Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep,tang cung – kich cau hang hoa cho,thi truong chung khoan viet nam,bui quang huy

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 


TĂNG CUNG – KÍCH CẦU HÀNG HÓA CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


SVTH:Bùi quang Huy 


Lời nói đầu


Việc ra đời Thị trường chứng khoán ngày 20/07/2000 đánh dấu bước phát triển quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Đến nay sau gần 5 năm hoạt động số tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng được mở gần 20.000 tài khoản. Tăng gấp 7 lần. Trong đó có hơn 200 nhà đầu tư chuyền nghiệp (chiếm 0,95%), 190 nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 0,75%). Điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua chưa có nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tham gia, chủ yếu là các nhà đầu tư trong nước do đó quy mô giao dịch còn rất nhỏ lẻ.


Mục tiêu của thị trường chứng khoán Việt Nam từ nay đến năm 2010 là: Tiếp tục ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, góp phần phát triển nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thị trường, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực, bảo vệ lợi ích của người đầu tư, thúc đẩy quá trình tự do hoá Tài Chính và hội nhập thị trường Tài Chính quốc tê.


Chương I: Lý luận chung về thị trường chứng khoán


I- Tổng quan về thị trường chứng khoán.


1.1. Nguồn gốc ra đời của thị trường chứng khoán.


Vào khoảng giữa thế kỷ XV ở tại những trung tâm buôn bán của Phương Tây, các thương gia thường tụ tập ở các quán cafe để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá (nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động sản…) Đặc biệt là trong các cuộc thương lượng này, các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất kỳ một loại giấy tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng mua bán, trao đổi, thực hiện ngay kể cả những hợp đồng thực hiện vào thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.


Những cuộc trao đổi này lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ, dần dần số người tăng lên. Đến thời trung cổ, phiên chợ riêng này trở thành một thị trường và thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên họp chợ họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng. Dần dần các quy ước đó được tu bổ hoàn chỉnh thành những quy tắc có tính chất bắt buộc đối với người tham gia. Từ đó thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành. Buổi họp đầu tiên của giai đoạn này diễn ra vào năm 1453 ở Bruges (Bỉ) Với cái tên là “mậu dịch trường”.


Mậu dịch trường gồm 3 nội dung:


-Mậu dịch trường hàng hoá.


-Mậu dịch trường ngoại tệ.


-Mậu dịch trường giá khoán động sản.


Đến năm 1547 Mậu dịch trường tại Bruges bị suy sụp. Thị trường được chuyển đến Auves (Bỉ). Mậu dịch trường ở đây phát triển nhanh và từ kinh nghiệm của nó, các mậu dịch trường trên thế giới bắt đầu phát triển. Các mậu dịch trường lần lượt được hình thành ở London (thế kỷ XVIII), ở Pháp, Đức, Italia và Bắc Âu với ít nhiều cải tiến tuỳ theo từng điều kiện ở mỗi quốc gia.


Sau một thời gian hoạt động, mậu dịch trường không còn đáp ứng đủ nhu cầu các giao dịch với 3 nội dung hoàn toàn khác nhau vì vậy giao dịch hàng hoá được tách ra thành khu vực thương mại, giao dịch ngoại tệ tách ra thành thị trường hối đoái, giao dịch giá khoán động sản tách ra thành thị trường chứng khoán và các giao dịch hợp đồng trong tương lai được tách ra thành các thị trường tương lai.


Như vậy thị trường chứng khoán được xuất hiện từ thế kỷ XV sự hình thành thị trường chứng khoán cùng đồng thời với thị trường hối đoái và các thị trường khác.


1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán.


Thị trường chứng khoán (TTCK) Là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá về mua bán các loại chứng khoán cả ngắn hạn, dài hạn và trung hạn.


Có thể hiểu TTCK là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. TTCK là một bộ phận của thị trường vốn do đặc tính của TTCK trong việc huy động vốn dài hạn.


1.3. Đặc điểm của TTCK.


-TTCK được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp người cần vốn và có khả năng cung ứng vốn đều được trực tiếp tham gia vào thị trường, giữa họ không có các trung gian tài chính.


-TTCK là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tất cả mọi người đều được tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt về giá cả trrên TTCK mà giá cả ở đây được xác định trên quan hệ cung cầu của thị trường và phản ánh các thông tin có liên quan đến chứng khoán.


-TTCK về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp nó có thể được mua bán nhiều lần trên thị trường thứ cấp. TTCK đảm bảo cho những người đầu tư có thể chuyển các chứng khoán mà họ nắm giữ thành tiền bất cứ lúc nào họ muốn.


1.4. Phân loại TTCK.


1.4.1. TTCK sơ cấp.


- Khái niệm TTCK sơ cấp:


TTCK sơ cấp là thị trường cho việc phát hành mới các chứng khoán, là nơi mua và bán các chứng khoán đã được phát hành trước đó.


Một thị trường được gọi là sơ cấp nếu người phát hành chứng khoán nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Như vậy thị trường sơ cấp là một thị trường cung cấp vốn, qua hoạt động của thị trường những nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng và các tổ chức kinh tế xã hội có thể được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán.


- Đặc điểm TTCK sơ cấp:


+ Đây là thị trường cung cấp vốn, qua hoạt động của thị trường của nguồn tiền nhàn rỗi trong nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội có thể làm tăng vốn đầu tư trên thị trường.


+ TTCK sơ cấp hoạt động không liên tục, chỉ hoạt động khi có các đợt phát hành chứng khoán.


1.4.2. TTCK thứ cấp.


- Khái niệm TTCK thứ cấp


Việc mua bán lại những chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp, là hoạt động của TTCK thứ cấp. TTCK thứ cấp là nơi mua đi bán lại các loại chứng khoán


- Đặc điểm TTCK thứ cấp:


+ Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo nghĩa là thông qua việc mua bán chứng khoán được thực hiện chủ yếu thông qua cạnh tranh. Mặt khác giá chứng khoán hình thành trên cở sở cung cầu, không một người hoặc một tổ chức nào có quyền áp đặt, hoặc định gía độc đoán theo ý của mình.


+ TTCK thứ cấp là thị trường liên tục bởi thị trường này tạo ra cở hội để mua chứng khoán bất cứ lúc nào miễn là các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Hoặc được giao dịch trên thị trường phi tập trung.


II- Vai trò, chức năng và mục tiêu của TTCK.


2.1. Vai trò của TTCK.


Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), của liên minh Châu Âu, của các khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của TTCK trong phát triển kinh tế:


Một là, TTCK, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.


Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ bảo đảm cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả. Thị trường tài chính là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi. Thực tế trên TTCK, tất cả các thông tin được cập nhật và được chuyển tải tới tất cả các nhà đầu tư, nhờ đó họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán. Chỉ những công ty có hiệu quả bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ trên thị trường.


TTCK tạo ra một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính.


Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. TTCK khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của TTCK cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là các yếu tố bảo đảm cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế.



---------------------------------------------------------------------------

Mục lục


Lời nói đầu

Chương I: Lý luận chung về thị trường chứng khoán

I- Tổng quan về thị trường chứng khoán

1.1. Nguồn gốc ra đời của thị trường chứng khoán

1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán

1.3. Đặc điểm của TTCK

1.4. Phân loại TTCK

1.4.1. TTCK sơ cấp

1.4.2. TTCK thứ cấp

II- Vai trò, chức năng và mục tiêu của TTCK

2.2. Chức năng của TTCK

2.3. Mục tiêu của TTCK

III- Cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của TTCK

3.1. Cơ cấu của TTCK

3.2. Các nguyên tắc hoạt động của TTCK

Chương II: Thực trạng của thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện Nay

I- Tình hình cung cầu chứng khoán trên thị trường chứng khoán thời gian qua

1.1 Cung chứng khoán trên thị trường

1.2 Về khả năng cầu chứng khoán

II- Một số nguyên nhân

III- Đánh giá chung về thị trường chứng khoán Việt nam thời gian qua

3.1- Những mặt đạt được trong hoạt động của TTCK Việt Nam trong thời gian qua

3.2- Những mặt còn hạn chế trong hoạt động TTCK

Chương III: Giải pháp “tăng cung – kích cầu” cho thị trường Chứng khoán trong điều kiện nước ta hiện nay

==========================================

Tài liệu tham khảo:


 1-Giáo trình Thị trường chứng khoán. Học Viện Tài chính. NXB Tài Chính – 2003


2-Giáo trình Lý thuyết Tài chính – NXB Tài chính – 2002


3-Giáo trình Thị trường chứng khoán. ĐH Kinh tế quốc dân. NXB Tài Chính 2002


4-Tạp chí Đầu tư


5-Tạp chí Chứng khoán tháng 12 năm 2001; tháng 10,11,12 năm 2002


6-Tạp chí chứng khoán tháng 3,4,7,12 năm 2003.


7-Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mô hình và bước đi-TS Trần Đắc Sinh.


8-Phân tích và đầu tư chứng khoán –Hồng Anh.


9-Thông tin trên một số trang web:


-www.bsc.com.vn (trang web của Công ty chứng khoán Việt Nam)


 -www.dautu.com.vn (trang web của báo Đầu tư Việtnam)


-www.vnn.vn/kinhte/ (trang web về kinh tế của báo điện tử Việt Nam Net)


-www.vnexpress.net/kinhdoanh/chungkhoan/ (trang web về kinh doanh chứng khoán của báo điện tử vnexpress) 


Keyword:download,khoa luan tot nghiep,tang cung – kich cau hang hoa cho,thi truong chung khoan viet nam,bui quang huy 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể