CẤU TRÚC XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC, NÔNG THÔN, ĐÔ THỊ VÀ CHÂN DUNG TẦNG LỚP NÔNG DÂN VIỆT NAM
ĐỖ THIÊN KÍNH
Cách
tiếp cận về cấu trúc xã hội phản ánh cơ cấu kinh tế là một cách tiếp
cận căn bản trong nghiên cứu xã hội. Những thay đổi của cơ cấu kinh tế
đều được phản ánh và thể hiện qua sự biến đổi của cấu trúc xã hội. Cơ
cấu kinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của cấu trúc xã hội. Đây là
những vấn đề rất cơ bản có mối quan hệ nhân quả. Bài viết trình bày hệ
thống cấu trúc xã hội trong cả nước, nông thôn và đô thị là sự thể hiện
theo cách tiếp cận cơ bản này.
1. Phân tích cơ sở lý luận và nguồn số liệu
Cấu
trúc xã hội (thường gọi là cơ cấu xã hội) Trong bài viết này được hiểu
là cấu trúc các tầng lớp trong xã hội, tức là phân tầng xã hội. Để có
thể hiểu khái niệm phân tầng xã hội, trước hết cần hiểu khái niệm phân
nhóm xã hội. Đây là hai khái niệm cần làm rõ trước hết. Phân nhóm xã hội
là dựa trên một tiêu chuẩn xác định nào đó để phân chia thành các nhóm
xã hội khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở việc phân nhóm xã hội, ta có được
các nhóm hoàn toàn bình đẳng với nhau (nhóm nào cũng như nhóm nào).
Nhưng, sau khi thực hiện việc phân nhóm xã hội, người ta lại tiếp tục
tiến hành việc sắp xếp thứ bậc giữa các nhóm với nhau (nhóm nọ đứng trên
nhóm kia) Để tạo thành các tầng lớp khác nhau và gọi là phân tầng xã
hội. Đến lúc này, các nhóm không còn bình đẳng với nhau nữa, mà giữa
chúng tồn tại một sự bất bình đẳng xã hội. Như vậy, sự bất bình đẳng là
thuộc tính vốn có trong cấu trúc phân tầng, và phân tầng xã hội đã bao
hàm trong nó sự phân nhóm xã hội. Do đó, khái niệm phân tầng xã hội được
hiểu như sau:
Phân
tầng xã hội là sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các
tầng lớp khác nhau và được sắp xếp theo những thứ bậc trong hệ thống.
Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chính
trị và uy tín tương tự gần với nhau. Hệ thống xếp hạng thứ bậc này là
một cơ cấu bất bình đẳng đã ăn sâu vào cấu trúc và là thuộc tính của cơ
cấu xã hội. Sự bất bình đẳng này có thể được trao truyền qua các thế hệ.
Trong hệ thống phân tầng, các thành viên sẽ khác nhau về khả năng thăng
tiến (di động) Bởi địa vị không giống nhau của họ trong bậc thang xã
hội (Caroline Hodges Persell, 1992; G. Endruweit & G. Trommsdorff,
2002; Mai Huy Bích, 2006,2010; Tony Bilton at al. , 1993; Trịnh Duy
Luân, 2004).
Áp
dụng cách hiểu về phân nhóm xã hội và phân tầng xã hội trên đây, ta có
thể lý giải quan điểm của các nhà lý luận trong lĩnh vực phân chia thành
các tầng lớp xã hội. Trước hết, K. Marx đã dựa trên một tiêu chuẩn căn
bản là sở hữu về tư liệu sản xuất (TLSX) Để phân nhóm xã hội thành hai
loại người cơ bản: Nhóm người có sở hữu TLSX (gọi là tư sản), và nhóm
người không có sở hữu TLSX (gọi là vô sản). Đồng thời, ông cũng dùng
chính tiêu chuẩn này để sắp xếp thứ bậc giữa tư sản và vô sản (giai cấp
tư sản ở trên K. Marx thì tiêu chuẩn dùng để phân nhóm xã hội và phân
tầng xã hội được đồng nhất với nhau. Đến khi cách mạng xã hội xảy ra, đã
làm đảo lộn địa vị giữa hai giai cấp tư sản và vô sản. Đồng thời, giai
cấp vô sản đã thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân về TLSX và xây dựng xã hội
mới với chế độ công hữu về TLSX. Khi xây dựng chế độ công hữu, giai cấp
vô sản được các nhà lý luận mác, xít “đổi tên” và gọi là giai cấp công
nhân (vì giai cấp này không còn vô sản nữa) Và xã hội tiến dần tới trạng
thái không còn sự phân chia thành giai cấp đối kháng nữa (hoặc gọi các
giai cấp đều là anh em, hoặc là công, nông liên minh...). Khi chế độ tư
hữu về TLSX bị thủ tiêu, thì rõ ràng tiêu chuẩn dùng để “phân nhóm” và
“phân tầng” xã hội do K. Marx đưa ra đã không còn nữa. Như vậy, các nhà
lý luận mác, xít mới tùy ý áp đặt sự “phân nhóm” và “phân tầng” một cách
chủ quan. Ví dụ như về sự “phân nhóm”, các nhà lý luận ở Việt Nam đã
đưa ra định nghĩa giai cấp công nhân là gì và nhóm gộp tất cả những
thành viên nào trong xã hội thỏa mãn định nghĩa đưa ra thì gọi là giai
cấp công nhân; Còn về sự “phân tầng”, thì họ sắp xếp thứ bậc giai cấp
công nhân là đứng đầu và lãnh đạo cách mạng thông qua đảng tiền phong
của nó. Đồng thời, giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức theo sau trong một khối đại đoàn kết dân tộc.
>> Đọc báo khoa học: Cấu trúc tầng lớp xã hội việt nam -chân dung tầng lớp nông dân những năm đầu TK21
Nhận xét
Đăng nhận xét