Nhà văn hiện đại (1943) Vũ Ngọc Phan đã
xếp: "Tiểu thuyết của Tô Hoài... Thuộc loại tả chân, có khuynh hướng về
xã hội". Ngay từ những tác phẩm giai đoạn này, Tô Hoài đã bộc lộ nét
riêng độc đáo trong cách nhìn và giọng điệu văn chương. Từ tiểu thuyết
Quê người, ông tỏ ra là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc,
phát hiện "cả những cách sống cùng cực, rất đáng thương của người dân
quê”, cả "những màu tươi tắn ở cái tính rất nhẹ nhàng, ở cái tính chất
phác và không lo xa của người dân quê nữa". Tô Hoài là một nhà văn có
tài quan sát nên "từ ngôn ngữ, cử chỉ, thói tục cho đến những cảnh sinh
hoạt của những người dân quê... Tô Hoài đều đã tả với nghệ thuật chân
xác". Không những thế, ngay từ tập truyện ngắn O Chuột. (1942), Tô Hoài
đã "tỏ ra không giống một nhà văn nào trước ông và cũng không giống một
nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông". Ông có một "lối văn" đặc
biệt, "một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc của
thôn quê".
Sau
năm 1945, những công trình nghiên cứu về văn chương Tô Hoài khá nhiều.
Các tác giả tâm huyết với văn chương Tô Hoài tiêu biểu là Phan Cự Đệ, Hà
Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Vân Thanh, Trần Hữu Tá, Nguyễn
Văn Long, Vương Trí Nhàn, Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Đăng Điệp... Nhìn
chung, các tác giả đều thống nhất nhận thấy, Tô Hoài có năng khiếu quan
sát nổi trội. Ông quan sát vừa có diện, vừa có điểm. Cái nhìn tinh tế
sắc sảo mang tính ổn định và in đậm dấu ấn riêng. Phan Cự Đệ đã nhận
thấy "Tô Hoài có một khả năng quan sát đặc biệt, rất thông minh hóm hỉnh
và tinh tế. Nhất trí với ý kiến đó, Nguyễn Đăng Mạnh chỉ rõ: "Nhà văn
có một khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sao tài hoa". Hà Minh Đức
trong đi giới thiệuTô Hoài cũng đã khẳng định: "Tô Hoài có một năng lực
phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan". Trần Hữu Tá chỉ
rõ năng lực đặc biệt của Tô Hoài chính là "nhãn quan phong tục đặc biệt
nhạy bén sắc sảo, Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: "ở Tô Hoài, cảm quan hiện
thực nghiêng về phía sinh hoạt và phong tục". Vương Trí Nhàn quả quyết:
"Tô Hoài lõi đời, sành sỏi, con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt". Nguyễn
Đăng Điệp khái quát: "Cái nhìn không nghiêm trọng hoá là nét trội trong
cảm quan nghệ thuật của Tô Hoài"... Như vậy là, khả năng quan sát, cái
nhìn hiện thực tinh tế sắc sảo của Tô Hoài là một yếu tố nổi trội thuộc
năng khiếu bẩm sinh của nhà văn. Nó là hạt nhân phong cách nghệ thuật
tác giả bởi chính năng khiếu này đem đến chất liệu hiện thực riêng trong
sáng tác của Tô Hoài.
Thế
giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài là một trong những phương diện
được các nhà nghiên cứu nhìn nhận khá thống nhất. Phan Cự Đệ cùng với
những phát hiện về khả năng quan sát của Tô Hoài đã khẳng định: "Anh
quen viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như hơi thở của sự
sống, khoẻ mạnh, thuần phác, lạc quan như những con người trong truyện
cổ tích. Trữ tình, trong sáng đẹp và ý nhị như ca dao".
Bên
cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng, thế giới nhân vật của Tô Hoài còn có
những hạn chế nhất định: "Anh chưa thật thành công khi thể hiện những
bước ngoặt của tính cách". "Anh ít khai thác nhân vật của mình ở góc độ
trí tuệ, ở sự bừng tỉnh trí tuệ và hầu như cũng chưa có nhân vật trí tuệ
nào được miêu tả thành công trong tác phẩm của anh". Đáng chú ý là ý
kiến của Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Tô Hoài với quan niệm "con
người là con người ", tác giả khẳng định: "Tô Hoài quan niệm con người
là con người, chỉ là con người, thế thôi". Vì thế, nhân vật của ông được
khai thác "toàn chuyện đời tư, đời thường". Ngay cả "nhân vật cách
mạng, nhân vật anh hùng của ông thường ít được lý tưởng hoá. Tô Hoài
không thích che đậy phương diện người thường, đời thường của những chiến
sỹ cách mạng. Ngay cả thế giới loài vật của Tô Hoài cũng vậy thôi,
chẳng có những phượng hoàng, kỳ lân, chẳng có hổ, báo, sư tử ghê gớm gì,
chỉ toàn những con vật tầm thường vẫn sinh sống hằng ngày quanh ta".
Đặc điểm riêng này khiến thế giới nhân vật Tô Hoài phong phú, đa dạng và
gần gũi với mỗi chúng ta.
Đặc
biệt là văn phong, giọng điệu, ngôn ngữ Tô Hoài, những phương diện đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhận diện. Vân Thanh khẳng định:
"Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân
lao động". Ý kiến đó được phân Cự Đệ tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh:
"Tô Hoài đã chú ý học tập ngôn ngữ nghề nghiệp và ngôn ngữ địa phương".
"Trong tác phẩm của Tô Hoài nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã được
nâng cao, nghệ thuật hoá". Cùng với Phan Cự Đệ, Bùi Hiển thấy rằng: "Văn
phong Tô Hoài chủ yếu làm bằng những nét nhẹ, mảnh, nhuần nhị, tinh tế,
đôi khi hơi mờ ảo nữa".
Nhất
trí với nhận định ấy, Hà Minh Đức, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Vũ
Quần Phương, Trần Đình Nam, Lê Phòng, Nguyễn Đăng Điệp,... Trong các
công trình nghiên cứu của mình tiếp tục có những nhận xét sắc sảo: "Khi
miêu tả thiên nhiên cũng là lúc văn của Tô Hoài đậm màu sắc trữ tình và
giàu chất thơ" (Hà Minh Đức); "Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và
nghệ thuật miêu tả sinh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt...
Tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái "thán" của đối
tượng và thường bàng bạc một chất thơ" (Trần Hữu Tá); "Tô Hoài có biệt
tài miêu tả sinh hoạt và phong cảnh miền xuôi cũng như miền núi và có
một lối kể truyện rất tự nhiên, dí dỏm, có khi tinh quái, (Nguyễn Văn
Long); "Viết về cái của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và
cũng là kênh thẩm Mỵ của Tô Hoài. Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm
nên quan niệm nghệ thuật của ông. Nó khiến cho văn Tô Hoài có được phong
cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh
quái" (Nguyễn Đăng Điệp)...
Các
nhận xét trên, tuy đã đề cập đến một số phương diện thể hiện phong cách
nghệ thuật Tô Hoài, nhưng chủ yếu mới là những nhận định nằm rải rác
trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu. Phong
cách nghệ thuật tác giả được coi là một đối tượng chuyên biệt thì chưa
có một công trình khoa học nào. Chính vì thế, việc nghiên cứu dưới góc
độ phong cách học toàn bộ sáng tác của Tô Hoài là một việc làm rất cần
thiết và có ý nghĩa. Đặc biệt là với Tô Hoài khi ông đã cống hiến cho
nền văn học hiện đại nước nhà hơn 160 đầu sách trong một thời gian dài
hơn nửa thế kỷ đã qua...
Nhận xét
Đăng nhận xét