MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ SAU 1975
Nguyễn Văn Long
MỞ ĐẦU
Đại
thắng mùa xuân năm 1975 đó kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng
đưa tới một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam. Đã tròn 30 năm kể
từ thời điểm lịch sử đó, nền văn học Việt Nam luôn đồng hành và gắn bó
với vận mệnh của dân tộc, đi qua những bước thăng trầm và thực sự đã tạo
ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của một giai
đoạn văn học mới. Ba mươi năm chưa phải là một khoảng thời gian dài đối
với tiến trình lịch sử của một nền văn học, nhưng cũng không phải là
ngắn ngủi, quan trọng hơn, nó đã đủ để tạo nên diện mạo mới với những
đặc điểm và quy luật vận động riêng của một giai đoạn văn học. Mặc dù
giai đoạn văn học ấy cũng đang tiếp diễn, nhưng sau 30 năm và ở thời
điểm đầu thế kỷ XXI này, đã rất cần đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử
văn học giai đoạn từ sau 1975.
Công việc đó đã trở nên cấp thiết
không chỉ đối với việc tổng kết văn học thế kỷ XX để bước vào thế kỷ
mới, mà cũng nhằm đáp ứng một yêu cầu của giáo dục – đào tạo là việc đưa
văn học sau 1975 vào nhà trường các cấp, từ phổ thông đến đại học. Dưới
đây, chúng tôi xin phác họa một số vấn đề cơ bản của việc nghiên cứu
lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975.
I. TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU 1975
Ba
mươi năm qua, văn học Việt Nam đã vận động qua những chặng đường như
thế nào, có sự thăng trầm, trồi sụt, quanh co hay vẫn theo một xu hướng
vận động nhất quán? Theo chúng tôi, trên đại thể, từ 1975 đến nay nền
văn học Việt Nam đã đi qua ba chặng đường, có sự tiếp nối không đứt
đoạn: Từ 1975 đến 1985 là thời kỳ chuyển tiếp từ văn học sử thi thời
chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; Từ 1986 đến đầu thập kỷ 90 là
thời kỳ văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ, gắn liền với chặng đầu của
công cuộc đổi mới đất nước; Từ 1993 đến nay, văn học trở lại với những
quy luật bình thường và hướng sự quan tâm nhiều hơn vào những cách tân
nghệ thuật.
Từ sau tháng 4 năm 1975 đến 1985
Đây
là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh
sang nền văn học của thời kỳ hậu chiến. Tính chất chuyển tiếp này thể
hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ thuật và cả quy luật
vận động của văn học. Ở nửa cuối thập kỷ 70, những năm liền ngay sau
khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nền văn học
về cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo những quy luật và với những cảm
hứng chủ đạo trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Đề tài chiến
tranh và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trội, tuy đã có những thay đổi và
bước phát triển mới, cả ở văn xuôi và thơ. Bước vào những năm đầu thập
kỷ tám mươi, tình hình kinh tế xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn
chồng chất và rơi vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Nền văn học cũng
chững lại và không ít người viết lâm vào tình trạng bối rối, không tìm
thấy phương hướng sáng tác. Ý thức nghệ thuật của số đông người viết và
công chúng chưa chuyển biến kịp với thực tiễn xã hội, những quan niệm và
cách tiếp cận hiện thực vốn quen thuộc trong thời kỳ trước đã tỏ ra bất
cập trước hiện thực mới và đòi hỏi của người đọc. Đây là khoảng thời
gian mà Nguyên Ngọc gọi là “khoảng chân không trong văn
học”.................................
Nhận xét
Đăng nhận xét