Chuyển đến nội dung chính

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: LIÊN KẾT VÀ TRAO ĐỔI XÃ HỘI

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: LIÊN KẾT VÀ TRAO ĐỔI XÃ HỘI


ĐẶNG THỊ VIỆT PHƯƠNG[1]

BÙI QUANG DŨNG[2]





Mở đầu
Các tổ chức xã hội là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong truyền thống khoa học xã hội. Về mặt thực tiễn, đó cũng là điểm nóng của các thảo luận về chính sách, do vai trò ngày càng lớn của các tổ chức này đối với việc phát triển các quan hệ “dân sự” hiện nay. Dữ liệu từ một vài nghiên cứu cho thấy Việt Nam có số lượng các tổ chức xã hội nhiều nhất trong khu vực[3]. Một số nghiên cứu khác nhấn mạnh tới thực tế rằng các hình thức hội và đoàn thể tự nguyện chủ yếu xuất hiện cùng với đổi mới kinh tế xã hội ở Việt Nam (Wischermann and Nguyen Quang Vinh, 2003) Và cho đó là một phần của tính đa dạng trong đời sống xã hội hiện nay.

 Bài viết này dựa trên dữ liệu của một chương trình nghiên cứu về các mạng lưới xã hội tại xã Đồng Quang (nay đã tách thành phường Đồng Kỵ và phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) [4]. Bài viết cố gắng nhận diện các tổ chức xã hội tự nguyện, các hình thức liên kết và trao đổi xã hội ở nông thôn. Từ đó, các tác giả cũng nêu ra một vài giả thuyết làm việc, nhằm định hướng cho những tìm tòi tiếp theo, về khả năng hình thành cũng như đặc điểm của “khu vực dân sự” tại nông thôn, trong bối cảnh một xã hội nông thôn đang chuyển đổi, hướng tới hiện đại hóa và công nghiệp hóa.

1. Tên tổ chức và thời gian thành lập


Các tổ chức tự nguyện thường xuất hiện dưới các tên: Hội, câu lạc bộ và phường. Trong khi phường là một từ dùng cổ, để chỉ sự tập hợp thành nhóm của các cá nhân; Thì câu lạc bộ (CLB) Lại là một từ dùng mới. Các tổ chức tương ứng với hai tên gọi này cũng thể hiện sự khác biệt rõ rệt về thời gian thành lập cũng như tính chất hoạt động của chúng.

Các phường thường là những tổ chức có xuất xứ lâu đời, hoạt động liên tục cho đến nay hoặc mới được khôi phục lại, chủ yếu liên quan đến các nhóm sở thích hoặc các hoạt động dân gian phục vụ lễ hội (phường gà, phường vật, phường trâu, v.v.). Còn các CLB lại là những tổ chức mới ra đời từ sau Đổi mới (1986), chủ yếu liên quan đến các sinh hoạt thể thao, văn hóa, văn nghệ (CLB bóng bàn, CLB cầu lông, CLB văn nghệ, v.v.). Hội là từ dùng phổ biến nhất, là tên gọi chung cho tất cả các tổ chức xã hội.

Các tổ chức xã hội tự nguyện được nói đến trong bài viết này là những tổ chức tự nguyện của công dân Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, hoặc cùng chia sẻ những đặc trưng chung nào đó, có hoạt động định kì và không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các tổ chức này hầu hết đều hoạt động ở cấp xã, có hoặc không có đăng kí hoạt động với chính quyền địa phương, và hoàn toàn độc lập về kinh phí. Xét về loại hình tổ chức, chúng tôi thống kê được 22 loại hình tổ chức xã hội tự nguyện khác nhau ở Đồng Quang:

Bảng: Danh sách các loại hình tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang

TT
Tên tổ chức
TT
Tên tổ chức
1
Phường trâu
12
CLB cựu quân nhân
2
Phường gà
13
CLB quan họ
3
Phường chim
14
CLB văn nghệ
4
Phường cờ
15
CLB thơ
5
Phường chèo
16
CLB xe đạp
6
Hội đồng niên/ Đồng canh
17
CLB bóng bàn
7
Hội đồng học
18
CLB cầu lông
8
Hội đồng bạn
19
CLB dưỡng sinh
9
Hội đồng ngũ
20
CLB cây cảnh nghệ thuật
10
Hội bạn chiến đấu
21
Hội sinh vật cảnh
11
Hội cán bộ hưu trí
22
Hội khuyến học

Tương ứng với mỗi loại hình tổ chức như thế, lại có những tổ chức với các tên gọi cụ thể khác nhau. Xét về địa vực, sự khác nhau đó thể hiện ở tên thôn (ví dụ: CLB cầu lông thôn Trang Liệt, CLB cầu lông thôn Đồng Kỵ), tên xóm (hội bạn thân xóm Bông, hội bạn thân xóm Bằng), thậm chí ở cấp độ hàng xóm. Xét theo đặc điểm của thành viên, sự khác nhau thể hiện ở năm sinh (hội đồng niên 1958, hội đồng niên 1980), ở giới tính (đồng canh nam 1967, đồng canh nữ 1967), ở trình độ học vấn (hội đồng học cấp II, hội đồng học cấp III), ở thời gian tham gia chung một sự kiện nào đó (hội đồng ngũ 1982, hội đồng ngũ 1979), v.v. Chúng tôi chưa làm một thống kê chính xác về số lượng thực tế của các tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang. Tuy nhiên, từ sự phân chia ở trên, có thể ước tính rằng số lượng các tổ chức kiểu này ở Đồng Quang hoàn toàn có thể đạt tới con số hàng trăm. Số lượng và sự đa dạng các tổ chức xã hội tự nguyện ở Đồng Quang đủ đảm bảo cho bất kì thành viên nào cũng có thể tìm cho mình một tổ chức thích hợp khi có nhu cầu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...