Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep,xay dung,thi truong dien,tai viet nam

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM




CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

1.1. Tổng quan về thị trường điện thế giới

1.1.1. Tổng quan hoạt động hệ thống điện theo cơ chế kín và mở

Hệ thống điện kín: Là hệ thống điện được điều khiển với hàm mục tiêu là tối ưu hóa cả quá trình từ sản xuất, truyền tải, phân phối đến tiêu thụ. Cách điều khiển này cóthể tập trung hay phân quyền, nhưng các hệ con phải phối hợp chặt chẽ với nhau nhằmđạt được mục tiêu chung.

Nói cách khác, trong hệ thống điều khiển kín, không có khái niệm lợi nhuận riêng cho các hệ con của một quá trình, mà ngược lại các hệ con cùng phối hợp nhằm tối ưu lợi nhuận chung cho cả hệ thống lớn. Theo cơ chế này sẽ không có sự cạnh tranh giữa các hệ con trong cùng một hệ lớn.

Trong hệ thống điện kín, bộ phận sản xuất, truyền tải và phân phối hoạt động theo quan hệ hàng dọc. Mọi hoạt động đều thông qua Trung tâm Điều độ. Các bộ phận chức năng theo mối quan hệ hàng dọc sẽ thực hiện tốt chức năng của mình. Yếu tố cạnh tranh trong thị trường không xảy ra.

Đây là một thị trường độc quyền. Điều này dẫn đến người tiêu dùng sẽ phải ký hợp đồng mua điện với mức giá được công ty độc quyền qui định. Hiện nay nước ta vận hành với cơ chế kín. Nhà nước đầu tư nguồn phát, mạng truyền tải, mạng phân phối và gọi là công ty điện lực. Các công ty điện lực sản xuất và cung cấp cho những nơi tiêu thụ.

Trong giai đoạn nào đó, phải thừa nhận rằng, ngành điện cần phải có cơ chế độc quyền này vì chỉ có cơ quan nhà nước mới đủ khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng ngành điện. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển rất phức tạp về cấu trúc hệ thống điện, sự đòi hỏi phải đa dạng về các nguồn đầu tư, dẫn tới quyền lợi của các phần tử trong hệ thống dần dần tách biệt làm cơ chế điều khiển hệ thống kín xuất hiện nhiều khiếm khuyết. Một cơ chế điều khiển hệ thống điện mới dần dần hình thành và có tác dụng hết sức tích cực cho việc tăng trưởng hệ thống điện: Hệ thống điện mở (hình 1.2) Ra đời trong bối cảnh đó.

Hệ thống điện mở: Là hệ thống điện được điều khiển theo kiểu phân tán mà theo đó một quá trình sản xuất được phân ra làm nhiều công đoạn là một công ty, một tập đoàn riêng biệt đảm nhiệm, nên có những mục tiêu và lợi nhuận riêng. Các hệ con chỉ việc điều khiển sao cho tối ưu hóa hàm mục tiêu của chính mình. Ngoài ra, các hệ con còn tuân thủ theo những luật lệ ràng buộc khi tham gia vào hệ thống lớn. Chính những luật lệ và sách lược mà hệ lớn đưa ra sẽ buộc các hệ con vận hành sao cho tối ưu hệ con của mình, điều này dẫn đến tối ưu cho toàn hệ.

Lợi ích của mô hình hệ thống mở: Việc tư nhân hóa ngành điện tại nhiều quốc gia mang lại sự tiến bộ rất lớn cho ngành điện, cò thể kể ra vài nét chính như sau:

- Do cạnh tranh, giá thành sản xuất điện và truyền tải giảm, dẫn đến người tiêu thụ được hưởng lợi: Các dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng tốt hơn, chất lượng điện năng tốt hơn, độ tin cậy được nâng cao.

- Nhà nước không phải bù lỗ cũng như bỏ vốn vào các công trình điện, vì thế nguồn vốn sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân không sẵn sàng đầu tư.

1.1.2. Khái niệm thị trường điện cạnh tranh

- Thị trường là gì: Thị trường là một tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.

- Cơ chế cung cầu trong thị trường điện: Phân tích cung cầu là một biện pháp căn bản và đầy hiệu quả, có thể áp dụng cho rất nhiều vấn đề quan trọng và thú vị. Có thể nêu ra một ví dụ như là dự đoán được tính hình kinh tế thế giới đang thay đổi tác động lên giá cả thị trường và nền sản xuất như thế nào.

- Trong thị trường điện:

Cầu là sản lượng điện năng cần thiết cung cấp cho các nhà truyền tải (cấp 1) - phân phối (cấp 2) Và các nhà tiêu thụ.

Cung là tổng năng lượng điện mà nhà sản xuất cung ứng cho thị trường.

- Quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường: Theo kinh tế học đặc tuyến cầu và cung cắt nhau tại một điểm gọi là điểm cân bằng giữa giá cả và số lượng. Điểm này gọi là điểm thăng bằng thị trường. Cơ chế thị trường là xu hướng để cho giá cả thay đổi cho đến khi thị trường thăng bằng (có nghĩa là cho đến khi lượng cung cân bằng với lượng cầu).

- Hoạt động giao dịch buôn bán trong thị trường điện: Hoạt động mua bán trong thị trường điện cạnh tranh thông qua Trung tâm mua bán điện (công ty môi giới). Trung tâm mua bán điện sẽ nhận các đồ thị phụ tải của khách hàng mua điện và các hồ sơ thầu của các nhà cung ứng năng lượng và thực hiện giao dịch đấu thầu. Khi hoạt động đấu thầu hoàn tất, Trung tâm sẽ lên kế hoạch cho các nhà cung ứng kết nối theo như các hợp đồng đã thắng thầu.

1.1.3. Thị trường điện trên thế giới:

1.1.3.1. Sự tái thiết ngành điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh:

Tái thiết ngành điện theo cơ chế mở là xu thế toàn cầu. Xu thế này tạo được bước tiến rất rõ rệt trong ngành điện. Sự hình thành thị trường điện cạnh tranh mang mục đích gia tăng hiệu quả phục vụ của ngành và giảm giá thành điện năng (có thể thấy qua kinh nghiệm của các ngành có tính đặc thù tương tự như ngành bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, phát thanh truyền hình…).

Điện năng là một dạng hàng hóa, nhưng là một dạng đặc biệt, điện khó có thể được tích trữ, việc sản xuất và truyền tải điện bị ràng buộc bởi nhiều đặc tính kỹ thuật. Việc đòi hỏi sự cung cấp điện liên tục với độ ổn định là nguyên nhân làm giá điện gia tăng đối với khách hàng.

Do đó tính phân nhóm và cạnh tranh trong ngành điện tạo ra những lợi thế rõ ràng: Tạo những mức giá minh bạch, và như thế giảm thiểu sự bù lỗ cũng như các trợ cấp không mang lợi ích kinh tế, hướng tới một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư bằng qui tắc thưởng phạt: Thưởng cho những bộ phận hoạt động tốt và phạt những tổ chức hoạt động kém hiệu quả, tạo nhiều cơ hội cho những sáng kiến mới và tạo nhiều sự chọn lựa thuận lợi cho khách hàng…

1.1.3.2. Hoạt động thị trường điện cạnh tranh trên thế giới:

1. Thị trường điện tại Anh:

Xu hướng tái thiết ngành điện được khởi đầu tại Anh vào thập niên 90. Sự thành công này đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nước khác. Trước khi hình thành thị trường điện theo cơ chế thị trường, cơ cấu ngành công nghiệp điện nước Anh mang tính truyền thống: Quốc gia độc quyền với những công ty điện lực có mối quan hệ hàng dọc.

Quá trình tái thiết cơ cấu đã được đề xướng khi Luật Điện lực 1983 ra đời. Luật này cho phép các nguồn phát tư nhân xây dựng hoạt động và bán điện cho quốc gia thông qua lưới truyền tải. Bước cải tổ lớn tiếp theo là ban hành Luật Điện lực 1989. Mục tiêu của luật này là tư nhân hóa hoàn toàn và hình thành được thị trường điện bán lẻ cạnh tranh vào năm 1998.

Năm 1990 với việc phân chia Ban quản lý điện lực trung tâm thành 4 tổ chức riêng rẽ: 2 công ty nguồn phát (National Power và Powergen), 1 công ty truyền tải (sau này là National Grid Company) Và hệ phân phối bao gồm 12 tiểu bang. Từ lúc đó, các thị phần dần dần được chia sẽ, trước tiên là cho những khách hàng công nghiệp lớn, và tới tháng tư năm 1998 là cho tất cả các khách hàng có khả năng, nghĩa là hình thành thị trường mua bán điện tự do.

Những thay đổi ở Anh đặt ra những nhu cầu mới trong xã hội, nhất là trong liên minh Châu Âu, nơi mà đang cần có những sự cải cách mới nhằm thúc đẩy sự phát triển đã gần bão hòa trong những thập kỷ trước (để cạnh tranh được với nền kinh tế khác như Mỹ, Nhật).

2. Thị trường điện các nước Bắc Âu

Sự tái thiết lập cơ cấu ngành điện theo xu hướng tự do hóa tại các nước Bắc Âu đã xuất hiện theo hai cấp. Tại cấp quốc gia, mỗi quốc gia theo đuổi một quá trình tự do hóa riêng của mình, với các cách thức riêng biệt. Cấp khu vực, quá trình tái lập cơ cấu ngành điện và tự do hóa tiến hành song song nhằm để thị trường điện Bắc Âu (Nord- Pool) Hình thành và phát triển.

Tại cấp khu vực (các quốc gia), nhu cầu chính là phải mở rộng các nguyên tắc về cạnh tranh trong thị trường nội địa ra biên giới các quốc gia. Nỗ lực hình thành cơ cấu ngành điện xuyên biên giới nhằm phát triển thị trường tự do Bắc Âu được đánh dấu bởi sự kiện đã tạo ra một khối thị trường điện chung, hay trung tâm môi giới mua bán điện Bắc Âu (Nord-Pool) Hoạt động xuyên suốt từ thị trường NaUy đến Thụy Điển. Nguồn gốc Nord-Pool chính là thị trường chung NaUy-Thụy Điển hoạt động vào tháng 1/1996. Đây là thị trường điện mở hoàn toàn đầu tiên tại Bắc Âu. Tại cấp quốc gia việc tái thiết diễn ra với cường độ khác nhau, đặc biệt mạnh nhất tại thị trường điện NaUy và Thụy Điển.
---------------------------------------------
MỤC LỤC
CHƯƠNG 0 DẪN NHẬP
0.1. Tính cần thiết của đề tài
0.2. Nội dung nghiên cứu
0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
0.4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài
0.5. Phương pháp nghiên cứu
0.6. Quá trình nghiên cứu
0.7. Phần nội dung
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1.1. Tổng quan về thị trường điện thế giới
1.1.1. Tổng quan hoạt động hệ thống điện theo cơ chế kín và mở
1.1.2. Khái niệm thị trường điện cạnh tranh
1.1.3. Thị trường điện trên thế giới
1.1.3.1. Sự tái thiết ngành điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh
1.1.3.2. Hoạt động thị trường điện cạnh tranh trên thế giới
1.1.3.3. Thu hoạch từ những mô hình trên thế giới
1.1.3.4. Kết quả thu được từ thị trường điện ở các nước là
1.2. Hệ thống điện Việt Nam
1.2.1. Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam
1.2.2. Giá bán điện
CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
2.1. Hiện trạng mô hình quản lý sản xuất kinh doanh của EVN
2.1.1. Giới thiệu tổng quan
2.1.2. Giới thiệu về hệ thống điện quốc gia
2.1.3. Các nhà máy điện
2.1.3.1. Các dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư đang vận hành
2.1.3.2. Các dự án nguồn điện do doanh nghiệp ngoài EVN làm chủ đầu tư
2.1.3.3. Các lưới truyền tải cao áp 66,110,220,500kV và phân phối
2.2 Những tồn tại cần cải cách
2.3. Những định hướng trong việc xây dựng thị trường điện ở Việt Nam
2.3.1. Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005 - 2014)
2.3.2. Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh ( (2015 - 2022)
2.3.3. Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2022)
2.4. Tổ chức và hoạt động thị trường điện cạnh tranh giai đoạn 1 của EVN
2.4.1. Mục tiêu
2.4.2. Tổ chức và hoạt động
2.5. Chức năng và mối quan hệ của các thành phần tham gia thị trường và hệ thống điện
2.5.1. Người mua điện và người mua duy nhất
2.5.2. Các nhà máy điện
2.5.3. Công ty truyền tải điện
2.5.4. Các công ty điện lực
2.5.5. Cơ quan vận hành thị trường điện và hệ thống
2.5.6. Cơ quan điều tiết
2.6. Việc hình thành và phát triển thị trường điện lực
2.7. Những vấn đề cần giải quyết khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường điện
2.7.1. Đổi mới các doanh nghiệp
2.7.2. Đào tạo nguồn nhân lực
2.7.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng
CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN KHI CHUYỂN SANG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
3.1. Thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh ở các nhà máy điện
3.2. Công việc kiện toàn bộ máy phù hợp với việc tham gia thị trường phát điện cạnh tranh
3.3 Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh
3.3.1. Quy định về vận hành thị trường phát điện cạnh tranh
3.3.1.1. Đối tượng áp dụng
3.3.1.2. Giải thích các từ ngữ
3.3.2. Quyền và nghĩa vụ của EVN và các thành viên thị trường
3.3.2.1. Quyền và nghĩa vụ của EVN
3.3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia
3.3.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị phát điện thị trường
3.3.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị phát điện gián tiếp
3.3.2.5. Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị quản lý lưới điện
3.3.2.6. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý số liệu đo đếm
3.3.2.7. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý chất lượng hệ thống đo đếm
3.3.2.8. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin
CHƯƠNG 4 VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH
4.1. Vận hành thị trường điện
4.1.1. Hệ thống công nghệ thông tin vận hành thị trường điện lực
4.1.1.1. Hệ thống máy tính vận hành thị trường điện lực
4.1.1.2. Các chương trình lập phương thức ngày và điều độ giờ tới
4.1.2. Thông tin thị trường
4.1.2.1. Công bố thông tin
4.1.3. Chương trình đánh giá an ninh hệ thống và kế hoạch sửa chữa
4.1.3.1. Qui định chung về đánh giá an ninh hệ thống
4.1.3.2. Thỏa thuận lịch sửa chữa
4.1.4. Chào giá
4.1.4.1. Quy định chung về chào giá
4.1.4.2. Thay đổi bản chào và công suất công bố mới
4.1.4.3. Công suất dự phòng hệ thống
4.1.5. Điều độ hệ thống
4.1.6. Giá thị trường
4.1.7. Can thiệp và dừng thị trường điện lực
4.1.7.1. Ao có quyền can thiệp và dừng thị trường trong các trường hợp sau
4.1.7.2. Thẩm quyền quyết định dừng thị trường
4.1.7.3. Ao không được dừng thị trường trong các trường hợp sau:
4.1.7.4. Tuyên bố dừng thị trường điện lực
4.1.7.5. Vận hành hệ thống trong thời gian dừng thị trường điện lực
4.1.7.6. Khôi phục thị trường
4.2. An ninh hệ thống
4.2.1. Các khái niệm liên quan đến an ninh hệ thống
4.2.1.1. Chế độ vận hành an toàn
4.2.1.2. Sự cố thông thường
4.2.1.3. Chế độ vận hành tin cậy
4.2.2. Trách nhiệm của Ao trong việc duy trì an ninh hệ thống
4.2.3. Trách nhiệm của các hành viên thị trường trong việc duy trì an ninh hệ thống
4.2.4. Điều khiển tần số trong hệ thống
4.2.4.1. Quyền hạn và trách nhiệm của Ao
4.2.4.2. Quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị phát điện
4.2.4.3. Dự phòng quay
4.2.4.4. Hệ thống giảm công suất khan cấp, sa thải tổ máy
4.2.5 Điều khiển điện áp trong hệ thống
4.2.5 Trách nhiệm của các đơn vị phát điện, đơn vị quản lý lưới điện
4.2.6. Vận hành hệ thống trong tình trạng thiếu công suất dự phòng quay
4.2.7. Can thiệp thị trường điện lực liên quan đến an ninh hệ thống
4.2.8. Trong thời gian dừng thị trường điện
4.2.9. Tuân theo lệnh điều độ liên quan đến an ninh hệ thống
4.2.10. Khởi động đen
4.2.11. Phân tích sự cố
4.2.12. Các quy định vận hành hệ thống điện
4.2.13. Các quy định về vận hành lưới điện truyền tải
4.2.14. Các thiết bị giám sát và điều khiển từ xa
4.2.15. Các thiết bị thông tin liên lạc, lưu trữ dữ liệu và ghi âm phục vụ vận hành
4.2.16. Ghi chép, lưu trữ trao đổi thông tin vận hành
CHƯƠNG 5 THANH TOÁN VÀ HỢP ĐỒNG CFD
5.1. Thanh toán
5.1.1. Đối tượng áp dụng
5.1.2. Các thông số thanh toán
5.1.2.1. Giá hợp đồng (Pc), đ/ kWh
5.1.2.2. Tính tiền điện thanh toán
5.1.3. Trình tự, thủ tục thanh toán
5.1.4. Điều chỉnh thanh toán tiền điện
5.1.5. Tiền lãi do thanh toán chậm
5.1.6. Tranh chấp trong thanh toán
5.2. Hợp đồng CFD
5.2.1. Quy định chung
5.2.2. Trách nhiệm của EVN đối với hợp đồng CFD
5.2.3. Trách nhiệm của đơn vị phát điện thị trường
5.2.4. Nội dung của hợp đồng CFD
5.2.5. Nguyên tắc xác định giá và sản lượng hợp đồng CFD
5.3. Quan hệ giữa đơn vị chào giá thay, đơn vị phát điện gián tiếp, đơn vị quản lýlưới điện và Ao
5.3.1. Mục đích của việc chào giá thay
5.3.2. Các yêu cầu đối với đơn vị chào giá thay
5.3.3. Quan hệ giữa các đơn vị phát điện gián tiếp với đơn vị chào giá thay và Ao
5.3.4. Quan hệ giữa các đơn vị quản lý lưới điện với Ao
5.4. Xử lý tranh chấp
5.4.1. Nguyên tắc xử lý tranh chấp
5.4.2. Những hành vi bị cấm trên thị trường
5.4.3. Xử lý vi phạm
CHƯƠNG 6 KINH DOANH NĂNG LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
6.1. Những công cụ kinh doanh và vận hành thị trường điện
6.1.1. Áp dụng lý thuyết chi phí biên vào trong thị trường điện
6.1.2. Hợp đồng sai khác, công cụ tài chính áp dụng trong thị trường
6.1.2.1. Cơ chế thực hiện hợp đồng sai khác CFD
6.1.2.2. Hiệu quả thực tế khi áp dụng hợp đồng sai khác CFD
6.1.3. Hợp đồng song phương
6.1.4. Vấn đề điều tiết điện lực
6.2. Giá năng lượng có tính đến ràng buộc lưới điện
6.3. Xây dựng giá năng lượng phản ánh chi phí đối với việc chào giá năng lượng tại thị trường dài hạn, ngắn hạn
6.3.1. Giá chào của nhà máy
6.3.2. Xác định các thành phần trong giá chào
6.4. Những giao dịch trong thị trường điện, vai trò của hợp đồng trung hạn, ngắn hạn và các hợp đồng dịch vụ hệ thống
6.4.1. Hợp đồng dài hạn được thực hiện với các nhà máy
6.4.2. Hợp đồng trung hạn có thời hạn 1 năm 6.4.3. Hợp đồng trung hạn-TPA
6.4.4. Hợp đồng trao đổi thủy-nhiệt điện
6.4.5. Thị trường điện ngày tới
6.4.5.1. Dự báo phụ tải
6.4.5.2. Dự báo giá
6.4.5.3. Chiến lược kinh doanh
6.5. Đánh giá tài sản và phân tích rủi ro
6.5.1. Đánh giá tài sản
6.5.2. Phân tích rủi ro
6.5.3. Nắm vững thông tin về tài sản
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN
7.1. Kết quả đạt được
7.2. Chính sách và chiến lược phát triển thị trường điện ở Việt Nam
7.3. Hướng phát triển đề tài
-----------------------------------------------------
Keyword: download,khoa luan tot nghiep,xay dung,thi truong dien,tai viet nam

linkdownload: KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể