Chuyển đến nội dung chính

do an ky thuat,tim hieu,thu thap du lieu,va dieu khien tu xa

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT


TÌM HIỂU THU THẬP DỮ LIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA





Chương 1: GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG

I. GIỚI THIỆU:

Mục đích chính của luận văn này không nhằm thực hiện một ứng dụng điều khiển cụ thể mà tạo nên một ứng dụng mới trong giao tiếp dữ liệu giữa hai đối tượng là máy tính và khối vi xử lý. Vì thế, chương trình người sử dụng, liên kết giữa hai đối tượng sử dụng- user 1và user2 (tức chương trình Demo-Kit thực hiện trong phần cuối chương trình) Không phải là trọng tâm mà chỉ là một ứng dụng cụ thể của đề tài. Vì thế, nó chỉ xây dựng các dạng sóng vào ra một cách đơn giản, mang ý nghĩa mô phỏng cho những gì thực hiện được trong việc xây dựng chương trình.

Kết quả mong muốn của luận văn là xây dựng được một môi trường thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin giữa hai đối tượng sử dụng. Hay nói khác hơn, đây là một tầng đệm về ngôn ngữ giao tiếp, một quá trình trung gian giúp cho việc liên kết dữ liệu được diễn ra một cách trôi chảy theo mong muốn của người sử dụng. Các lớp cơ bản được xây dựng trong hệ thống này là: Lớp vật lý, lớp liên kết dữ liệu (datalink), lớp quản lý truyền tin và sau cùng là lớp dữ liệu.

-Lớp vật lý: Là các yếu tố đặc trưng bởi mức điện áp hay dòng điện cho các ngõ vào ra. Tiêu biểu cho lớp này là các phương tiện như thiết bị điện (dây dẫn, chân IC…) Hay các chuẩn giao tiếp giúp cho lớp liên kết dữ liệu được thực hiện. Một trong các thủ tục protocol trong liên kết dữ liệu đơn giản nhất cho lớp này là sử dụng chuẩn giao tiếp RS-232 trong truyền thông nối tiếp.

-Lớp liên kết dữ liệu: Lớp này quan tâm đến các dạng truyền dữ liệu (đồng bộ hay bất đồng bộ), tốc độ sử dụng, kiểm tra và sửa lỗi, chế độ phát lại (echo) … đây là phần trọng tâm của một chương trình liên kết dữ liệu, xây dựng Protocol cho phần này là thiết lập các thủ tục liên kết và truy xuất dữ liệu.

-Lớp quản lý truyền tin: Lớp này có nhiệm vụ quản lý dữ liệu (ghi nhận và truy xuất dữ liệu từ các vùng địa chỉ của các tín hiệu vào ra theo định nghĩa của tập lệnh), phần giới thiệu tập lệnh được thực hiện trong chương 5.

-Lớp dữ liệu: Lớp này đảm nhận vai trò ghi nhận các giá trị dữ liệu tại đầu mỗi user, bao gồm các dạng tín hiệu điều khiển như dạng xung, dạng mức và tín hiệu dạng A/D.

Vấn đề cần quan tâm chính của chúng ta là xây dựng một chuẩn cho tầng liên kết dữ liệu (các thủ tục protocol).

II. PROTOCOL:

1. Khái niệm:

Protocol cho tầng liên kết dữ liệu là một phương thức hay thủ tục truyền thông được đặt ra mà một qui trình truyền nhận thông tin phải tuân theo. Nó bao gồm tập hợp đồng nhất các qui tắc điều hành nhằm đảm bảo sự chính xác của một hệ thống hoặc mạng trong quá trình trao đổi thông tin.

Trước khi tìm hiểu về protocol của tầng liên kết dữ liệu một cách chi tiết, chúng ta xem qua một số kỹ thuật sử dụng để thực thi hoặc mô tả một protocol. Theo lý thuyết, kiểm tra giá trị của một quá trình hoạt động nhằm chắc rằng trong quá trình hoạt động của hệ thống sẽ không có một điều kiện không mong muốn nào hoặc các trạng thái bất thường xảy ra khi protocol hoạt động “break down” (ví dụ như khi rơi vào một vòng lặp vô tận hoặc gặp phải một trường hợp mà tất cả các hoạt động đều bị dừng và hệ thống bị khóa “locks up”  ).

Với mục đích minh họa những kỹ thuật kiểm tra và mô tả khác nhau này, chúng ta xét một tầng liên kết dữ liệu đơn giản bán song công: Stop–and–wait và tự động lặp lại yêu cầu như một ví dụ. Về cơ bản protocol này quản lý hoạt động của hai trạm (được xem là đồng nhất) Tại mỗi đầu của một liên kết dữ liệu. Protocol này bao gồm một trạm (đầu “1” ) Gởi một frame dữ liệu mang một dãy số đến một trạm khác (đầu “2”  ).

Frame dữ liệu này sẽ chứa thêm vào một gói thông tin khác của dữ liệu thực tại. Kết thúc việc truyền có một vùng đệm nhận, nơi mà các gói dữ liệu này được chứa từ computer chủ cục bộ hoặc cuối cùng là lưu trữ theo ưu tiên trong một frame dữ liệu và bắt đầu truyền qua datalink. Kể cả sau khi truyền dữ liệu trong vùng đệm vào “1”, các dữ liệu giống nhau cũng được giữ trong vùng đệm cho đến khi có thông báo đã nhận được từ một đầu khác (đầu “2”  ) Mà khung dữ liệu chứa gói dữ liệu này đã nhận được thành công.

Điều kiện sau cùng (nhận thành công 1 frame dữ liệu) Được cho biết bởi đầu trạm 2,đầu này gởi frame dãy số của một frame hợp lệ được nhận sau cùng trở về từ trạm 1 như một phần của frame dữ liệu kế bắt đầu gởi từ “2” sang “1”.

Ví dụ: Nếu đầu 1 vừa gởi một frame đến đầu 2 nó sẽ không được phép gởi frame kế (chứa một gói dữ liệu mới) Cho đến khi nó nhận được một frame từ đầu 2 mang theo thông tin trả lời đã nhận tốt. Nếu đầu 1 không nhận được thông báo này trở về từ đầu 2 trong vòng một khoảng thời gian nghỉ (timeout) Được định trước, nó sẽ truyền lại frame gởi đến đầu 2 và hy vọng trong thời gian này nó nhận được thông báo đã nhận đúng từ đầu 2. Và nếu không thì sau vài lần lặp lại (được định trước) Mà đầu “1” vẫn không nhận được thông báo nhận đúng từ đầu “2”  nó xem như đường truyền bị lỗi và thông báo ra ngoài.
-------------------------------------
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Giới thiệu chung
CHƯƠNG 1: GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG
I. Giới thiệu
II. Protocol
1. Khái niệm
2. Xây dựng Protocol
a) Cấu trúc frame dữ liệu
b) Xây dựng Protocol
III. Truyền thông nối tiếp
1 Thanh ghi diều khiển đường truyền
2 Thanh ghi điều khiển MODEM
3 Thanh ghi trạng thái đường dây
4 Chuẩn giao tiếp RS 232              
5 Giới thiệu IC Max_232
CHƯƠNG 2: CƠ LƯỢC AT89C
I. Khái quát về họ IC MCSII. Giới thiệu AT89C
1. Những đặc trưng cơ bản
2. Cấu hình chân
III. Tổ chức bộ nhớ
1. RAM đa dụng
2. RAM địa chỉ hoá từng bit
3. Các bank thanh ghi
IV. Các thanh ghi chức năng đặc biệt
V. Bảo vệ bộ nhớ
VI. Hoạt động của port nối
CHƯƠNG 3: RTX51 TINY
Giới thiệu chung
1. Giới thiệu phần mềm KEIl
2. Chương trình tuần hoàn thời gian biểu của RTX
3. Các yêu cầu và định nghĩa
4. Các hàm thư viện của RTX
CHƯƠNG 4: BOARD DEMO-KIT
I. Khối hiển thị
II. Khối giao tiếp A/ D - D/ A
III. Khối RSIV. Khối output (rơle)
V. Khối input
CHƯƠNG
Phần 1: TẬP LỆNH
I. Giới thiệu tập lệnh
II. Nội dung tập lệnh
Phần 2: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình nhận chuỗi
Chương trình kiểmtra
Chương trình xử lý tập lệnh
Chương trình đóng gói dữ liệu
Chương trình Demo-Kit
Phần 3: Chương trình
Báo cáo kết quả
-------------------------------------------
Keyword: download,do an ky thuat,tim hieu,thu thap du lieu,va dieu khien tu xa

linkdownload: ĐỒ ÁN KỸ THUẬT

TÌM HIỂU THU THẬP DỮ LIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể