VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(Một nghiên cứu trường hợp xã Giao Tân, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định)
NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
1. Vấn đề khái niệm vốn xã hội
Gần
20 năm được biết đến kể từ bài viết của Pierre Bourdieu (1986) Các hình
thức của vốn, khái niệm “vốn xã hội” đã thu hút sự quan tâm của cả giới
nghiên cứu lẫn các nhà hoạch định chính sách bởi sức hấp dẫn của nó. Sự
hấp dẫn là ở chỗ, khái niệm này, cho dù chưa có một sự nhất quán từ
định nghĩa chung cho đến cách đo lường, đã đưa lại cách nhìn trong việc
giải thích những khác biệt của tăng trưởng, sự phát triển của thể chế,
hay nguồn gốc của quyền lực nhờ những yếu tố phi vật chất, phi tiền tệ
và phi lao động.
Đó là yếu tố thuộc về quan hệ xã hội,
sự liên kết thành mạng lưới và sự tin cậy lẫn nhau. “Nó giúp ta nâng cao
hiểu biết các yếu tố văn hóa trong sự phát triển và lý giải tại sao các
thể chế giống hệt nhau trong những xã hội khác nhau thường có những tác
động hoàn toàn trái ngược nhau” (Francis Fukuyama, 2003). Cách tiếp cận
vốn xã hội cổ vũ cho những ai theo đuổi các mục tiêu xã hội, các nhà
hoạch định chính sách mong muốn tìm kiểm các giải pháp phi kinh tế để
kiến tạo sự thay đổi xã hội. Vì vậy, khái niệm vốn xã hội được sử dụng
một cách rộng rãi không chỉ trong giới nghiên cứu mà còn ở cả giới báo
chí, giới hoạch định chính sách từ rất nhiều lĩnh vực xã hội, kinh tế,
chính trị và giáo dục (A. Poters, 1998; Trần Hữu Dũng, 2006).
Vậy,
vốn xã hội là gì? Bài viết này tập trung vào hai quan điểm về vốn xã
hội của Pierre Bourdieu (1986) Và James Coleman (1988) Nhằm đem lại cách
nhìn và giải mã vốn xã hội của một cộng đồng nông thôn Việt Nam. Pierre
Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là “Tập hợp những nguồn lực hiện hữu
hoặc tiềm tàng gắn với việc có một mạng lưới bền vững những quan hệ quen
biết hoặc thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hóa. Pierre Bourdieu
nhấn mạnh tính chất có thể hòa quện của các hình thức vốn khác nhau.
Rút cuộc tất cả mọi hình thức vốn đều quy về vốn kinh tế” (Pierre
Bourdieu, 1985, dẫn theoA. Portes, 1998). James Coleman định nghĩa vốn
xã hội là những thực thể rất khác nhau với hai yếu tố chung: “Tất cả
chúng đều bao gồm một khía cạnh nào đấy của các cơ cấu xã hội và chúng
tạo điều kiện dễ dàng cho những hành động nhất định của những người hành
động – dù là những con người riêng lẻ hay những người hành động hợp thể
S trong lòng cơ cấu” (James Coleman, 1988 dẫn theo A. Portes, 1998).
Theo James Coleman, vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã
hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực (norms), và sự tin cậy xã
hội (social trust) Là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động
chung với nhau một cách hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung (dẫn
theo Trần Hữu Quang, 2006). James Coleman mô tả vốn xã hội là một cấu
trúc, một khuôn khổ cho sự giao dịch giữa những người hành động với
nhau. Vốn xã hội tạo điều kiện cho các cá nhân hợp tác với nhau, thúc
đẩy các hoạt động sản xuất và trở thành một thứ tài nguyên để mọi thành
viên có thể sử dụng. “Vốn xã hội là các nguồn lực cấu trúc xã hội mà cá
nhân có thể sử dụng như là nguồn vốn tài sản” (James Coleman, 1994, dẫn
theo Hoàng Bá Thịnh, 2009).
Pierre Bourdieu xem xét vốn
xã hội trong mối tương liên với hai loại vốn khác, đó là vốn kinh tế,
và vốn văn hóa. Thông qua mạng lưới quen biết, một cá nhân có thể huy
động được các khoản lợi, nhờ đó làm tăng vốn kinh tế của mình. Chẳng
hạn, nhờ là thành viên của một mạng lưới nào đó, hay có quan hệ mật
thiết với các nhân vật quan trọng, nhà doanh nghiệp có thể huy động được
những khoản vốn vay, hợp đồng làm ăn, hoặc nắm bắt thông tin quan
trọng,… Vốn xã hội theo Pierre Bourdieu là một loại vốn riêng biệt, nhờ
nó một cá nhân có thể tích luỹ được các loại vốn khác và ngược lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét