Chuyển đến nội dung chính

do an mon hoc,xay dung,he thong,bang tai,dem san pham,su dung,plc s7-200,nguyen thi trang

ĐỒ ÁN MÔN HỌC


XÂY DỰNG HỆ THỐNG BĂNG TẢI ĐẾM SẢN PHẨM SỬ DỤNG PLC S7-200


SV: Nguyễn Thị Trang




CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN.

1.1 Tổng quan về hệ thống điều khiển.

1.1.1 Khái quát chung.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất công nghiệp nhằm mục tiêu tăng năng xuất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, độ chính xác cao, giá thành hạ.. . Các hệ thống điều khiển được đưa vào sản xuất trong các xí nghiệp, nhà máy với độ tin cậy cao, hoạt động ổn định, ít hư hỏng và giảm nhân công lao động. Điều này đòi hỏi hệ thống điều khiển có khả năng xử lý, kiểm soát được các sự cố và có thể tự khắc phục được sự cố, các sai sót khi vận hành. Một hệ thống như trên gọi là hệ thống điều khiển. Trong tất cả mọi hoạt động của con người ở bất cứ đâu vào mọi thời điểm nào đều liên quan đến khái niệm điều khiển. Nó là tập hợp tất cả các tác động mang tính tổ chức để nhằm đạt được mục đích mong muốn. Có thể nói điều khiển là nhân tố cuối cùng quyết định mọi thành bại của các hoạt động.

Trong công nghiệp, hệ thống điều khiển ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và chi phí sản xuất. Sau đây là một số hình ảnh về các hệ thống sản xuất dùng trong công nghiệp của các nhà máy hiện nay. Tự động hoá là bước phát triển tiếp theo sau cơ khí hoá và điện khí hoá. Tự động hoá là quá trình sử dụngthiết bị dể thay thế chức năng kiểm tra và điều khiển của con người trong một quy trình sản xuất. Hệ thống tự động hoá bắt đầu xuất hiện với việc sử dụng các thiết bị đo lường kiểm tra các thông số công nghệ và chất lượng sản phẩm. Các hệ thông này thông báo khá chính xác các thông tin về trạng thái của thiết bị, các thông số của quy trình công nghệ v.v.. .

Các thông tin này trước đây chỉ có những người dày dạn kinh nghiệm mới chuẩn đoán được, nhưng cũng chỉ bảo đảm ở mức độ chính xác tương đối. Các thông tin quá trình hoàn thiện quy trình công nghệ. Hệ thống điều khiển cục bộ các chế độ riêng biệt của quy trình công nghệ là bước phát triển tiếp theo của hệ thống tự động hóa. Đây là sự kết hợp nhiều hệ thống điều chỉnh tự động dưới sự kiểm soát điều hành của một thiết bị tính toán và điều khiển để đảm bảo tối ưu một chế độ nào đó của quá trình công nghệ. Tất cả các hệ thống điều chỉnh tự động các thông số công nghệ cũng như các hệ thống điều khiển cục bộ đều được đặt dưới sự giám sát, điều hành chung của một trung tâm tính toán và điều khiển. Trung tâm này đảm bảo cho quy trình công nghệ xảy ra tốt nhất của hệ thống đo. Trong một hệ thống điều khiển bao giờ cũng được tao thành từ các khối cơ bản sau:


- Khối vào: Chuyển đổi các tín hiệu vật lý thành các tin hiệu điện, các tín bộ chuỷên đổi thường là nút ấn, contac, sensor,.. . Tuỳ theo bộ chuyển đổi mà ta có tín hiệu đưa vào khối xử lý có dạng số hay dạng liên tục.

- Khối xử lý: Nhận tín hiệu thực hiện các thao tác đảm bảo quá trình hoạt động của hệ thống. Từ thông tin của khối vào hệ thống điều khiển phải tạo ra được những tín hiệu cần thiết để điều khiển các thiết bị, hệ thống đáp ứng yêu cầu sản xuất.

- Khối ra: Tín hiệu ra là kết quả cuối cùng của quá trình xử lý hệ thống điều khiển. Các tín hiệu này được sử dụng điều khiển các cơ cấu, thiết bị hoạt động theo yêu cầu của hệ thống, tín hiệu ra có thể được hồi tiếp vè ngõ vào để điều khiển và ổn định hệ thống.

1.1.2 Phân loại phương thức điều khiển.

Phương pháp để hình thành các tác động điều khiển được gọi là phương thức điều khiển. Có 3 phương thức điều khiển:

- Điều khiển theo chương trình: Phương thức điều khiển theo chương trình được sử dụng khi các tác động điều khiển đã được hình thành từ trước theo một chương trình.

- Điều khiển bù nhiễu: Phương thức điều khiển bù nhiễu tác động điều khiển được hình thành khi có nhiễu tác động lên hệ thống.

- Điều khiển theo sai lệch: Trong công nghiệp phương thức điều khiển theo sai lệch được sử dụng rộng rãi nhất.

1.2 Hệ thống điều khiển dùng PLC.

1.2.1 So sánh hệ thống điều khiển PLC với hệ thống điều khiển khác.

Khi điều khiển bằng PLC có nhiều lợi thế hơn so với các hệ thống khác không sử dụng PLC. Điều đó thể hiện qua sơ đồ sau.

Trong hệ thống điều khiển dùng PLC thì sẽ có những ưu điểm sau:

- Thay đổi chương trình dễ dàng, linh động.

- Không gian lắp đặt thiết bị nhỏ. Có độ tin cậy cao.

- Có khả năng đưa tín hiệu điều khiển ở ngõ ra phù hợp.

- Dễ dàng thay đổi đối với cấu hình trong tương lai khi có nhu cầu mở rộng sản xuất. Sau đây là hình ảnh tổng quát về hệ thống điều khiển dùng PLC.
-----------------------------------------
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1. Khái quát chung hệ thống điều khiển
1.1 Tổng quan về hệ thống điều khiển
1.1.1 Khái quát chung
1.1.2 Phân loại phương thức điều khiển
1.2 Hệ thống điều khiển dùng PLC
1.2.1 So sánh hệ thống điều khiển PLC với hệ thống điều khiển khác
1.2.2 Giới thiệu về PLC
1.2.3 Phân loại PLC
1.2.4 Bộ điều khiển PLC S7-
1.3. Hệ thống băng tải
1.3.1 Vai trò
1.3.2 Phân loại băng tải
1.3.3 Cấu tạo
Chương 2. Khái quát chung về màn hình điều khiển
2.1. Khái quát về màn hình điều khiển
2.1.1 Khái quát chung
2.1.2 Màn hình TD
2.2 Cài đặt thông số cho màn hình TD
2.2.1 Phần mềm lập trình
2.2.2 Các bước lập trình TD
Chương 3. Tính chọn thiết bị hệ thống băng tải đếm sản phẩm
3.1 Động cơ và hệ thống băng tải
3.1.1 Động cơ
3.1.2 Thông số kỹ thuật của Băng tải
3.2 Bộ điều khiển PLC S7-200, Màn hình TD
3.2.1 Bộ điều khiển PLC S7-200
3.2.2 Màn hình TD
3.3 Cảm biến
3.3.1 Khái quát chung về cảm biến
3.3.2 Các yêu cầu của cảm biến
3.3.3 Phân loại
3.3.4 Thông số của cảm biến trong hệ thống
3.4 Các thiết bị khác
3.5 Mô hình kết nối hệ thống
Chương 4. Lập trình điều khiển hệ thống
4.1 Mô tả hệ thống
4.2 Trình tự các bước lập trình
4.2.1 Viết chương trình
4.2.2 Vận hành hệ thống
4.2.3 Giám sát hoạt động của chương trình
Kết luận
Tài liệu tham khảo
------------------------------------------
Keyword: download,do an mon hoc,xay dung,he thong,bang tai,dem san pham,su dung,plc s7-200,nguyen thi trang

linkdownload: ĐỒ ÁN MÔN HỌC

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BĂNG TẢI ĐẾM SẢN PHẨM SỬ DỤNG PLC S7-200

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể