Mối quan hệ giữa các giáo phái dân gian thời Minh Thanh Trung Quốc và các giáo phái dân gian cận hiện đại ở Nam Bộ Việt Nam
Mối quan hệ giữa các giáo phái dân gian thời Minh Thanh Trung Quốc và các giáo phái dân gian cận hiện đại ở Nam Bộ Việt Nam
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Phong[1]
Mục lục. Nội dung cơ bản bài viết
Tóm lược bài viết
Trung
Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lân bang mật thiết từ rất lâu đời trong
lịch sử. Chính mối quan hệ đó đã góp phần tạo nên rất nhiều điểm tương
đồng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Thời Minh Thanh, giữa Trung Quốc
và Việt Nam lại diễn ra một đợt giao lưu văn hóa, kinh tế, tín ngưỡng…
rất mạnh mẽ. Đông đảo nhân sĩ dưới hai triều Minh Thanh di dân đến Việt
Nam, cộng cư với người Việt bản địa. Nhiều giá trị văn hóa của người Hoa
theo đó được truyền sang vùng đất mới, đồng thời nhận được sự hưởng ứng
tiếp nhận của cư dân bản địa.
Tín
ngưỡng dân gian thời kì Minh Thanh phát triển mạnh mẽ, phạm vi ảnh
hưởng của nó cũng vô cùng rộng lớn. Mấy chục giáo phái dân gian thời
Minh Thanh, như La giáo, Vô Vi giáo, Tiên Thiên giáo, Bát Quái giáo,
Nhất Quán đạo, Long Hoa giáo, Hoàng Thiên giáo, Hồng Dương giáo, Hồng
Thiên giáo, Thanh Liên giáo…, chiếm giữ vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần của quảng đại nhân dân Trung Quốc. Do hình thành trong
thời cuộc đầy biến động; Lại vận dụng các nghi thức hành đạo mang màu
sắc dân gian truyền thống như cầu cơ, sấm vĩ, tiên tri, bái sám, thần
thông, mật luyện…; Tiếp thu và dung hòa giáo lý tư tưởng, hệ thống thần
linh phong phú của Tam giáo (Nho – Phật – Đạo); Kết hợp sử dụng bùa chú
để trị bệnh, chiêm bói dự đoán cát hung, thuật tướng số… để vỗ an lòng
dân; Cho nên các giáo phái dân gian khi được hình thành, đã thu hút được
sự quan tâm và gia nhập của nhiều tầng lớp dân chúng trong xã hội. Hoàn
cảnh ra đời của các giáo phái dân gian thời cận hiện đại ở Nam Bộ Việt
Nam có thể nói khá tương đồng với các giáo phái dân gian thời Minh
Thanh. Ngoài những biểu hiện trình bày phía trên, các giáo phái dân gian
Việt Nam, như: Bửu Sơn Kì Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đạo Ông Nhà Lớn, Đạo
Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Đạo Dừa…, đã xây dựng lý thuyết mạt thế
luận, bao gồm “Long Hoa tam hội”, “Tam kỳ mạt kiếp”; Đề cao những chuẩn
mực hành đạo như giáo hóa đạo đức, ăn chay mến vật, tu luyện thân tâm…;
Nên trong khoảng thời gian ngắn đã thu phục lòng người, rất được người
bình dân hoan nghênh đón nhận.
Các
giáo phái dân gian ở Việt Nam đều là những giáo phái bản địa, do những
người xuất thân nông dân hay thành phần trí thức sáng lập. Thời kì các
giáo phái này khai đạo hầu như không thấy sự nhập cuộc của người Hoa,
nhất là những người Hoa di cư sang thời kì đầu. Về sau trong quá trình
phát triển có lẽ đã giao lưu với tín ngưỡng dân gian của người Hoa.
Trong bối cảnh xã hội biến động đương thời, người Việt từ Bắc Bộ và
Trung Bộ di cư vào Nam, sự xuất hiện của các giáo phái dân gian đối với
quần chúng khẩn hoang gian khổ là một niềm an ủi và cổ vũ vô cùng to
lớn. Giáo lý tư tưởng của các giáo phái có nguồn gốc từ văn hóa tín
ngưỡng, phong tục tập quán bản địa Việt Nam, bao gồm hệ thống tư tưởng
Nho, Phật, Đạo vốn đã được lưu truyền lâu đời và ảnh hưởng mạnh mẽ ở
Việt Nam, cộng với thần thoại truyền thuyết và phong tục tập quán truyền
thống, cả những nét văn hóa tín ngưỡng đặc thù của các tộc người bản
địa; Thêm vào đó là ảnh hưởng từ các tôn giáo quan trọng trên thế giới
đương thời như Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian Trung Quốc
và một số nghi thức tôn giáo cực kì thịnh hành đương thời.
Các
học giả nghiên cứu về giáo phái dân gian Trung Việt trong và ngoài nước
hầu như đều nhận định rằng giữa hai bên có mối quan hệ mật thiết, thậm
chí còn cho rằng các giáo phái dân gian của Việt Nam, bất luận nhìn từ
phương diện giáo lý tư tưởng, nghi thức tế tự hay tu luyện quan, đều
tiếp thu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc. Khẳng định như vậy cũng có lý ở
mức độ nào đó, bởi lẽ về nhiều phương diện cả hai bên có sự tương đồng
khá lớn. Về sự tương đồng này, chúng ta thấy có ba trường hợp có khả
năng xảy ra là: (1) Các giáo phái dân gian Minh Thanh ảnh hưởng mạnh mẽ
đến các đến các giáo phái dân gian Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng đến
người sáng lập; (2) Các giáo phái dân gian Việt Nam là kết tinh của văn
hóa bản địa, không có liên quan gì đến các giáo phái dân gian thời Minh
Thanh; (3) Các giáo phái dân gian Việt Nam do người Việt sáng lập, lúc
đầu tiếp thu những nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống và hệ thống tư
tưởng tam giáo bản địa Việt Nam, về sau trong quá trình phát triển đã
tiếp xúc với các giáo phái dân gian Minh Thanh, đồng thời hấp thu không
ít giá trị tín ngưỡng quan trọng. Quan điểm của chúng tôi hơi nghiêng về
trường hợp thứ ba.
Bài
viết này dựa trên việc tìm hiểu sự giao lưu về văn hóa tư tưởng và tôn
giáo tín ngưỡng trong lịch sử hai nước Trung Việt, đặc biệt chú trọng
diễn biến của quá trình di cư của di dân Trung Quốc sang Việt Nam thời
kì Minh Thanh; Từ đó bàn bạc về điểm tương đồng trong giáo phái dân gian
của hai bên, bao gồm những điểm tương đồng trên các phương diện tư
tưởng giáo lý, nghi thức tế tự và tu luyện quan; Cuối cùng rút ra một
vài kết luận về vấn đề giao lưu, ảnh hưởng giữa giáo phái dân gian hai
bên.
Hai
nước Trung Quốc và Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử có mối quan hệ
qua lại mật thiết. Giữa hai bên không chỉ có sự tương đồng to lớn về
mặt văn hóa, lịch sử, địa lý, tư tưởng, phong tục tập quán; Mà còn không
khó để nhận ra bóng dáng của nhau trong lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng.
Mối quan hệ giao lưu tiếp xúc này, đặt trong bối cảnh thời cuộc đầy biến
động và việc di cư qua lại của các cộng đồng người hai nước trong quá
khứ, có thể nói là hiện tượng bình thường không có gì lạ.
Dựa
vào những câu chuyện được kể lại trong kho tàng thần thoại truyền
thuyết cổ đại Việt Nam, cùng với những ghi chép trong thư tịch cổ Trung
Việt sau này, Việt Nam đến nay đã có lịch sử dựng nước hơn 4000 năm.
Trong khoảng 2000 năm đầu, Việt Nam đứng vững trên nền tảng văn hóa bản
địa của tộc Bách Việt và văn hóa Đông Nam Á, sở hữu nền văn hóa Bách
Việt và văn hóa Đông Sơn xán lạn[2].
Hai nền văn hóa này khá gần gũi với văn hóa các nước Đông Nam Á, nhưng
vẫn còn cách biệt khá xa với văn hóa Hoa Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà
Trung Quốc. Từ trước Công Nguyên, khi Tần Thủy Hoàng thôn tính sáu nước ở
phía đông cho đến khi nhà Hán tích cực đẩy mạnh chính sách Nam tiến,
khu vực phía nam Trung Quốc xảy ra một đợt giao lưu văn hóa mạnh mẽ. Văn
hóa Bách Việt phương nam ảnh hưởng không ít đến văn hóa Hoa Hạ của
người Hán, tương ứng với điều đó, văn hóa Hán tộc cũng ảnh hưởng khá
mạnh mẽ đến các dân tộc phương nam, Việt Nam là một trong số đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét