Chuyển đến nội dung chính

do an tot nghiep,thiet ke che tao mo hinh mo phong he dieu khien giam sat cho he thong xe cau, xe con, nang ha va dong mo gau ngoam. su dung plc va wincc,chuyen nganh dien tu dong hoa

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 


THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÔ PHỎNG HỆ ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT CHO HỆ THỐNG XE CẦU, XE CON, NÂNG HẠ VÀ ĐÓNG MỞ GẦU NGOẠM. SỬ DỤNG PLC VÀ WINCC

chuyên ngành: Điện tự động hóa



Sinh viên thực hiện:    Phạm Ngọc Đỉnh,   Lê Kim Sơn,  Vũ Văn Tòng




CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẦU TRỤC TRONG THỰC TẾ

1.1. Khái quát chung Ngày nay cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì sức người đã dần được thay bởi sức của máy móc. Nếu như trước kia con người đóng vai trò là người thợ người trực tiếp tạo ra sản phẩm thì ngày nay con người chỉ đóng vai trò là người vận hành, điều khiển và có thể giám sát từ xa mà vẫn đảm bảo được yêu cầu công nghệ của một hệ thống.

Cầu trục là một hệ thống được sử dụng khá phổ biến hiện nay, nó đã đóng góp một phần khá quan trọng cho quá trình tự động hóa quá trình sản xuất của một nhà máy cũng như một dây chuyền sản xuất. Cầu trục dùng để bốc dỡ hàng hóa từ trên bờ xuống các xà lan hoặc từ các xà lan bốc dỡ lên. Cầu trục có thể dùng móc để vận chuyển hàng hóa là những khối đặc hoặc dùng gầu múc để múc những mặt hang nhỏ vụn như than, cát, vôi…được điều khiển bằng bộ logic khả trình PLC.

Mô hình chúng em sẽ thiết kế dựa trên mô hình cẩu trục múc than của nhà máy nhiệt điện Phả Lại II do vậy trong những mục tiếp theo của phần tổng quan chúng em sẽ giới thiệu chi tiết hơn dựa trên hệ thống cầu trục múc than của nhà máy nhiệt điện Phả Lại II.

Hình 1.4. Bản vẽ tổng quan về cầu trục bốc than

Các thiết bị gồm có: 5: Cửa phễu trước 6: Cửa chắn gió phải trái 7: Cơ cấu dập bụi 8: Buồng lái 9: Xe con

10: Cáp

11: Gầu ngoạm

12: Đường ray

13: Trạm PLC

14: Băng tải 14A

15: Băng tải 14B

Cầu trục bốc than được sử dụng để bốc than hay đá vôi ở cảng được gọi tắt là cầu trục bốc than dùng để:

-Bốc than từ sà lan bằng gầu ngoạm tới phễu và chuyển than từ phễu này tới băng tải 14A hay 14B.

-Bốc đá vôi từ sà lan bằng gầu ngoạm tới phễu đặt trên cầu cảng.

-Việc bốc dỡ than và đá vôi được thực hiện bằng tay hay bán tự động cho các cơ cấu nâng, hạ và đóng, mở gầu ngoạm, xe con từ ca bin điều khiển.

1.2. Các đặc điểm của cầu trục bốc than.

Cầu trục bốc than bao gồm các bộ phận sau:

1.2.1. Cơ cấu di chuyển

Cơ cấu di chuyển bao gồm tất cả thiết bị điện và cơ mà chúng cho phép cầu trục bốc than di chuyển trên đường ray trên cầu cảng, cơ cấu này cần bao gồm:

-04 động cơ lồng sóc xoay chiều, 11KV, được điều khiển bằng bộ biến đổi xoay chiều loại Altivar Schneider ATV66C10N4. Nó có thể khởi động và dừng có gia tốc/ giảm tốc (thời gian quá độ được đặt đối với bộ biến đổi) Và điều chỉnh tốc độ (tốc độ lớn nhất bằng 20m/ phút) Theo hướng tiến và lùi. Bộ biến đổi được nối với bộ điều khiển lôgic có thể lập trình qua đường truyền MODBUS để ra lệnh và chẩn đoán.

-01 cuộn cáp để cung cấp cáp 6 KV và cáp quang để thông tin với các máy khác và phòng điều khiển.

-01 cuộn ống mềm để cấp nước dập bụi.

-04 phanh điện thuỷ lực để dừng sự cố và phanh tĩnh.

-02 kẹp ray điện - thuỷ lực để neo máy. Mỗi kẹp ray được dẫn động bằng một cơ cấu thủy lực, bao gồm:

+ 01 bơm được dẫn động bằng 1 động cơ lồng sóc xoay chiều, 1 hướng, 0,75 KW, được khởi động trực tiếp.

+ 01 van điện từ để đóng - mở kẹp ray.

+ 01 công tắc giới hạn tác động khi kẹp ray mở.

-04 thanh giằng để neo máy.

-Cầu trục bốc than có thể di chuyển qua cầu cảng với chiều dài 200 m, trong đó mét số O là vị trí của máy trên công tắc giới hạn đảo chiều. Vị trí của máy được điều khiển bằng một công tắc giới hạn và thiết bị mã hoá.

1.2.2. Cơ cấu nâng, hạ - đóng, mở gầu ngoạm. Cơ cấu nâng, hạ- đóng, mở gầu ngoạm bao gồm tất cả các thiết bị điện và cơ cho phép thực hiện các chuyển động sau:

-Đóng gầu ngoạm để đưa than hay đá vôi từ sà lan lên bằng động cơ đóng, mở và nếu cần thiết thì bằng động cơ nâng, hạ.

-Mở gầu ngoạm để dỡ tải than hay đá vôi tới phễu bằng động cơ đóng, mở.

-Nâng và hạ gầu ngoạm theo phương thẳng đứng bằng các động cơ đóng, mở và nâng, hạ.

Cơ cấu đóng, mở - nâng, hạ gầu ngoạm cần bao gồm: -Cơ cấu nâng, hạ.

-Một động cơ 1 chiều 75 KW được điều khiển bằng bộ chuyển đổi 1 chiều loại Rectivar Schneider RTV - 84C40Q. Nó dùng để khởi động và dừng có gia tốc/ giảm tốc (thời gian quá độ được đặt với bộ điều khiển lôgic có thể lập trình (PLC), nâng và hạ khi gầu ngoạm mở không hết = 0,668 m/s2, hạ khi gầu ngoạm mở hết = 0.8 m/s2) Và điều chỉnh tốc độ (nâng và hạ khi gầu ngoạm mở không hết = 1.67 m/s, hạ khi gầu ngoạm mở hết = 2m/s) Theo hướng nâng và hạ. Bộ biến đổi được nối với PLC qua đường truyền MODBUS để chẩn đoán.

-01 động cơ phanh xoay chiều 0.33 KW, để dừng sự cố và phanh tĩnh.

-01 pa nen truyền tín hiệu trọng lượng nâng, hạ. -Cơ cấu đóng, mở.

- 01 động cơ 1 chiều, 75KW, được điều khiển bằng bộ biến đổi 1 chiều loại

Rectivar Schneider RTV84C40Q. Nó dùng để khởi động và dừng có gia tốc/ giảm tốc (thời gian quá độ được điều khiển bởi PLC: Đóng, nâng và hạ khi gầu ngoạm mở không hết = 0.668 m/s2, mở và hạ với gầu ngoạm mở hết = 0.8 m/s2) Và điều chỉnh tốc độ (nâng và hạ khi gầu ngoạm mở không hết = 1.67 m/s, mở và hạ khi gầu ngoạm mở hết = 2m/s) Theo hướng nâng và hạ.

-01 động cơ phanh xoay chiều 0.33 KW để dừng sự cố và phanh tĩnh. Cơ cấu nâng, hạ và đóng, mở có thể nâng và hạ từ 0.00 đến 25.00 mét, khi đó mét 0.00 là vị trí của gầu ngoạm ở công tắc giới hạn trên. Vị trí gầu ngoạm được điều khiển bằng các công tắc giới hạn và thiết bị mã hoá.

-------------------------------------------------------------------------------------------
  MỤC LỤC 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẦU TRỤC TRONG THỰC TẾ
1.1. Khái quát chung
1.2. Các đặc điểm của cầu trục bốc than
1.2.1. Cơ cấu di chuyển
1.2.2. Cơ cấu nâng, hạ - đóng, mở gầu ngoạm
1.2.3. Xe con
1.2.4. Phễu
1.2.5. Cơ cấu chắn gió phải và trái
1.2.6. Các cửa phễu trước và sau
1.2.7. Máy cấp kiểu rung
1.2.8. Cơ cấu dẫn động quay máy cấp
1.2.9. Hệ thống dập bụi
1.3. Các chế độ vận hành
1.3.1. Chế độ bảo dưỡng
1.3.2. Chế độ vận hành bằng tay
1.4. Chu trình bốc than bán tự động
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ WINCC
2.1. Khái niệm chung
2.2. Các bước thực hiện một dự án
2.2.1. Cách tạo ra một dự án mới (Project)
2.2.2. Định vị thuộc tính cho dự án
2.2.3. Các thành phần chính của cửa sổ dự án
2.3. Tạo một giao diện người dùng (Graphic Designer)
2.3.1. Chức năng của Graphic Designer
2.3.2. Cách tạo một trang đồ hoạ
2.3.3. Cấu trúc của Graphic Designer
2.3.4. Quan sát các thuộc tính của các đối tượng tạo ra trong màn hình đồ hoạ
2.3.5. Cài đặt thông số khi chạy Runtime
2.3.6. Chạy chương trình Active
2.3.7. Sử dụng chương trình mô phỏng Wincc Variable Simulator
2.4. Thu thập và lưu trữ dữ liệu (Tag Logging)
2.4.1. Chức năng của Tag Logging
3.4.2. Cấu trúc của Tag Logging
2.4.3. Timer
2.4.4. Biến lưu trữ Archives
2.4.5. Cài đặt tham số khi chạy Runtime
2.4.6. Chạy chương trình
2.4. Cảnh báo và thông báo lỗi (Alamr Logging)
2.5.1. Chức năng của (Alamr logging)
2.5.2. Khởi động Alarm Logging
2.5.3. Khởi động System Wizard
2.5.4. Thiết lập thông báo
2.7. Lập trình C cho WinCC
2.7.1. Môi trường phát triển những đoạn chương trình C
2.7.2. Soạn thảo Action trong Graphics Designer
2.7.3. Global Script WinCC
2.7.4. Sự khác nhau giữa Function và Action
2.7.5. Các thủ tục hay sử dụng khi lập trình
2.7.6. Một số hàm hay sử dụng trong chương trình
2.7.7. Các hàm điều khiển
2.7.8. Các hàm xử lý tính toán
2.7.9. Các hàm tính toán trên bit
2.7.10. Các toán tử logic
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT MÔ HÌNH
HỆ THỐNG CẦU TRỤC
3.1. Giới thiệu chung về mô hình
4.2. Chương trình điều khiển
4.2.1. Yêu cầu công nghệ
3.2.2. Sơ đồ mạch điện
3.2.4. Bảng Symbol
3.2.5. Chương trình PLC
3.2. Chương trình điều khiển và giám sát với WinCC
3.2.1. Các Tag sử dụng trong chương trình
3.2.2. Giao diện điều khiển chính
3.2.3. Các giao diện điều khiển khác
CHƯƠNG 4:TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Tổng kết
4.1. Kiến nghị
-------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO  

1.-Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, NXB khoa học kỹ thuật.
2.-Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Duy Bình, Phạm Quang Đăng, Phạm Hồng Sơn (), Hệ điều khiển DCS cho nhà máy sản xuất điện năng Tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật.
3.-Phan Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước, Tự động hóa với S7-300
4.-Nguyễn Xuân Công, Lập trình với S7-300, Trường ĐHSP Kỹ Thuật Hưng Yên
5.-Ngô Diên Tập, Phạm Huy Quỳnh, Lập trình C trong kỹ thuật điện tử, NXB Khoa học kỹ thuật.
6.-Giáo trình WinCC, Provina Technology ltd, 148Bis Nam Kỳ Khởi Nghĩa Q1 TP Hồ Chí Minh.
7.-Trần Thu Hà, Phạm Quang Huy, Tự động hóa trong công nghiệp với WinCC, NXB Hồng Đức
8.-Phạm Ngọc Thắng, Phạm Đăng Ninh, Tài liệu đào tạo hệ thống điều khiển DCS, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
9.-WinCC Giao diện người và máy http://edu.net.vn/
10.-Giáo trình Ngôn ngữ lập trình C http://ninhthuantp.com.vn/

11.-Communication with SIMATIC -http://siemens.com.SIMATICnet/ik.ifo 

Keyword:download, do an tot nghiep,thiet ke che tao mo hinh mo phong he dieu khien giam sat cho he thong xe cau, xe con, nang ha va dong mo gau ngoam. su dung plc va wincc,chuyen nganh dien tu dong hoa


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể