Chuyển đến nội dung chính

do an mon hoc,thiet ke be,da cay,nang suat,5 tan/ngay,do van vang,tran tan hoang

ĐỒ ÁN MÔN HỌC


THIẾT KẾ BỂ ĐÁ CÂY, NĂNG SUẤT 5 TẤN/NGÀY





MỞ ĐẦU

Từ xa xưa con người đã biết lấy các loại nước đá thiên nhiên từ sông, suối, ao, hồ… để sử dụng làm lạnh, dự trữ trong nhà để mùa hè lại đem ra dùng. Quá trình hình thành đá thiên nhiên dựa vào lạnh của thiên nhiên, nhiều nơi mùa đông không khí lạnh đến -20C, -30C … làm cho nước trong ao, hồ, sông, suối… bị đóng băng.

Cho đến khi ngành lạnh ra đời, và bắt đầu phát triễn mạnh ở trên thế giới thì con người sử dụng kỹ thuật lạnh vào trong nhiều mục đích khác nhau của mình, từ đơn giản cho đến tinh vi.

Một trong những ứng dụng đầu tiên của con người chính là sản xuất ra nước đá (đá nhân tạo) ở nhiều dạng khác nhau (dạng khối, dạng viên, dạng vẩy, dạng bột,….), tuỳ theo yêu cầu sử dụng và điều kiện sản xuất thực tế.

Nước đá được sử dụng rộng rãi trong làm lạnh, trữ cho vận chuyển, bảo quản nông thuỷ sản, thực phẩm, cho chế biến lạnh các sản phẩm từ thịt, thuỷ sản và cho sinh hoạt của người dân.

Vì nước đá có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, nên khi nhận được đề tài “thiết kế bể đá cây, năng suất 5 tấn/ngày” em cảm thấy rất thích thú.

Từ trước đến nay, nói đến nước đá ai cũng biết, nói đến làm nước đá thì người ta chỉ nghĩ đơn giản là hạ nhiệt độ xuống thấp để nước đóng băng, nhưng để làm được điều đó thì đòi hỏi người kỹ sư phải tính toán và thiết kế ra được những thiết bị làm lạnh, và phải đảm bảo những tiêu chuẩn của nước đá.

Trên thực tế nếu muốn xây dựng thành công một nhà máy, để nó đi vào hoạt động có hiệu quả thì người kỹ sư không phải chỉ có kiến thức về kỹ thuật mà đòi hỏi phải tính đến tính kinh tế khi xây dựng một phân xưởng. Trong khuôn khổ đồ án môn học này chắc chắn những gì em làm vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng thông qua đồ án này em cũng đã học được rất nhiều kiến thức, đặt biệt là phải biết cách áp dụng những gì mình đã học trên sách vỡ vào thực tế.

Trong khi thực hiện đồ án này có những kiến thức thực tế em không rõ, không có kinh nghiệm cũng nhờ có sự chỉ dẫn tận tình của thầy LÊ QUANG HUY đã giúp em hoàn thành đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Quang Huy và các thầy trong bộ môn ĐIỆN LẠNH đã giúp đỡ em. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi nhiều sai sót. Vì vậy, kính mong các thầy, cô góp những ý kiến quý báu để em có thể hiểu biết thêm nhiều điều bổ ích.

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NƯỚC VÀ NƯỚC ĐÁ

1.1Tính chất vật lý của nước:

Ở áp suất thường nước có khối lượng riêng lớn nhất ở 4C. Trong quá trình hạ nhiệt độ từ 4C - 0C khối lượng riêng giảm từ 1000-999.9 kg/m3 và khi biến thành nước đá khối lượng riêng tiếp tục giảm tới 916.8 kg/m3

Nước có nhiệt dung riêng cao bất thường, Cnước =4.18kJ/kgK. Từ đó có thể thấy nước là một chất toả nhiệt rất tốt.

Nhiệt nóng chảy của nước: c = 334 kJ/kg

Nhiệt hoá hơi của nước: h = 2253 kJ/kg

Đứng về phương diện khoa học mà nhận xét thì nước rõ là một chất lỏng có những điểm bất thường: Khối lượng riêng ở 4C là khối lượng riêng cực đại, đáng lẽ ra khối lượng riêng của thể rắn phải lớn hơn khối lượng riêng ở thể lỏng. Có nhiệt dung riêng rất lớn và lớn hơn so với nhiệt dung riêng của nhiều chất lỏng khác.

1.2Tính chất vật ký của nước đá:

-Nhiệt độ nóng chảy t = 0C

-Khối lượng riêng nước đá: đ = 916.8 kg/m3

-Khối lượng riêng của nước đá có quan hệ nhiệt độ như sau: đ =917 (1-0.00015t)

-Khi nước đóng băng thành nước đá thì thể tích nó tăng 9%

-Ẩn nhiệt đóng băng: R = 334 kJ/kg. Khi nhiệt độ hạ 1C thì r tăng 2.12 kJ/kg

-Nhiệt dung riêng của nước đá: Cđ =2.12kJ/kg

-Hệ số dẫn nhiệt: đ = 2.22 W/mK

1.3. Cơ sở vật lý của quá trình đông đá:

Khi hạ nhiệt độ thì thể tích khối nước giảm, đến 3.98C thì bắt đầu hình thành cấu trúc mới đặc trưng của tinh thể nước đá. Có những nhóm 5 phân tử nước (H2O) 5, Mỗi nhóm được tạo thành bằng cách một phân tử nước làm trung tâm liên kết với 4 phân tử khác bằng liên kết hydro, rồi một nguyên tử oxi của mỗi phân tử nước này lại tiếp tục làm tâm và liên kết với 4 nguên tử hydro của của các phân tử nước khác. Kết quả là tinh thể nước đá có cấu tạo là tứ diện đều. Giữa chúng có nhiều lỗ hổng nên nước đá nhẹ hơn nước lỏng.

Trong làm lạnh đông khi nhiệt độ đến dưới OC mà vẫn chưa có sự đóng băng, đó là hiện tượng chậm đóng băng (sự quá lạnh). Sự chậm đóng băng do sự chậm tạo thành tâm kết tinh và do hiện tượng chuyển động nhiệt Bơ-rau-nơ và chuyển động tương hổ (kết hợp). Khi làm lạnh đến một nhiệt độ thấp nào đấy mà hệ thống chuyển động được cân bằng lực theo phương trình: Pkết hợp = Pđẩy + Pch. D. Nhiệt thì xuất hiện tâm kết tinh của mạng lưới tinh thể, lúc này tương tự như xảy ra phản ứng tổng hợp: Các phần tử lỏng liên kết với mạng tinh thể hiện có thành một khối nước đá và toả ẩn nhiệt đóng băng ra. An nhiệt đóng băng toả ra qua lớp nước đóng băng tới môi trường tỏ lạnh hoặc trực tiếp hoặc qua nhiệt trở của thành.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: VÀI NÉT VỀ NƯỚC VÀ NƯỚC ĐÁ
1.1 Tính chất vật lý của nước
1.2 Tính chất vật lý của nước đá
1.3 Cơ sở vật lý của quá trình đông đá
Chương 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT
2.1 Chọn phương án sản xuất
2.2 Chọn nồng độ muối NaCl
2.3 Chọn tác nhân lạnh
2.4 Bể nước đá khối
2.5 Quy trình làm nước đá
2.6 Giải thích quy trình
Chương 3: TÍNH CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM VÀ KẾT CẤU BỂ ĐÁ
3.1 Tính cách nhiệt cách - ẩm cho bể đá
3.2 Xác định kích thước bể đá
3.3 Tính nhiệt bể dá
Chương 4: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH, TÍNH CHỌN MÁY NÉN
4.1 Chọn các thông số của chế độ làm việc
4.2 Chu trình máy nén một cấp
4.3 Tính chọn máy nén một cấp
Chương 5: TÍNH CÁC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG LẠNH
5.1 Tính toán thiết kế thiết bị ngưng tụ
5.2 Tính toán thiết bị bay hơi
Chương 6: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ PHỤ
6.1 Bình tách dầu
6.2 Bình hồi dầu
6.3 Bình chứa cao áp
6.4 Bình tách lỏng
6.5 Bình tách khí không ngưng
6.6 Bình tách lỏng giữ mức
6.7 Quạt khuấy bể đá
6.8 Hệ thống đường ống
SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỂ ĐÁ CÂY
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------
Keyword: download,do an mon hoc,thiet ke be,da cay,nang suat,5 tan/ngay,do van vang,tran tan hoang

linkdownload: ĐỒ ÁN MÔN HỌC

THIẾT KẾ BỂ ĐÁ CÂY, NĂNG SUẤT 5 TẤN/NGÀY

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể