Chuyển đến nội dung chính

luan van thac si ky thuat,lua chon,cap dien ap toi uu,cho luoi cung cap dien,mien nui,nguyen thi thanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


LỰA CHỌN CẤP ĐIỆN ÁP TỐI ƯU CHO LƯỚI CUNG CẤP ĐIỆN MIỀN NÚI


Người HD khoa học : TS. PHAN ĐĂNG KHẢI

Học viên : NGUYỄN THỊ THANH




CHƯƠN G 1: TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA LƯỚI ĐIỆN VÀ CÁC CẤP ĐIỆN ÁP ĐANG SỬ DỤNG.

I. Tình hình phát triển lưới điện phân phối của nước ta.

1.1 Tình hình gia tăng phụ tải.

* Tình hình tiêu thụ điện năng.

Cùng với sự đổi mới và phát triển kinh tế, quá trình phát triển và điện khí hoá nước ta đã có những thay đổi quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, cải thiện mức sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là nông dân. Hiện nay 100% số huyện trong cả nước đã có điện lưới quốc gia và hầu hết các xã đã có điện.

Nếu trước năm 1985 lưới điện địa phương, đặc biệt là ở nông thôn, phụ tải điện chủ yếu phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cơ khí nhỏ và một số đô thị, khu công nghiệp thì nay phụ tải điện ở các vùng đã có thêm rất nhiều các thành phần như phụ tải sinh hoạt, cơ khí chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.. ..

Chính các thành phần này đã góp phần rất lớn đến sự phát triển của lưới điện phân phối và thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, nâng cao đời sống về vật chất cũng như văn hoá và tinh thần cho nhân dân. Đây cũng là điều kiện rất quan trọng để toàn Đảng, toàn dân và Nhà nước ta thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, một xã hội công bằng văn minh.

Xét trong toàn ngành, năm 1998 điện thương phẩm toàn quốc đạt 11.198 triệu kWh, với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 1997 - 2001 là 12,6%/năm. Năm 2003 điện thương phẩm đạt 15.302 triệu kWh, tăng bình quân 2002 - 2003 là

16,9%/năm. Như vậy, từ năm 2002 tốc độ tăng điện thương phẩm khá cao, năm 2001 là 18,43%; Năm 2002 là 19,44%; Năm 2003 là 16,35%; Năm 2004 sản lượng điện thương phẩm là 17.574 triệu kWh - tăng 14,85% so với năm 2003.

Tỷ trọng điện công nghiệp trong cơ cấu tiêu thụ điện giảm từ 45% năm 1998 xuống còn 42% năm 2000 và 39% năm 2004. Trong khi đó tỷ trọng điện sinh hoạt tăng từ 32,9% năm 1998 lên 34% năm 2000 và 40% năm 2004.

* Dự báo nhu cầu công suất và điện năng của Việt Nam đến năm 2008.

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KHCN - 0907 [5] thì dự báo nhu cầu phụ tải trong giai đoạn 2000 - 2020 do Viện chiến lược phát triển - Bộ kế hoạch và Đầu tư xây dựng với 2 phương án: Phương án cao và phương án cơ sở. Trong đó lấy nhịp độ phát triển dân số trong 25 năm (1996 - 2020) Được dự báo bình quân là 1,72%/năm.

Nhu cầu điện năng theo phương án cao được dự báo theo phương án phát triển kinh tế cao. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế này, tốc độ tăng trưởng trung bình điện năng sẽ là 10,2%/năm và 8,9%/năm tương ứng với từng giai đoạn là 2000 - 2010 và 2010 - 2020. Đến năm 2020, nhu cầu điện năng là 204 tỷ kWh. Tốc độ tăng trưởng điện năng của cả giai đoạn 1996 - 2020 là 11%/năm.

Nhu cầu điện năng phương án cơ sở được dự báo theo phương án phát triển kinh tế cơ sở. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế này, tốc độ tăng trưởng trung bình điện năng sẽ là 10,5%/năm và 8,2%/năm tương ứng với từng giai đoạn. Đến năm 2020, nhu cầu điện năng là 173 tỷ kWh. Tốc độ tăng trưởng điện năng của giai đoạn 2000 - 2020 là 10,4%/năm.

Với dự báo này thì ngành điện năng nói chung và lưới điện phân phối địa phương nói riêng trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự phát triển, cải tạo và mở rộng rất lớn. Đây là một thực tế cần phải được quan tâm.

1.2 Quá trình phát triển lưới điện của nước ta.

Sư hình thành lưới điện nông thôn giữa các vùng trong cả nước rất khác nhau. Việc cung cấp điện cho khu vực nông thôn ở miền Bắc được bắt đầu vào cuối những năm 1954 và bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) Cùng với việc đưa vào vận hành các nhà máy điện: Vinh, Thanh Hoá, Lào Cai, Bắc giang, Việt Trì, Thái Nguyên.

Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ này và đến đầu những năm của thập kỷ 80 việc đưa điện về nông thôn chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp và cơ khí nhỏ. Ở thời điểm này chưa thực hiện việc xây dựng trạm biến áp để cung cấp điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Việc phát triển mạng lưới điện nông thôn ở miền Bắc chỉ thực sự được đẩy mạnh từ năm 1985 và nhất là năm 1989 khi nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được đưa vào vận hành cùng với chính sách đổi mới của Đảng, nền kinh tế của đất nước nói chung và nông thôn nói riêng đã được cải thiện và phát triển.

Ở miền Nam, việc phát triển lưới điện nông thôn chỉ bắt đầu sau giải phóng và chủ yếu là phục vụ bơm tưới tiêu. Từ năm 1988, khi nhà máy thuỷ điện Trị An được đưa vào vận hành thì mới phát triển lưới điện phục vụ ánh sáng sinh hoạt nông thôn.

Tại miền Trung, giai đoạn trước năm 1975, hầu như toàn bộ vùng nông thôn chưa có điện. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1990 miền Trung vẫn thiếu điện nghiêm trọng. Nguồn điện chỉ là những máy diêzen công suất thấp, lưới điện nhỏ hẹp, tập trung ở một số thành phố, thị xã phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt ở thành thị. Sau khi đưa điện từ miền Bắc vào, lưới điện nông thôn mới bắt đầu phát triển.

Trong giai đoạn 1991 - 1995, do thiếu vốn nên việc đầu tư vào lưới điện trong cả nước còn bị hạn chế, không đồng bộ với nguồn điện và chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng nhanh của phụ tải. Do đó, xảy ra tình trạng quá tải ở nhiều đường dây và trạm biến áp.

Đến hết năm 1995 đã có 69.844 km đường dây và 18.441 MVA công suất trạm biến áp các loại vào vận hành, tăng hơn so với năm 1990 là 26.907 km và 8.413 MVA. Đặc biệt, vào giữa năm 1994, đã đưa vào vận hành 1489 km đường dây 500 kV với 5 trạm bù và 4 trạm biến áp 500/220 kV Hoà Bình, Đà Nẵng, Plâycu và Phú Lâm với tổng công suất 2.850 MVA góp phần liên kết các hệ thống điện khu vực thành hệ thống điện quốc gia hợp nhất.
---------------------------------------------
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA LƯỚI ĐIỆN VÀ CÁC CẤP ĐIỆN ÁP ĐANG SỬ DỤNG
I. Tình hình phát triển lưới điện phân phối của nước ta.
1.1 Tình hình gia tăng phụ tải
1.2 Quá trình phát triển lưới điện của nước ta
II- Tổng quan và đặc điểm chung của lưới điện phân phối
2.1 Tổng quan về lưới điện phân phối
2.2 Đặc điểm chung của lưới điện phân phối
III. Hiện trạng và tình hình phát triển lưới điện phân phối
3.1. Các cấp điện áp phân phối đã sử dụng ở nước ta
3.2. Hiện trạng mạng phân phối ở miền Bắc
3.3. Đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của các cấp điện áp phân phối
IV- Sự cần thiết đánh giá một số thông số trong lưới điện phân phối
4.1. Chọn cấp điện áp hợp lý của mạng điện phân phối
4.2. Hình dạng lưới tối ưu
V- Các đặc điểm cơ bản của mạng điện ở khu vực có mật độ phụ tải thấp, miền núi
5.1 Địa lý
5.2 Mạng lưới điện
5.3 Phụ tải điện
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CẤP ĐIỆN ÁP CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
2.1. Đặt vấn đề
2.1.1. Chi phí đầu tư
2.1.2. Chi phí vận hành hàng năm
2.2. Xác định giá trị điện áp hợp lí bằng phương pháp giải tích
2.3. Xác định giá trị điện áp hợp lí bằng phương pháp gần đúng
2.4. Xác định giá trị điện áp hợp lí bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm
2.5. Kết luận chương
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤP ĐIỆN ÁP CHO LƯỚI CUNG CẤP ĐIỆN MIỀN NÚI
Ví dụ áp dụng
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐỊA BÀN HUYỆN VẾ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
4-1 Hiện trạng cung ứng điện
4-2 Nhận xét và đánh giá
4-3 Tính toán chọn cấp điện áp hợp lý
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC
-------------------------------------------------
Keyword: download,luan van thac si ky thuat,lua chon,cap dien ap toi uu,cho luoi cung cap dien,mien nui,nguyen thi thanh

linkdownload: LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

LỰA CHỌN CẤP ĐIỆN ÁP TỐI ƯU CHO LƯỚI CUNG CẤP ĐIỆN MIỀN NÚI

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể