Chuyển đến nội dung chính

luan van tot nghiep, mot so giai phap co ban nham duy tri va mo rong thi truong,tieu thu san pham cua cong ty bia viet ha,trinh dai loc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 


 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BIA VIỆT HÀ


GVTH: Đỗ Văn Lư


SVTH:Trịnh đại lộc 


**************************************



Phần i: Duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.

1. Những vấn đề cơ bản về thị trường trong cơ chế mới:

1.1. Khái niệm thị trường:

Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Từ đó đến nay, nền sản xuất hàng hoá đã phát triển và trải qua nhiều thế kỷ nên khái niệm thị trường cũng rất phong phú và đa dạng. Sau đây là một số khái niệm phổ biến về thị trường:

• Thị trường theo cách hiểu cổ điển là nơi diễn ra quá trình trao đổi và buôn bán. Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại, thị trường còn bao gồm cả các hội chợ cũng như các địa dư hoặc các khu vực tiêu thụ phân theo mặt hàng hoặc ngành hàng.

• Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán hàng hoá giữa người bán và người mua.

• Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các hộ gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các Công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người lao động về việc làm và thời gian lao động đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả.

• Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và những người bán bình đẳng, cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh qui mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay nên bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do cung và cầu quyết định. Từ đó ta thấy, thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu: Sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

• Thị trường là một phạm trù riêng có của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố có mối quan hệ hữu cơ hay mật thiết với nhau: Nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ và giá cả hàng hoá và dịch vụ. Qua thị trường chúng ta có thể xác định được mối tương quan giữa cung và cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ, hiểu được phạm vị và qui mô của việc thực hiện của cung và cầu dưới hình thức mua, bán và dịch vụ trên thị trường thấy rõ thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hoá và dịch vụ và ngược lại hàng hoá và dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu của thị trường và được thị trường chấp nhận. Do vậy mà các yếu tố có liên quan đến hàng hoá và dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường.

Theo K. Marx, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải là cho người sản xuất tiêu dùng mà là để bán. Hàng hoá được bán ở thị trường, không thể coi thị trường chỉ là cửa hàng, là chợ, mặc dù đó là nơi mua bán hàng hoá. Cần phải hiểu rằng thị trường là tổng số nhu cầu, là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hoá mà giá trị được đo lường bằng đơn vị tiền tệ. Ngoài ra, theo ông, sự phân công hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường. Thị trường chẳng qua chỉ là sự biểu hiện của sự phân công xã hội và do đó nó có thể phát triển vô cùng tận.

Vậy thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu để hình thành giá cả. Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Hoạt động của thị trường được thể hiện qua hai nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau: Đó là nhu cầu về hàng hoá và sự cung ứng về hàng hoá dịch vụ đó. Thị trường là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá. Để sản xuất được hàng hoá, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí lưu thông.

Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí đó và tuân theo các yêu cầu của quy luật tiết kiệm lao động xã hội (quy luật năng suất lao động không ngừng tăng). Thị trường là khách quan, từng cơ sở sản xuất kinh doanh không làm thay đổi được thị trường mà phải tiếp cận để thích ứng với nhu cầu thị trường. Ngày nay trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, thị trường cũng rất đa dạng và phong phú, nó bao gồm nhiều bộ phận thị trường hợp thành, nhiều đơn vị và lực lượng sản xuất tham gia. Mọi hoạt động được diễn ra một cách thống nhất không biệt lập giữa các vùng trong nước, giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Sự vận động của thị trường chịu sự chi phối của các qui luật:

-Qui luật giá trị.

-Qui luật lưu thông tiền tệ.

-Qui luật cạnh tranh.

-Qui luật cung cầu hàng hoá và dịch vụ.

1.2. Phân loại thị trường:

Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công trong kinh doanh là sự hiểu biết rõ ràng về tính chất, đặc điểm của từng loại thị trường.

Phân loại thị trường chính là chia thị trường theo các góc độ khách quan khác nhau nhằm mục đích hiểu biết về tiếp cận thị trường. Có nắm vững cách phân loại thị trường chúng ta mới có khả năng nghiên cứu và sử dụng các biện pháp thích hợp để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm. Thông thường có các cách phân loại thị trường sau:

1.2.1. Theo vị trí lưu thông hàng hoá, dịch vụ:

• Thị trường trong nước

• Thị trường quốc tế

1.2.2. Theo sự chuyên môn hoá sản xuất - kinh doanh

• Thị trường công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

• Thị trường nông, lâm, hải sản

• Thị trường cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng

1.2.3. Theo tính chất của thị trường:

• Thị trường cung, thị trường cầu

• Thị trường đầu ra, thị trường đầu vào

• Thị trường xã hội chủ nghĩa, thị trường phi xã hội chủ nghĩa

1.2.4. Theo vai trò, số lượng người mua và người bán trên thị trường:

• Thị trường độc quyền bán

• Thị trường độc quyền mua

1.2.5. Theo tính chất hàng hoá lưu thông trên thị trường:

• Thị trường tư liệu sản xuất

• Thị trường tư liệu tiêu dùng

1.3. Phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường là căn cứ vào mục đích nghiên cứu và các tiêu thức cụ thể để chia thị trường thành một số đơn vị nhỏ (đoạn hay khúc) Khác biệt với nhau (nhưng trong mỗi đoạn lại đồng nhất) Để các Công ty có chính sách phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường.

Phân đoạn thị trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:

• Tính chính xác: Phân đoạn thị trường để các nhà kinh doanh nhận biết được những đặc tính và qui mô nhu cầu.

• Tính khả thi: Để phân đoạn có ích lợi thiết thực cần phải đảm bảo bằng thực hành, tức là các đoạn được chia ra có thể thích hợp với những biện pháp phân biệt của Công ty có thể thực hiện được.

Để đảm bảo tính chính xác và tính khả thi của phân đoạn thị trường, việc lựa chọn tiêu thức phân đoạn thị trường có vai trò vô cùng quan trọng.

Tiêu thức thường được sử dụng là: Tập tính và thái độ với sản phẩm, thu nhập, giới tính, vùng địa lý, trình độ văn hoá.. .

Phương pháp phân đoạn thị trường:

• Phương pháp phân chia (chia cắt): Người ta dựa vào các tiêu thức đã xác định, phân chia thị trường thành nhiều đoạn tương ứng với từng tiêu thức. Sau đó kết hợp các tiêu thức đó vào từng đoạn thị trường. Phương pháp này đòi hỏi phải lựa chọn được tiêu thức trung tâm và các tiêu thức bổ sung.

• Phương pháp tập hợp: Người ta lập thành từng nhóm một các cá nhân nằm trong toàn bộ thị trường theo sự giống nhau. Các nhóm được xác định bằng cách đo lường sự khác nhau theo một số đặc điểm hoặc biến số.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------
                             
Mục lục

Phần I: Duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường
1. Những vấn đề cơ bản về thị trường trong cơ chế mới
1.1. Khái niệm thị trường
1.2. Phân loại thị trường
1.3. Phân đoạn thị trường
1.4. Vai trò của thị trường
2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp
2.1. Môi trường kinh tế
2.2. Môi trường chính trị luật pháp
2.3. Môi trường văn hoá xã hội
2.4. Môi trường khoa học kỹ thuật
2.5. Môi trường cạnh tranh
3. Phân tích công tác tiêu thụ sản phẩm
3.1. Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiêp
3.2 Chiến lược sản phẩm
3.3. Chính sách giá
3.4. Chính sách phân phối
3.5. Chính sách xúc tiến bán hàng
4. Tính tất yếu của việc duy trì và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
4.1. Thực chất của mở rộng thị trường của doanh nghiệp
4.2. Tính tất của duy trì và mở rộng thị trường của doanh nghiệp
4.3. Xu hướng duy trì và mở rộng thị trường hiện nay
Phần II: Phân tích thực trạng công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củacông ty bia việt hà 1- Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác duy trì và mở rộng thị trường
1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Bia Việt Hà
1.2 Công ty Bia Việt Hà có chức năng và nhiệm vụ được quy định như sau
2. Phân tích thực trạng về tình hình duy trì và mở rộng thị trường của Công ty Bia Việt Hà
2.1. Đặc điểm về sản phẩm bia hơi
2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất
2.3. Đặc điểm về lao động
2.4. Đặc điểm về tài chính 3- Phân tích thực trạng về tình hình duy trì và mở rộng thị trường của Công ty Bia Việt Hà
3.1. Tình hình duy trì và mở rộng thị trường trong một số năm qua của Công ty Bia Việt Hà
3.2. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bia Việt Hà Công ty Bia Việt Hà
4. Đánh giá tình hình thực hiện công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bia Việt Hà
4.1. Thành tích
4.2. Những tồn tại
4.3. Nguyên nhân của những tồn tại: Error! Bookmark not defined
Phần III: Một số giải pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bia Việt Hà
Kết luận

-----------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp-Đại học Kinh tế Quốc dân-Nhà xuất bản Giáo dục 1999.
2. Marketing căn bản-Philip Kotler-Nhà xuất bản Thống kê 1994.
3. Giáo trình Marketing-Đại học Kinh tế Quốc dân-Nhà xuất bản thống kê 2000.
4. Giáo trình Marketing ứng dụng trong các doanh nghiệp công nghiệp-Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Giáo trình Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp-Đại học Kinh tế Quốc dân-Nhà xuất bản Giáo dục 1998.
6. Thị trường và doanh nghiệp-Đặng Xuân Xuyến-Nhà xuất bản Thống kê 2000.
7. Kinh tế thị trường: Lý thuyết và thực tiễn-Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Quỹ Hoà bình Sasakawa 1993.
8. Chiến lược quản lý và kinh doanh tập 1-Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1996.
9. Báo tiêu dùng và tiếp thị
10. Lý thuyết phát triển và các giải pháp trong nền kinh tế thị trường-J.B. Nugent-Uỷ ban kế hoạch Nhà nước 1991.
11. Tạp chí công nghiệp.
12. Thời báo Kinh tế Việt Nam.
13. Báo Nhân dân.
14. Báo Sài Gòn giải phóng.
15. Tài liệu của Công ty Bia Việt Hà. 


Keyword:downlaod,luan van tot nghiep, mot so giai phap co ban nham duy tri va mo rong thi truong,tieu thu san pham cua cong ty bia viet ha,trinh dai loc 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể