VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
BÙI TẤT THẮNG
I. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình CNH, HĐH đất nước
Trong
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) Đất nước, vấn đề
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng luôn được xem như một trong
những nội dung chủ yếu, có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, cùng với
nhiều tiêu chí khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng
của khu vực nông nghiệp giảm đi đồng thời với quá trình gia tăng tỷ
trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ phản ánh mức độ thành công của
CNH, HĐH.
CNH
là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, có khởi đầu và có kết thúc. Nội dung
của giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy là: “biến nền sản xuất xã hội chủ yếu
dựa trên phương thức sản xuất nông nghiệp sang phương thức sản xuất công
nghiệp”. Mức độ dài ngắn của quá trình CNH ở các nước không giống nhau,
do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan. Với những
nước đi tiên phong trong quá trình CNH (những nước CNH kiểu cổ điển),
quá trình CNH về cơ bản kéo dài hàng trăm năm. Lý do chủ yếu mang tính
khách quan nhiều hơn, do phải trả giá cho sự “dò đường”, xét về mọi
phương diện.
Những
nước đi sau phân thành nhiều loại: Một số ít thành công với thời gian
chỉ 2q3 thập kỷ; Nhiều nước khác mất quá nửa thế kỷ tính từ sau thế
chiến thứ II, tuyên bố tiến hành CNH, nhưng đến nay vẫn đang còn “nghèo
nàn, lạc hậu”. Lý do thành công và chưa thành công mang tính chủ quan
nhiều hơn, vì về cơ bản, chính sách phát triển luôn có ý nghĩa quyết
định. Các tiêu chí định lượng về mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thường bao gồm tỷ trọng các khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp (nông
nghiệp và dịch vụ) Trong GDP, trong tổng lao động xã hội; Tỷ trọng giá
trị sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sản phẩm qua chế biến
trong tổng giá trị sản phẩm hàng hóa…
Lịch
sử CNH của những nền kinh tế đã hoàn thành quá trình CNH cho thấy rằng,
các mô hình (cách thức tiến hành) CNH có thể khác nhau, nhưng đều có
chung đặc điểm là, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường được CNH, HĐH
sau cùng. CNH nông nghiệp được hiểu là quá trình chuyển bản thân nền sản
xuất nông nghiệp sang sản xuất và kinh doanh theo lối công nghiệp (tại
địa bàn nông thôn). Vì vậy, việc hoàn thành quá trình CNH của cả nền
kinh tế sẽ được ghi nhận ở thời điểm đánh dấu sự hoàn thành của CNH nông
nghiệp. Thành ra, theo nguyên lý tốc độ di chuyển của cả đoàn quân
không phải phụ thuộc vào người đi nhanh nhất, mà phụ thuộc vào người đi
sau cùng; Tốc độ CNH của cả nền kinh tế không phải phụ thuộc vào sự phát
triển của riêng lĩnh vực công nghiệp, mà sẽ phụ thuộc vào tốc độ hoàn
thành việc chuyển chính nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất và kinh
doanh theo lối công nghiệp.
Như
vậy, xét ở góc độ toàn bộ nền kinh tế, quá trình CNH nói chung đã mặc
nhiên bao hàm quá trình CNH (và ngày nay là cả HĐH) Nông nghiệp, nông
thôn. Tuy nhiên, sự chậm trễ của quá trình CNH nông nghiệp so với các
lĩnh vực phi nông nghiệp, nông thôn là vì tính đặc thù khách quan của
bản thân lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Với tư cách là một lĩnh vực
sản xuất, đối tượng của quá trình CNH nông nghiệp khó khăn hơn, tốn kém
hơn, và vì thế, thường mất nhiều thời gian hơn. Khó khăn là vì đối tượng
sản xuất của nông nghiệp liên quan đến sinh vật sống, người lao động ở
lại lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nông thôn lại thường có
mức học vấn bình quân thấp hơn các lĩnh vực phi nông nghiệp... ; Tốn kém
là vì việc xây dựng những điều kiện tiền đề cho chế độ sản xuất và kinh
doanh theo lối công nghiệp như kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước,
công trình công cộng... Không thể tập trung trên một địa bàn hẹp như
thành phố.
