NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA SINH SỮA CỦA BÒ LAI F2 ( ♀ LAI F1 X ♂ HOLSTEIN FRIESIAN) NUÔI TẠI ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
ĐẠI
HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN
ĐỨC THIỆU
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA SINH SỮA CỦA BÒ LAI F2 ( ♀ LAI F1 X ♂ HOLSTEIN FRIESIAN) NUÔI TẠI ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
Chuyên
ngành: Sinh học thực nghiệm - Mã số: 60.42.30
LUẬN
VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG LẠNG
Lời cảm ơn
Tôi
xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Trọng Lạng, khoa Sinh- KTNN trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi
xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo, các cán bộ khoa
Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cản ơn Ban
Chủ nhiệm khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Tôi xin trân
trọng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám đốc công ty TNHH Thái Việt.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ phòng thí nghiệm Trung tâm trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi
xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban
giám hiệu và các thầy cô giáo trường PT cấp 2+3 Tân Sơn- Lục Ngạn - Bắc Giang. Nhân
dịp này, tôi cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện thuận lợi, khích lệ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
MỤC LỤC
Mở
đầu 1
1.
Lý do chọn đề tài. 1
2.
Mục tiêu của đề tài. 2
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 2
Chương
1: Tổng quan tài liệu 3
1.1.
Sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa. 3
1.1.1.
Tình hình chăn nuôi bò và sản xuất sữa trên thế giới. 3
1.1.2.
Tình hình chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa ở Việt Nam. 5
1.2.
Tình hình nghiên cứu thành phần hoá sinh sữa bò. 7
1.3.
Bò lai F2 (Lai F1 x Holstein Friesian). 8
1.4.
Đặc tính và thành phần hoá học của sữa. 9
1.4.1.
Sữa và các đặc tính của sữa. 9
1.4.2.
Thành phần hoá học của sữa. 10
1.5.
Quá trình tạo sữa. 15
1.6.
Nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất sữa. 17
1.7.
Giá trị dinh dưỡng của sữa. 17
1.8.
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sữa bò. 18
1.8.1.
Giống. 18
1.8.2.
Thức ăn. 19
1.8.3.
Các chế phẩm sinh học. 20
1.8.4.
Chu kỳ vắt sữa. 21
1.8.5.
Tình trạng sức khoẻ. 22
1.8.6.
Tuổi bò. 22
1.8.7.
Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. 22
1.9.
Bảo quản và chế biến sữa. 23
1.9.1.
Bảo quản sữa. 23
1.9.2.
Chế biến sữa. 25
1.10.
Sữa chua và giá trị dinh dưỡng của sữa chua. 26
Chương
2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
2.1.
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu. 28
2.2.
Nội dung nghiên cứu. 28
2.3.
Phương pháp nghiên cứu. 29
2.3.1.
Xác định hàm lượng vật chất khô. 29
2.3.2.
Phương pháp lên men sữa tạo sữa chua. 29
2.3.3.
Định lượng protein tan theo phương pháp Lowry. 30
2.3.4.
Định lượng lipid theo phương pháp tách chiết bằng Ethepetrolium.
32
2.3.5.
Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand. 33
2.3.6.
Xác định vitamin C bằng phương pháp cực phổ xung vi phân. 36
2.3.7.
Định lượng khoáng tổng số. 36
2.3.8.
Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. 37
Chương
3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 39
3.1.
Thời tiết khí hậu của huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên. 39
3.2.
Thành phần hoá học của sữa tươi. 40
3.2.1.
Vật chất khô. 41
3.2.2.
Đường khử. 41
3.2.3.
Lipid. 42
3.2.4.
Protein. 43
3.2.5.
Khoáng tổng số. 44
3.2.6.
Vitamin C. 45
3.3.
Thành phần hoá học của sữa chua. 46
Kết
luận và đề nghị 48
1.
Kết luận. 48
2.
Đề nghị. 49
Danh
mục các công trình của tác giả 50
Tài
liệu tham khảo 51
Phụ
lục
MỞ
ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài.
Hiện
nay, chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã và đang phát triển mạnh đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Bên cạnh các giống bò sữa cao sản nhập nội như
Holstein
Friesian (HF), Jersey, các con lai theo hướng chuyên sữa được nuôi với số lượng
lớn, chiếm khoảng 90% tổng đàn bò sữa cả nước. Bò lai hướng sữa có khả năng
thích nghi tốt với khí hậu của Việt Nam, có khả năng chống chịu bệnh tật, năng
suất sữa khá cao và ổn định.
Sữa
là sản phẩm chính trong chăn nuôi bò sữa, là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, có lợi cho sức khoẻ con người nhất là người già, phụ nữ, trẻ em, người lao
động nặng nhọc. Sữa được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như sữa tươi, sữa chua
và sữa chế biến. Sữa chua có thể gọi là thức ăn kiêng, vì nó lành, ăn không
những bổ mà còn trị được một số bệnh, là thực phẩm để giải độc.
Công
ty thương nghiệp hàng hoá Thái Việt được hình thành 6/2003 và đến năm 2004 bắt
đầu tiến hành nuôi bò sữa. Đây là địa điểm nuôi bò sữa với số lượng lớn của
tỉnh Thái Nguyên. Đàn bò sữa của công ty có 100 con và đa số là bò lai F2 (♀ F1
x ♂ HF). Cũng như một số trang trại khác trên địa bàn Thái Nguyên, do mới thành
lập nên việc đánh giá chất lượng sữa chưa thể tiến hành được, do đó trong chăn
nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
Đánh
giá năng suất và chất lượng sữa của đàn bò là rất cần thiết, qua đó có thể thấy
được giá trị dinh dưỡng của sữa, có vai trò to lớn trong công tác tuyển chọn
giống, trong việc điều chỉnh mức độ chăm sóc, vệ sinh và nuôi dưỡng phù hợp,
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chính
vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa sinh sữa của bò lai F2 (
♀ lai F1 x ♂ Holstein Friesian) nuôi tại Đồng Hỷ - Thái
Nguyên”
để làm đề tài cho luận văn.
2.
Mục tiêu của đề tài.
Đánh
giá chất lượng sữa tươi và sữa chua của đàn bò lai F2 nuôi trang trại tại Đồng
Hỷ - Thái Nguyên.
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
+
Xác định hàm lượng vật chất khô trong sữa tươi và sữa chua.
+
Định lượng một số thành phần trong sữa tươi và sữa chua:
-
Định lượng protein tan
-
Định lượng lipid
-
Định lượng đường khử
-
Định lượng vitamin C
-
Định lượng khoáng tổng số
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự phát triển của ngành
chăn nuôi bò sữa.
1.1.1. Tình hình chăn nuôi
bò và sản xuất sữa trên thế giới.
Chăn
nuôi bò sữa trên thế giới ngày càng phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng
cao của con người về sữa. Hiện nay, bò sữa được nuôi ở rất nhiều nơi, mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm toàn thế giới thu được khoảng 500 triệu tấn sữa
các loại, trong đó 80-90% là sữa bò. Khu vực nuôi bò nhiều nhất là Châu Á với
số lượng 485.489.561 con, chiếm 35,49% tổng đàn trên thế giới. Sau đó là Châu
Mỹ La Tinh và Caribe, thấp nhất là Châu Âu với số lượng 138.588.817 con, chiếm
10,1% tổng số đàn.
Tuy
nhiên, khu vực nuôi nhiều bò nhất lại không phải là nơi có sản lượng sữa cao
nhất. Khu vực đạt sản lượng sữa cao nhất hiện nay là các nước phát triển với
346.362.733 tấn, chiếm 68,26% tổng sản lượng. Trong đó, khu vực Châu Âu là nơi
có số lượng đàn bò thấp nhất đạt sản lượng 210.659.733 tấn chiếm 41,52% tổng
sản lượng. Điều này chứng tỏ rằng, mặc dù số lượng bò ít hơn nhưng với trình độ
kỹ thuật chăn nuôi cao hơn nên các nước Châu Âu đạt năng suất cao hơn trong
chăn nuôi bò sữa.
Bảng
1.1. Số lượng đàn bò trên thế giới các năm 2001, 2002, 2003.
Đơn
vị: Con
Năm
Khu
vực
2001
2002 2003
Toàn
thế giới 1.354.620.220 1.358.107.070 1.368.054.950
Các
nước phát triển 325.281.895 324.151.988 320.225.278
Các
nước đang phát triển 1.029.338.320 1.033.955.080 1.047.799.670
Châu
Phi 234.082.984 234.379.386 235.429.360
Châu
Á 472.492.403 476.642.341 485.489.561
Châu
Âu 172.730.424 141.130.669 138.558.817
Châu
Mỹ La Tinh 356.695..555 357.272.194 361.556.560
Bảng
1.2. Sản lượng sữa bò trên toàn thế giới các năm 2001, 2002, 2003.
Đơn
vị tính: Tấn
Năm
Khu
vực
2001
2002 2003
Toàn
thế giới 495.563.228 506.467.036 507.384.506
Các
nước phát triển 341.701.315 347.232.859 346.362.733
Các
nước đang phát triển 153.861.973 159.234.177 161.021.773
Châu
Phi 19.973.177 20.742.580 20.686.954
Châu
Á 98.438.534 102.990.958 104.779.913
Châu
Âu 210.523.462 211.794.805 210.659.733
Châu
Mỹ La Tinh 59.438.915 59.958.648 60.310.895
Cùng
với việc tăng số lượng đàn bò trên thế giới, công tác giống bò cũng được quan
tâm đáng kể, hiện nay trên thế giới đã tạo ra khoảng 300 giống bò, trong đó có
80 giống bò chuyên sữa. [3]
1.1.2. Tình hình chăn nuôi
bò sữa và sản xuất sữa ở Việt Nam.
Ngành
chăn nuôi bò sữa ở nước ta ra đời khá muộn và chỉ mới thực sự phát triển trong
10 năm trở lại đây. Trong giai đoạn 1950 - 1970, nhờ sự giúp đỡ của các nước Cu
Ba, Trung Quốc và Ấn Độ, chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở chăn nuôi bò
sữa tập trung tại Mộc Châu, Lâm Đồng, Sông Bé, Phùng Thượng, Phù Đổng, Ba Vì,...
Năm 1958, Việt Nam đã nhập 383 bò lang trắng đen từ Trung Quốc, nuôi ở nông
trường Ba Vì - Hà Tây. Sau đó, đàn bò này được chuyển lên Mộc Châu, nơi có khí
hậu mát mẻ và điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm
và kỹ thuật chăn nuôi nên đàn bò này dần bị suy thoái. Những năm 1970, Việt Nam
đã nhập 1130 bò HF từ Cu Ba về và nhân thuần tại Mộc Châu - Sơn La và Đức Trọng
- Lâm Đồng. Đến cuối những năm 1980 do thay đổi cơ chế quản lý, bò sữa được
chuyển về nuôi trong các nông hộ và chủ yếu theo phương thức nuôi nhốt.
Từ
năm 1986, công tác lai tạo bò sữa bắt đầu phát triển mạnh, đặc biệt là ở Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, số lượng bò HF và bò lai hướng sữa bắt đầu
tăng nhanh. Năm 1990, Tp Hồ Chí Minh có khoảng 5.000 bò hướng sữa, đến năm 1994
đã tăng lên 10.400 con. Tháng 12/2001, bằng nguồn vốn Chính phủ và nguồn vốn
tài trợ, nước ta đã nhập 99 bò giống HF thuần và
93
bò giống Jersey thuần từ Mỹ về nuôi ở Mộc Châu, Lâm Đồng và Ba Vì. Đầu năm
2002, do nhu cầu giống và giá cả bò sữa trong nước tăng cao, một số địa phương
đã nhập bò cái HF thuần từ Úc về nuôi, trong đó có Tp Hồ Chí Minh, Tuyên Quang
và Bình Dương.
Về
cơ cấu đàn năm 1999, tổng số bò sữa cả nước là 30.000 con, trong đó có 25.000
cái sinh sản và hơn 16.000 con đang trong thời gian khai thác sữa. Các tỉnh
phía Nam tập trung 85% tổng số đàn bò sữa trong cả nước. Các tỉnh phía Bắc là
13 - 14%, còn 1 - 2% ở các tỉnh Miền Trung. Đến năm 2000, bò sữa cả nước đạt
khoảng 40.000 con và đến năm 2005 tổng đàn bò cả nước là 104.000 con.
Nhận xét
Đăng nhận xét