Luận Văn: Thiết kế bộ phương tiện dạy học trong dạy lý thuyết lái xe mô tô cho người dân tộc Khmer tại Bạc Liêu
Luận Văn: Thiết kế bộ phương tiện dạy học trong dạy lý thuyết lái xe mô tô cho người dân tộc Khmer tại Bạc Liêu
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do khách quan
1.2 Lý do chủ quan
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
4.2 Khách thể nghiên cứu.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC TRỰC QUAN
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1.3. CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA NHẬN THỨC TRỰC QUAN
1.3. 1. Nhận thức cảm tính
1.3. 2. Nhận thức lý tính
1.3. 3. Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
1.4. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA NHẬN THỨC TRỰC QUAN
1.5. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.5. 1 Khái niệm phương tiện dạy học
1.5. 2 Một số loại phương tiện dạy học
1.5. 2.1 Thiết bị dạy học
1.5. 2.2 Học liệu
1.5. 2.3 Mô hình
1.5. 2.4. Mô phỏng
1.5. 3 Chức năng của phương tiện dạy học.
1.5. 3.1 Chức năng trực quan
1.5. 3.2 Chức năng điều khiển
1.5. 3.3 Chức năng luyện tập, thí nghiệm
1.5. 4 Vai trò phương tiện dạy học
1.5. 4.1 Vai trò phương tiện dạy học trong việc dạy
1.5. 4.2 Vai trò phương tiện dạy học trong việc học
1.5. 5. Các mức độ trực quan của phương tiện dạy học
1.5. 6 Những yếu tố làm cơ sở để thiết kế phương tiện dạy học.
1.5. 6.1. Analys learners (phân tích học viên)
1.5. 6.2. State objective (đề xuất mục tiêu)
1.5. 6.3. Select Media and Materials (lựa chọn phương tiện và tư liệu)
1.5. 6.4. Utilize Media and Materials (sử dụng phương tiện và tư liệu)
1.5. 6.5. Require Learner Paticipation (yêu cầu sự tham gia của học viên)
1.5. 6.6. Evaluate and Revise (đánh giá và xem lại)
1.5. 7 Những yêu cầu đối với phương tiện dạy học
1.5. 7.1. Tính khoa học sư phạm
1.5. 7.2. Tính khoa học kỹ thuật
1.5. 7.3. Tính nhân trắc học
1.5. 7.4. Tính thẩm mỹ
1.5. 7.5. Tính kinh tế
1.5. 8 Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
1.5. 8.1. Bảo đảm an toàn và độ tin cậy
1.5. 8.2. Nguyên tắc vừa sức .
1.5. 8.3. Bảo đảm tính hiệu quả
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ TẠI BẠC LIÊU
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU VÀ NGƯỜI KHMER
TẠI BẠC LIÊU
2.1. 1 Tình hình phát triển kinh tế - Xã hội của tỉnh Bạc Liêu
2.1. 1.1 Về phát triển kinh tế
2.1. 1.2 Về phát triển văn hoá - Xã hội
2.1. 1.3 Về giao thông đường bộ tỉnh Bạc Liêu
2.1. 2 Những đặc điểm cơ bản về người dân tộc Khmer
2.1. 2.1 Phương tiện giao thông của người Khmer
2.1. 2.2 Địa bàn cư trú của người dân tộc Khmer tại Bạc Liêu
2.2. THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ TẠI BẠC LIÊU
2.2. 1 Thực trạng về công tác đào tạo lái xe mô tô
2.2. 1.1. Kết quả đào tạo lái xe mô tô nói chung trong toàn tỉnh từ năm 2007- 2010
2.2. 1.2. Kết quả đào tạo lái xe mô tô cho người dân tộc Khmer từ năm 2007- 2010
2.2. 1.3. Về phương tiện dạy học trong đào tạo lái xe mô tô tại các cơ sở đào tạo ở Bạc Liêu
2.2. 1.4. Nội dung dạy môn lý thuyết lái xe mô tô
2.2. 1.5. Sự cần thiết sử dụng phương tiện dạy học bằng hình ảnh để dạy lý thuyếtlái xe mô tô
2.2. 2 Thực trạng về sử dụng xe mô tô của người dân tộc Khmer tại Bạc Liêu
2.2. 2.1 Mức độ sử dụng xe mô tô của người dân tộc Khmer
2.2. 2.2 Tình trạng lái xe mô tô không có giấy phép lái xe của người dân tộc Khmer.
2.2. 2.3 Nhu cầu lái xe mô tô trong hoạt động hàng ngày của người dân tộc Khmer.
2.2. 2.4 Nhu cầu lái xe mô tô chở khách để kiếm sống
2.2. 3 Học viên người dân tộc Khmer học lái xe mô tô tại các cơ sở đào tạo
2.2. 3.1 Mục đích học lái xe mô tô của người Khmer ix
2.2. 3.2 Số lượng học viên người dân tộc Khmer tham gia học lái xe mô tô tại cáccơ sở đào tạo
2.2. 3.3 Lứa tuổi học viên người dân tộc Khmer tham gia học lái xe mô tô tại các cơ sở đào tạo
2.2. 3.4 Trình độ học vấn của học viên người dân tộc Khmer tham gia học lái xe môtô tại các cơ sở đào tạo
2.2. 3.5 Khả năng sử dụng Tiếng Việt của học viên người dân tộc Khmer tham giahọc lái xe mô tô tại các cơ sở đào tạo
2.2. 3.6 Mức độ khó về học lái xe mô tô của học viên người dân tộc Khmer .
2.2. 3.7 Về năng lực học lý thuyết và thực hành lái xe mô tô của học viên người dântộc Khmer
2.2. 3.8 Những nội dung trong môn lý thuyết lái xe mô tô mà học viên người dân tộc Khmer học tốt
Chương 3. THIẾT KẾ BỘ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC LÝ THUYẾT LÁI XE MÔ TÔ
3.1. KHÁI QUÁT MÔN LÝ THUYẾT LÁI XE MÔ TÔ
3.1. 1 Vị trí môn học
3.1. 2 Mục tiêu, nội dung, đặc điểm của môn lý thuyết lái xe mô tô .
3.1. 2.1 Mục tiêu môn học
3.1. 2.2 Nội dung môn học
3.1. 2.3 Đặc điểm môn học
3.2. THIẾT KẾ BỘ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG DẠY LÝ THUYẾT LÁI XE MÔ TÔ
3.2. 1 Thiết kế phương tiện dạy học theo hình thức phim hoạt hình flash .
3.2. 2 Thiết kế phương tiện dạy học theo hình thức tranh .
3.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. 1 Mục đích, nội dung và phương pháp thực nghiệm .
3.3. 1.1 Mục đích thực nghiệm
3.3. 1.2 Nội dung thực nghiệm
3.3. 1.3 Phương pháp thực nghiệm
3.3. 2 Kết quả thực nghiệm x
3.3. 2.1 Phân tích và đánh giá định tính bài thực nghiệm.
3.3. 1.2 Phân tích – đánh giá kết quả thực nghiệm
C. PHẦN KẾT LUẬN
1 . KẾT LUẬN
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1 Đối với các cơ sở đào tạo lái xe mô tô tại Bạc Liêu.
2.2 Đối với Sở Giao thông vận tải Bạc Liêu.
2.3 Đối với Tổng cục đường bộ Việt Nam
3. TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
4. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM HẢO
1. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 GPLX Giấy phép lái xe.
2 PTDH Phương tiện dạy học.
3 THPT Trung học phổ thông.
4 THCS Trung học cơ sở
5 UBND Ủy ban nhân dân.
6 TNDS Trách nhiệm dân sự
7 TN Thực nghiệm.
8 ĐC Đối chứng.
9 GTVT Giao thông vận tải
2. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tỷ lệ lưu giữ thông tin của các giác quan
Bảng 1.2: Tỷ lệ thu nhận thông tin của các giác quan
Bảng 1.3: Năng lực dẫn thông của các giác quan
Bảng 1.4: Tỷ lệ lưu giữ lại trong trí nhớ trên đơn vị thời gian
Bảng 2.1: Kết quả đào tạo lái xe mô tô từ 2007 - 2011
Bảng 2.2: Kết quả đào tạo lái xe mô tô cho người Khmer từ 2007 - 2011
Bảng 2.3: Phương tiện dạy học được trang bị tại các cơ sở đào tạo
Bảng 2.4: Phương tiện dạy học được giáo viên sử dụng
Bảng 2.5: Nội dung dạy môn lý thuyết lái xe mô tô
Bảng 2.6: Nhu cầu sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên
Bảng 2.7: Nhu cầu sử dụng phương tiện dạy học của học viên
Bảng 2.8: Mức độ sử dụng xe mô tô của người dân tộc Khmer
Bảng 2.9: Tình trạng lái xe mô tô không giấy phép
Bảng 2.10: Nhận thức của học viên về lái xe không giấy phép
Bảng 2.11: Nhu cầu lái xe mô tô trong hoạt động hàng ngày
Bảng 2.12: Nhu cầu lái xe mô tô chở khách kiếm sống
Bảng 2.13: Mục đích học lái xe mô tô của người Khmer
Bảng 2.14: Số lượng người Khmer tham gia học lái xe mô tô
Bảng 2.15: Lứa tuổi người Khmer học lái xe mô tô
Bảng 2.16: Học vấn người Khmer học lái xe mô tô
Bảng 2.17: Khả năng sử dụng Tiếng Việt của người Khmer
Bảng 2.18: Khả năng tiếp thu của người Khmer học lái xe mô tô
Bảng 2.19: Đánh giá của giáo viên về kết quả học lý thuyết và thực hành
Bảng 2.20: Tự đánh giá của học viên về kết quả học lý thuyết và thực hành
Bảng 2.21: Giáo viên đánh giá những nội dung người Khmer học tốt
Bảng 2.22: Học viên tự đánh giá những nội dung mà họ học tốt
Bảng 3.1: Bảng phân phối Fi (số học viên đạt điểm Xi)
Bảng 3.2: Bảng tần suất fi (số phần trăm học viên đạt điểm Xi)
Bảng 3.3: Bảng tần suất hội tụ tiến fa (số phần trăm học viên đạt điểm Xi trở lên)
Bảng 3.4: Bảng so sánh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
3. DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 - Cảnh trong phim: Đường bộ
Hình 3.2 - Cảnh trong phim: Vạch kẻ đường
Hình 3.3 - Cảnh trong phim Phần đường xe chạy
Hình 3.4 - Cảnh trong phim: Làn đường
Hình 3.5 - Cảnh trong phim: Đường phố
Hình 3.6 - Cảnh trong phim: Dải phân cách
Hình 3.7 - Cảnh trong phim: Các loại dải phân cách
Hình 3.8 - Cảnh trong phim: Đường ưu tiên
Hình 3.9 - Cảnh trong phim: Phương tiện giao thông cơ giới
Hình 3.10 - Cảnh trong phim: Phương tiện tham giao giao thông
Hình 3.11 - Cảnh trong phim: Người tham giao giao thông
Hình 3.12 - Cảnh trong phim: Phương tiện giao thông
Hình 3.13 - Cảnh trong phim: Người điều khiển giao thông
Hình 3.14 - Cảnh trong phim: Hành vi bị nghiêm cấm
Hình 3.15 - Cảnh trong phim: Không có nồng độ cồn
Hình 3.16 - Cảnh trong phim: Đua xe, lạng lách, đánh võng
Hình 3.17 - Cảnh trong phim: Sử dụng chất ma túy
Hình 3.18 - Cảnh trong phim: Nồng độ cồn trong máu
Hình 3.19 - Cảnh trong phim: Nồng độ cồn trong khí thở
Hình 3.20 - Cảnh trong phim: Sử dụng đèn, còi không đúng
Hình 3.21 - Cảnh trong phim: Gây tai nạn giao thông, bỏ trốn
Hình 3.22 - Cảnh trong phim: Nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều
Hình 3.23 - Cảnh trong phim: Khi đèn giao thông có tín hiệu vàng
Hình 3.24 - Cảnh trong phim: Biển báo hiệu đường bộ
Hình 3.25 - Cảnh trong phim Người điều khiển giao thông tay dang ngang
Hình 3.26 - Cảnh trong phim: Người điều khiển giao thông tay giơ thẳng đứng
Hình 3.27 - Cảnh trong phim: Người điều khiển giao thông tay giơ phía trước
Hình 3.28 - Cảnh trong phim: Xe thô sơ và cơ giới đi trên đường có vạch phân làn
Hình 3.29 - Cảnh trong phim: Sử dụng đúng làn đường
Hình 3.30 - Cảnh trong phim: Trong hầm đường bộ
Hình 3.31 - Cảnh trong phim: Tránh xe ngược chiều
Hình 3.32 - Cảnh trong phim: Sử dụng đèn, xe đi ban đêm
Hình 3.33 - Cảnh trong phim: Đường bộ giao với đường sắt
Hình 3.34 - Cảnh trong phim: Khoảng cách an toàn
Hình 3.35 - Cảnh trong phim: Những trường hợp không được đi vào đường cao tốc 86
Hình 3.36 - Cảnh trong phim: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, gắn máy
Hình 3.37 - Cảnh trong phim: Trường hợp chở hai người
Hình 3.38 - Cảnh trong phim: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp máy
Hình 3.39- Cảnh trong phim: Các loại phương tiện người đủ 18 tuổi điều khiển
Hình 3.40- Cảnh trong phim: Nhường đường trong đô thị
Hình 3.41- Cảnh trong phim: Người đủ 16 tuổi được điều khiển loại xe
Hình 3.42- Cảnh trong tranh: Cơ quan tổ chức giao thông ở địa phương
Hình 3.43- Cảnh trong tranh: Không được kéo, đẩy khi tham gia giao thông
Hình 3.44- Cảnh trong tranh: Các hành vi không được thực hiện
Hình 3.45- Cảnh trong tranh: Khu vực không được quay đầu xe
Hình 3.46- Cảnh trong tranh: Trách nhiệm về an toàn giao thông
Hình 3.47- Cảnh trong tranh: Hiệu lệnh người điều khiển giao thông
Hình 3.48- Cảnh trong tranh: Chấp hành hiệu lệnh biển báo hiệu đường bộ
Hình 3.49- Cảnh trong tranh: Xe ra khỏi đường cao tốc
Hình 3.50- Cảnh trong tranh: Xe vào đường cao tốc
Hình 3.51- Cảnh trong tranh: Trường hợp xe sau vượt bên phải xe trước
Hình 3.52- Cảnh trong tranh: Khi có tín hiệu xe ưu tiên
Hình 3.53- Cảnh trong tranh: Nơi giao nhau có báo hiệu vòng xuyến
Hình 3.54- Cảnh trong tranh: Đang đi trên đường không ưu tiên
Hình 3.55- Cảnh trong tranh: Nơi giao nhau không có báo hiệu vòng xuyến
Hình 3.56- Cảnh trong tranh: Những hành vi không được thực hiện
Hình 3.57- Cảnh trong tranh: Các loại giấy tờ mang theo khi lái xe
Hình 3.58- Cảnh trong tranh Tốc độ xe mô tô, xe gắn máy trong khu vực đông dâncư
Hình 3.59- Cảnh trong tranh Tốc độ xe trong khu vực đông dân cư
Hình 3.60- Cảnh trong tranh: Tốc độ xe ngoài khu vực đông dân cư
Hình 3.61- Đồ thị về tỷ lệ thi đạt lý thuyết mô tô của lớp Thực nghiệm và lớp Đốichứng
Hình 3.62- Đồ thị đường tần suất hội tụ tiến fa (%)
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do khách quan
Trong
những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có
nhiều diễn biến phức tạp, vấn đề tai nạn giao thông được xã hội rất quan
tâm, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo thống kê của
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2010, tai nạn giao thông trên cả
nước làm chết 11.449 người; Năm 2011, làm chết 11.395 người.
Tính
trung bình mỗi ngày cả nước có khoảng từ 30 đến 33 người chết vì tai
nạn giao thông, mỗi tuần có khoảng trên 200 người chết vì tai nạn giao
thông. Trong số đó, tai nạn giao thông do xe mô tô, xe gắn máy gây ra,
chiếm tỷ lệ trên 70% (theo báo cáo của Cục cảnh sát đường bộ và đường
sắt), như vậy, mỗi ngày hơn 20 người chết vì tai nạn giao thông có liên
quan đến xe hai bánh. Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân,
nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của người
điều khiển phương tiện giao thông còn rất yếu kém. Điều này có liên quan
đến công tác đào tạo lái xe, nhất là đào tạo lái xe mô tô.
Trước
thảm họa về tai nạn giao thông, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách nhằm kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông, nhưng
cho đến nay tình hình tai nạn giao thông của nước ta vẫn chưa được kiểm
soát. Với quyết tâm kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông, nước ta tích
cực hưởng ứng Nghị quyết A64 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về “Thập kỷ
hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011- 2020”. Chính phủ Việt Nam
chọn năm 2012 là năm an toàn giao thông quốc gia.
Yêu
cầu của Đảng và Nhà nước nâng cao chất lượng đào tạo lái xe Năm 2002
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/2002/ NQ- CP ngày 19/11/2002 “về các
giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và
ùn tắc giao thông”. Trong đó, có đề cập đến công tác đào tạo lái xe,
Chính phủ chỉ đạo: “Bộ Giao thông vận tải phải thường xuyên kiểm tra các
cơ sở đào tạo và công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe, kiên quyết thu
hồi giấy phép đào tạo của những cơ sở đào tạo lái xe không đủ tiêu
chuẩn theo quy định”.
Năm
2003, Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 22- CT/ TW ngày
24/02/2003 “về tăng cường sự lãnh của Đảng đối với công tác đảm bảo trật
tự an toàn giao thông”, Chỉ thị nêu rõ: “Chấn chỉnh và nâng cao chất
lượng công tác đào tạo và sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều
khiển phương tiện giao thông”. Năm 2003, Bộ Giao thông vận tải ban hành
Văn bản số: 1622/ CV- BGTVT ngày 22 tháng 4 năm 2003, “Về việc tổ chức
đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô cho đối tượng là đồng bào
dân tộc có trình độ văn hóa quá thấp”. Văn bản này hướng dẫn khá cụ thể
đối với công tác đào tạo lái xe mô tô: “Trên cơ sở giáo trình đào tạo
người lái xe mô tô hai bánh đã ban hành; Các cơ sở đào tạo biên soạn tài
liệu giảng dạy theo hướng giảm bớt một số nội dung không liên quan trực
tiếp nhiều đến người điều khiển xe mô tô ở vùng sâu vùng xa”. “Phương
pháp đào tạo chủ yếu bằng hình ảnh, hỏi đáp nếu có điều kiện thì sử dụng
giáo viên biết tiếng dân tộc để giảng dạy”.
Năm
2007 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/2007/ NQ- CP ngày 29/6/ 2007
“Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc
giao thông”. Trong Nghị quyết, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo: “Bộ Giao
thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
thường xuyên kiểm tra chất lượng đào tạo lái xe cơ giới đường bộ; Thu
hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn Giấy phép những cơ sở đào tạo lái
xe không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hoặc bị phát hiện có tiêu
cực, cắt giảm chương trình đào tạo lái xe.”
Năm
2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/ NQ- CP ngày 24/8/ 2011 “về
tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông”.
Trong đó, Chính phủ chỉ đạo: “Bộ giao thông vận tải đẩy mạnh các biện
pháp để nâng cao hơn chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe; Tiếp tục hoàn
thiện giáo trình đào tạo, quy trình sát hạch lái xe”. Một bộ phận người
dân, trong đó có người dân tộc Khmer lái xe mô tô không có giấy phép.
Tại tỉnh Bạc Liêu, trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội có bước
phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, một bộ phận nhân
dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khmer có nhu cầu mua sắm xe
mô tô để làm phương tiện đi lại, vì xe mô tô là phương tiện đi lại
thuận lợi, phù hợp với địa hình vùng này. Từ đó, nhu cầu điều khiển xe
mô tô tham gia giao thông của người dân, trong đó có người dân tộc Khmer
ngày càng cao, nhưng việc đào tạo lái xe mô tô chưa đáp ứng được yêu
cầu của họ.
Đối
với người dân tộc Khmer, đa số có trình độ học vấn không cao, vốn từ
Tiếng Việt của họ còn hạn chế, nên việc tiếp thu lý thuyết lái xe mô tô
gặp nhiều khó khăn. Vì thế, việc học lái xe mô tô của người dân tộc
Khmer thường có kết quả thấp, thi không đạt tại các ký sát hạch lái xe.
Nhưng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của một bộ phận người dân tộc Khmer
phải điều khiển xe mô tô tham gia giao thông, nên rất nhiều người trong
số họ không có giấy phép lái xe.
1.2 Lý do chủ quan
Với
mong muốn giúp người dân tộc Khmer tại Bạc Liêu và khu vực lân cận, lái
xe an toàn và đúng pháp luật, nhằm làm giảm tai nạn giao thông tại địa
phương, người nghiên cứu tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
lái xe cho đối tượng này. Dựa vào đặc điểm văn hóa, trình độ học vấn của
người dân tộc Khmer, cần truyền đạt kiến thức cho họ bằng những hình
ảnh trực quan, cụ thể, hạn chế kiểu truyền đạt chỉ nói suông bằng lời,
không có hình ảnh minh họa.
Tại
các trung tâm đào tạo lái xe mô tô ở Bạc Liêu hiện nay, phương tiện dạy
học trong dạy lý thuyết lái xe mô tô sử dụng chủ yếu là máy chiếu
projector, trình chiếu theo nội dung trong khuôn khổ tài liệu 120 câu
“Hỏi và đáp về Luật giao thông đường bộ” của Nhà xuất bản Giao thông vận
tải, 2011. Trong đó, có đến 50% nội dung trình chiếu chỉ chứa đựng các
câu chữ, không có hình ảnh minh họa, nên người dân tộc Khmer rất khó
hình dung, không đối chiếu được với thực tế. Để khắc phục vấn đề này,
cần phải thiết kế bộ phương tiện trực quan dùng trong quá trình dạy lý
thuyết lái xe mô tô cho người dân tộc Khmer, giúp họ dễ hiểu, dễ nhớ hơn
trong học tập. Vì vậy, nghiên cứu thiết kế bộ phương tiện dạy học trong
dạy lý thuyết lái xe mô tô cho người dân tộc khmer tại Bạc Liêu là vấn
đề cấp bách, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lái xe cho đối tượng này.
Là
người công tác nhiều năm trong ngành giao thông vận tải, tham gia kiểm
tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe, tôi chọn đề tài: “Thiết
kế bộ phương tiện dạy học trong dạy lý thuyết lái xe mô tô cho người
dân tộc Khmer tại Bạc Liêu” làm Luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thiết kế bộ phương tiện dạy học trong dạy lý thuyết lái xe mô tô cho người dân tộc Khmer tại Bạc Liêu.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sơ lí luận về thiết kế phương tiện dạy học.
- Nghiên cứu thực tiễn về đào tạo lái xe mô tô tại tỉnh Bạc Liêu.
- Thiết kế bộ phương tiện dạy học trong dạy lý thuyết lái xe mô tô.
- Tổ chức thực nghiệm và đánh giá kết quả.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Bộ phương tiện dạy học trong dạy lý thuyết lái xe mô tô.
4.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học lái xe mô tô tại Bạc Liêu.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu
sử dụng bộ phương tiện dạy học do người nghiên cứu thiết kế để dạy lý
thuyết lái xe mô tô, thì việc học tập của học viên người dân tộc Khmer
sẽ đạt kết quả cao hơn so với dạy học theo hình thức cũ (không sử dụng
bộ phương tiện).
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt tới mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp:
-
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân tích lý luận để rút ra được cách vận dụng hợp lý nhất nhằm thiết kế
bộ phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện thực tiễn
cụ thể tại Bạc Liêu.
-
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu thực tiễn thực hiện việc khảo sát và trắc nghiệm thực tế để
nắm được thực trạng việc dạy lý thuyết lái xe mô tô và việc học tập của
học viên người dân tộc Khmer tại tỉnh Bạc Liêu.
-
Phương pháp thực nghiệm: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp thực
nghiệm để kiểm nghiệm lại hiệu quả sử dụng của bộ phương tiện dạy học
sau khi thiết kế.
-
Phương pháp thống kê toán học: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp
thống kê toán học để tính toán kết quả thực nghiệm, kiểm nghiệm giả
thuyết nghiên cứu.
7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do
thời gian và quy mô của đề tài, người nghiên cứu chỉ nghiên cứu phần
dạy học lý thuyết lái xe mô tô hạng A1 cho đối tượng học viên là người
dân tộc Khmer tại Bạc Liêu. Nội dung: Trong phạm vi tài liệu: “Hỏi và
đáp về Luật giao thông đường bộ”, dùng cho sát hạch, cấp giấy phép lái
xe mô tô hai bánh, Nxb Giao thông vận tải, 2011. Bộ phương tiện được
thiết kế theo hai hình thức: Phim hoạt hình flash và tranh.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Khi
đề tài được áp dụng rộng rãi trong đào tạo lái xe mô tô cho người dân
tộc Khmer, sẽ giảm được số lượng lớn người Khmer lái xe mô tô tham gia
giao thông mà không có giấy phép lái xe. Đề tài có thể tiếp tục nghiên
cứu để áp dụng cho đối tượng là người Khmer và người Kinh không biết
chữ.
9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn về đào tạo lái xe mô tô tại Bạc Liêu.
- Chương 3: Thiết kế bộ phương tiện dạy học trong dạy lý thuyết lái xe mô tô B.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC TRỰC QUAN
* Thế giới
Nói
đến vai trò quan trọng của dạy học trực quan, tục ngữ Trung hoa có câu:
“Điều tôi nghe tôi quên, điều tôi nhìn tôi nhớ, điều tôi làm tôi hiểu”.
J. A. Komensky (1592 – 1670) Nhà sư phạm vĩ đại ở thế kỷ XVII, người
Cộng hòa Séc, ông là một trong những người đi đầu đưa ra yêu cầu phải
đảm bảo tính trực quan trong dạy học. Khi đề cập đến phương pháp giảng
dạy các khoa học, ông khuyên các giáo viên rút ra “quy luật vàng” như
sau: “Trong khả năng có thể phải đặt vật trước các giác quan. Mọi vật có
thể thấy được thì đưa đến thị giác, mọi vật có thể nghe được thì đưa
đến trước thính giác. Các mùi vị phải được đưa đến trước khứu giác và vị
giác, và các vật có thể sờ được thì phải đưa đến trước xúc giác. Nếu
một vật có thể tạo một ấn tượng cùng một lúc trên các giác quan khác
nhau, nó phải được đưa cho tiếp xúc với các giác quan ấy”. Theo quy tắc
này của ông, quá trình dạy học cần tận dụng tất cả các giác quan của học
sinh. Cách dạy này, theo ông, sẽ giúp cho học sinh dễ dàng nắm tri
thức. Có thể nói rằng, việc đưa ra “quy luật vàng” của Komensky đánh dấu
một bước phát triển quan trọng trong việc xây dựng lý luận dạy học lúc
bấy giờ.
===================================
Nhận xét
Đăng nhận xét