Cũng
chính vì lý do này, đã có những nền kinh tế đã không chú ý đúng mức đến
quá trình CNH nông nghiệp và phát triển nông thôn, mà hầu như chỉ tập
trung chủ yếu vào khu vực phi nông nghiệp và đô thị, nên đã xảy ra tình
trạng hình thành một nền kinh tế “nhị nguyên”, đối lập nhau giữa một bên
là khu vực công nghiệp và đô thị hiện đại, còn bên kia là khu vực nông
nghiệp lạc hậu và nông thôn nghèo nàn. Nguyên lý tốc độ di chuyển của cả
đoàn quân không phải phụ thuộc vào người đi nhanh nhất, mà phụ thuộc
vào người đi sau cùng, đã cho thấy, quá trình CNH của những nền kinh tế
“nhị nguyên” vẫn chưa được hoàn tất.
Như
vậy, kết thúc thời kỳ CNH, nền sản xuất xã hội đã chủ yếu dựa trên
phương thức sản xuất công nghiệp, còn bản thân nền nông nghiệp thì đã
sản xuất và kinh doanh theo lối công nghiệp. Vậy thế nào là phương thức
sản xuất công nghiệp và nền sản xuất nông nghiệp được tiến hành sản xuất
và kinh doanh theo lối công nghiệp? Trước khi phương thức sản xuất công
nghiệp ra đời, nền sản xuất xã hội từng trải qua nhiều nghìn năm lấy
sản xuất nông nghiệp (truyền thống) Làm sinh kế. Nếu phân chia lịch sử
phát triển của xã hội loài người theo cách tiếp cận “hình thái kinh tế
xã hội” của K.Marx thì lối sản xuất nông nghiệp (truyền thống) Đã tồn
tại qua 3 hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô
lệ và phong kiến.
Cho
đến khi công cuộc CNH bắt đầu ở Tây Âu vào khoảng giữa thế kỷ XVII thì
phương thức sản xuất công nghiệp bắt đầu hình thành và dần dần thay thế
kiểu sản xuất nông nghiệp truyền thống. Vì sự khởi đầu của CNH cũng đồng
thời là sự khởi đầu quá trình bùng nổ quan hệ thị trường (thị trường
hóa) Và hình thành hình thái kinh tế xã hội TBCN, nên với những nước CNH
kiểu cổ điển (bây giờ đã thành các nước công nghiệp phát triển), người
ta không thể phủ nhận mối quan hệ tương tác hữu cơ, tất yếu giữa CNH q
thị trường hóa và hình thái kinh tế xã hội TBCN. Lịch sử CNH nửa sau thế
kỷ XX ở một số nước theo mô hình khác: CNH q phi thị trường hóa và CNXH
(hiện thực) Đã không thành công, đối lập với một số nước đã thành công
nhờ đi theo mô hình cũ (CNH q thị trường hóa và hình thái kinh tế xã hội
TBCN), đã cho thấy, cho đến nay chưa có mô hình thành công nào khác đã
được thực tiễn ghi nhận.
Như
vậy, một nền kinh tế được dựa trên phương thức sản xuất công nghiệp (đã
CNH) Và nền sản xuất nông nghiệp được tiến hành sản xuất và kinh doanh
theo lối công nghiệp có hai đặc trưng nổi bật là:
Thứ
nhất, sản xuất dựa trên nền tảng công nghệqkỹ thuật hiện đại (so với
sản xuất nông nghiệp bằng kỹ thuật sản xuất thủ công truyền thống trước
đó). Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đã CNH nông nghiệp có áp dụng
kỹ thuật cơ khí hóa, tự động hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, sinh học
hóa (áp dụng những thành tựu mới nhất về giống cây trồng, vật nuôi, chế
độ chăm sóc, bảo vệ động thực vật…); Nên năng suất lao động cao, chất
lượng sản phẩm tốt. Chính nhờ đặc trưng này mà việc rút bớt lao động từ
khu vực nông nghiệp để chuyển sang các khu vực khác diễn ra một cách an
toàn, khiến cho năng suất lao động tổng thể nền kinh tế ngày càng nâng
cao.
Thứ
hai, CNH tiến hành trong điều kiện thị trường hóa và thúc đẩy sự phát
triển của thị trường thông qua việc mở rộng quá trình phân công lao động
xã hội và tạo ra những thị trường mới cũng như nâng cao mức cầu của thị
trường. Không có nền sản xuất dựa trên công nghệqkỹ thuật hiện đại (do
nền công nghiệp hiện đại sáng tạo ra), thì không thể tiến hành CNH.
Nhưng bản thân nền sản xuất dựa trên công nghệqkỹ thuật hiện đại lại chỉ
ra đời và phát triển được nhờ cơ chế thị trường. Không có cơ chế thị
trường, nền sản xuất dựa trên công nghệqkỹ thuật hiện đại (hay CNH)
Không thể vận hành và phát triển được.
Ngày
nay, trong điều kiện lực lượng sản xuất đã rất phát triển, khoa
họcqcông nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ở mọi lĩnh vực,
trong đó có sản xuất nông nghiệp, xu hướng thị trường hóa toàn cầu sẽ
cho phép các yếu tố nêu trên của lực lượng sản xuất đến di chuyển dễ
dàng hơn, mở ra khả năng lớn hơn trong việc sử dụng thành tựu CNH của
những nước đi trước để tiến hành CNH ở các nước chậm phát triển. Đối với
phần đông các nước chậm phát triển, có thể không cần thiết phải phát
triển ngành này hay ngành kia, tập trung nguồn lực phát triển nhanh
những lĩnh vực công nghệ hiện đại này hay lĩnh vực vực công nghệ hiện
đại khác, nhưng không thể bỏ qua việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,
vì chỉ khi hoàn tất quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn, quá trình CNH
tổng thể nền kinh tế mới hoàn thành.
Như
vậy, CNH, HĐH là làm cho nông nghiệp trở thành ngành kinh tế tuy đối
tượng vẫn là cây trồng, vật nuôi, địa bàn sản xuất vẫn là những vùng
nông thôn rộng rộng lớn, gắn với đất đai, nguồn nước, với điều kiện tự
nhiên, môi trường như trước; Nhưng đã thay đổi hẳn về phương thức (cách
thức) Sản xuất, kinh doanh. Đó là việc áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ
thuật hiện đại vào sản xuất, là sản xuất và kinh doanh theo lối công
nghiệp. Nhờ đó mà năng suất lao động, năng suất ruộng đất cao hơn, sản
lượng nhiều hơn, ít bị rủi ro hơn... , và là điều kiện để tăng thu nhập
cao hơn, có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt hơn. Ở góc độ tổng thể
nền kinh tế, đã có nhiều nghiên cứu thảo luận về các tiêu chí đánh giá
mức độ hoàn thành CNH, HĐH. Trong đó, tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Xin nêu một số ví dụ tiêu
biểu: Q Giáo sư Mỹ H. Chenery, cố vấn Ngân hàng thế giới, chia thời kỳ
công nghiệp hóa làm 3 giai đoạn, giai đoạn khởi đầu, giai đoạn phát
triển và giai đoạn hoàn thiện, không kể một thời đoạn tiền công nghiệp
hóa và một thời đoạn hậu công nghiệp hóa. Tương ứng với mỗi giai đoạn có
xác định chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, tỷ lệ cơ cấu kinh tế, cơ cấu
ngành công nghiệp, cơ cấu lao động và cơ cấu không gian (Bảng 1).
Nhận xét
Đăng nhận xét