Chuyển đến nội dung chính

do an tot nghiep,nghien cuu,he thong,can bang,dinh luong,trong nha may,san xuat xi mang,lo dung

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂN BĂNG ĐỊNH LƯỢNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG LÒ ĐỨNG




Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XI MĂNG TIÊN SƠN – HÀ TÂY

1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty:

Công ty xi măng Tiên Sơn tiền thân là nhà máy vôi đá, năm 1995 được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhà máy đã đầu tư xây xựng một dây chuyền sản xuất xi măng có công 25Tấn/h và đưa vào hoạt động từ năm 1996, thiết bị và dây chuyền công nghệ ban đầu được nhập khẩu hoàn toàn của Trung Quốc, với tổng giá trị đầu tư ban đầu là 39 tỷ đồng. Sau gần 10 năm hoạt đông sản xuất cho tới nay nhà máy đã có nhiều thay đổi sửa chữa nâng cấp thiết bị cũng như dây chuyền công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, đặc biệt là đã kết hợp cùng với trường Đại Học Công Nghiệp Thái Nguyên để thiết kế cải tiến và thay thế một số thiết bị của dây chuyền cân băng định lượng.

Với đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm đã đưa nhà máy hoạt động ngày càng phát triển đi lên, có hiệu quả kinh tế cao luôn đạt danh hiệu là đơn vị đi đầu cho ngành xi măng trong khu vực. Với cơ cấu sắp xếp tổ chức cán bộ hợp lý không những đã đưa nhà máy hoạt động có hiệu quả kinh tế cao mà còn xứng danh là đơn vị vững mạnh trong công tác tổ chức công đoàn và đoàn TN của khu vực. Với địa hình nhà máy được xây dựng trên vùng đất của xã Hồng Quang - huyện Ứng Hoà tĩnh Hà Tây, khu sản xuất đặt sát với núi thuận tiện cho việc khai thác đá nguyên liệu, văn phòng làm việc của công ty được xây dựng cách nhà máy sản xuất khoảng 500m, thuận tiện cho việc quản lý và theo dõi xử lý kịp thời những vướng mắc trong quá trình sản xuất, để tiện cho việc giao dịch và tiêu thụ sản phẩm công ty đã xây dựng tất cả 3 văn phòng đại diện trên địa bàn các huyện và tĩnh lân cận trong khu vực.

Với phương châm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 150.000 tấn xi măng trên năm, trong nhiều năm nhà máy đã phải hoạt động liên tục hết công suất để hoàn thành mọi chỉ tiêu đề ra, trong thời gian gần đây sản phẩm xi măng của nhà máy sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường trong tĩnh và trong nước, hướng tới công ty muốn đầu tư nâng công suất sản xuất của nhà máy lên nhằm đảm bảo đủ sản lượng để cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước đặc biệt là thị trường trong tĩnh Hà Tây và một số tĩnh lân cận.

1.2 Tìm hiểu về tổ chức hoạt động của công ty:

Được biết công ty hoạt động sản xuất có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng ưa chuộng là nhờ có bộ máy lãnh đạo tốt, kết hợp với việc bố trí sắp xếp công việc hợp lý cho từng CBCNV. Qua tìm hiểu được biết sơ đồ tổ chức của công ty như sau: (Hình 1.1)

1.3. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng - Nhà máy xi măng Tiên Sơn:

Với thiết kế quy trình công nghệ gồm hai dây chuyền hoạt động song song với nhau nhà máy đã sản xuất rất có hiệu quả, tránh được việc lãng phí thời gian và nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, kết hợp với việc cải tạo thay thế một số thiết bị trong dây chuyền, nên hiện nay nhà máy đã thuộc diện một trong những nhà máy sản xuất xi măng hiện đại của nước ta. Đặc biệt là hệ thống cân băng định lượng, công ty đã kết hợp với trường đại học công nghiệp - Thái Nguyên để cải tạo và thay thế hệ thống cân băng định lượng, trước đây sử dụng theo nguyên lý cấp liệu rung, thay vào đó nay được lắp đặt hệ thống cân cấp liệu tự động điều khiển bằng biến tần, thiết bị hiện đại được mô phỏng trên máy tính. Dưới đây là sơ đồ khối dây chuyền sản xuất xi măng của nhà máy xi măng Tiên Sơn–Hà Tây (Hình 1.2):

1.4. Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

1.4.1 Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu.

Nguyên liệu để sản xuất xi măng chủ yếu là đá vôi, ngoài ra còn có các loại phụ gia khác như than, đất, quặng sắt, thạch cao. Với điều kiện thuận lợi là nguyên liệu ở gần sát nhà máy, đá sau khi được khai thác được hệ thống các băng tải cao su vận chuyển về nơi tập kết và được phân loại (đá vôi đen, đá vôi xanh), kiểm tra chất lượng. Đá đạt chất lượng có kích thước giới hạn là 350 mm.

Đá đã đạt chất lượng được đưa xuống các máng đá, từ các máng đá này, được các băng tải xích tấm đưa đến các máy kẹp hàm đá để thực hiện công đoạn đập đá lần thứ nhất. Sau khi qua các máy kẹp hàm này thì kích thước đá đạt kích thước giới hạn là 80 mm.

Sau khi qua công đoạn đập đá lần 1, đá được hệ thống băng tải cao su đưa vào máy đập búa để thực hiện công đoạn đập đá lần 2. Qua khỏi công đoạn này, đá nguyên liệu đạt kích thước 25 mm và được hệ thống gàu tải xúc lên đổ vào các xilo 1 và 2.

Các loại phụ gia khác thì được đưa từ các nơi về và tập kết ở kho chứa phụ gia. Qua công đoạn đập nhỏ, sấy, sàng phân loại để có được kích cỡ quy định tạo điều kiện cho máy nghiền đạt năng suất sau đó được đổ vào các xilo 3và 4.

Riêng phụ gia đá thạch cao thì cũng như đá nguyên liệu (đá vôi) Được máy kẹp hàm đập nhỏ rồi được gàu tải xúc lên chứa trong xilo 5.

1.4.2 Công đoạn phối và nghiền nguyên liệu.

 Đây là công đoạn quan trọng, quyết định chất lượng sản phẩm của công nghệ sản xuất xi măng lò đứng. Đảm nhận công đoạn quan trọng này chính là hệ thống cân băng định lượng điều khiển bằng máy vi tính. Hệ thống gồm 06 bộ cân băng được đặt dưới đáy các xilo theo thứ tự từ cuối băng tải chính đến miệng máy nghiền là: Đá 1, đá 2, than, quặng sắt, thạch cao. Nhiệm vụ chính của các cân băng đáp ứng sự ổn định về lưu lượng và điều khiển lượng nguyên liệu cấp này sao cho phù hợp với yêu cầu công nghệ đặt ra. Nguyên liệu từ đáy các xilo được trút lên mặt các băng tải cân băng qua hệ thống cấp liệu.

 Mỗi cân băng trong hệ thống nhận 1 nhiệm vụ khác nhau (vận chuyển các nguyên liệu khác nhau với 1 lưu lượng khác nhau) Nhằm mục đích khống chế và điều chỉnh (tốc độ băng) Sao cho lưu lượng liệu nhận được ứng với giá trị đặt trước theo yêu cầu công nghệ sản xuất với sai số bé hơn hoặc bằng giá trị cho phép. Hệ thống 06 cân băng định lượng này đổ nguyên liệu lên 1 băng tải cao su và băng tải này có nhiệm vụ vận chuyển nguyên liệu (đã được phối) Đổ vào máy ngiền bi thực hiện nghiền thành bột liệu. Các hạt bột liệu đạt tiêu chuẩn (về kích thước) Sẽ được hệ thống gàu tải xúc lên đổ vào cá xilo chứa, các hạt chưa đạt (có độ mịn > 10% trên sàng 4900 lỗ/cm2) Sẽ được máy phân ly đưa trở lại vào đầu máy nghiền để nghiền lại.

1.4.3 Công đoạn nung luyện clinke.

Đây cũng là 1 trong những công đoạn quyết định chất lượng của sản phẩm. Bột liệu được lấy ra và được đồng nhất bằng hệ thống rút liệu, sau đó qua hệ thống máy trộn ẩm đạt độ ẩm 60% rồi đưa vào máy vê viên kiểu sàng quay. Những viên liệu có kích cỡ 6  8 mm sẽ được đổ xuống 1 băng tải cao su rồi đưa vào hệ thống cấp liệu cho lò nung, các viên liệu được cấp vào lò bằng cách rãi đều từng lớp một và được nung ở nhiệt độ 1500oc sau đó được rút ra bằng hệ thống máy ghi xả. Lúc này các viên liệu đã trở thành clinke và dính vào nhau thành từng tảng có kích thước khoảng 80  100 mm. Hệ thống ghi xả sẽ xả clinke nóng lên băng tải xích tấm đặt ngay dưới đáy lò và các tảng clinke được đưa vào máy kẹp hàm clinke để đập nhỏ. Tuỳ theo chất lượng clinke tốt hay xấu mà được đưa vào chứa trong các xilo riêng (Để sau này rút ra và phối với các lượng phụ gia khác nhau.

1.4.4 Công đoạn nghiền clinke thành ximăng thành phẩm và đóng bao xi măng.

Clinke sau khi được các bộ phận chức năng kiểm tra chất lượng, clinke được hệ thống cân băng định lượng phối cùng với các thành phần đá mỡ, thạch cao, đất pháp cổ, xỉ bông theo một tỷ lệ nhất định, sau đó được hệ thống băng tải cao su đưa vào máy nghiền bi. Sản phẩm sau máy nghiền chính là xi măng thành phẩm. Các hạt xi măng chưa đạt (có độ mịn > 10% trên sàng 4900 lỗ/cm2) Sẽ được máy phân ly đưa trở lại vào đầu máy nghiền để nghiền lại. Sản phẩm xi măng đạt chất lượng được đổ vào các xilo 14,15,16. Sau khi để nguội thì được đưa vào máy đóng bao, thành phẩm được đóng kho kết thúc quy trình sản xuất.
-------------------------------------------------
Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1: Hệ thống cân băng định lượng
1.1. Khái niệm
1.2. Cấu tạo của cân băng định lượng
1.3. Tế bào cân đo trọng lượng
1.3.1. Nguyên lý tế bào cân số SST
1.3.2. Nguyên lý tế bào cân Tenzomet
1.3.3. Chuẩn bì
1.4. Nguyên lý tính lưu lượng của cân băng định lượng
1.4.1. Nguyên lý tính lưu lượng
1.4.2. Đo trọng lượng liệu trên băng tải
1.5. Khái quát về điều chỉnh cấp liệu cho cân băng
Chương 2: Thiết kế động lực cho cân băng định lượng có công suất 40 - 60T/ h
2.1. Hoạt động của cân băng
2.1.1. Cấu trúc điều khiển cân
2.1.2. Thông số kỹ thuật của cân
2.2. Tính trọn công suất động cơ cho băng cân
2.2.1. Sơ đồ cấu trúc hệ truyền động
2.2.2. Tính trọn công suất động cơ
2.3. Tính trọn loadcell
2.2.3. Tính trọn biến tần
Chương 3: Xây dựng cấu trúc hệ điều chỉnh
3.1. Cấu trúc hệ điều chỉnh
3.2. Hệ điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ dùng biến tần
3.2.1. Khái quát về động cơ không đồng bộ
3.2.2. Điều chỉnh tần số động cơ bằng biến tần
3.3. Biến tần công nghiệp TOSHIBA
3.3.1. Mạch lực của biến tần
3.3.2. Chức năng các cực của mạch điều khiển
3.3.3. Bàn phím và màn hình hiển thị
3.3.4. Tiêu chuẩn kết nối
3.3.5. Phần mềm thuyết minh
3.4. Cấu trúc của Loadcell và bộ khuếch đại
3.4.1. Cấu trúc của loadcell
3.4.2. Bộ khuếch đại
3.5. Bộ vi điều khiển
3.6. Tổng hợp bộ điều chỉnh lưu lượng
3.6.1. Sơ đồ cấu trúc
2.6.2. Xác định thông số bộ điều chỉnh
Chương 4: Mô phỏng Matlab & Simulink
------------------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,nghien cuu,he thong,can bang,dinh luong,trong nha may,san xuat xi mang,lo dung

linkdownload: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂN BĂNG ĐỊNH LƯỢNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG LÒ ĐỨNG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể