Chuyển đến nội dung chính

bao cao thuc tap,tim hieu,ve cac trang,thiet bi,may moc,hien dai,voi he thong,tu dong hoa,va plc tai cong ty,co phan,det kim thang loi,nam dinh,nguyen thi duyen

BÁO CÁO THỰC TẬP


TÌM HIỂU VỀ CÁC TRANG THIẾT BỊ, MÁY MÓC HIỆN ĐẠI VỚI HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ PLC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM THẮNG LỢI- NAM ĐỊNH


SV: NGUYỄN THỊ DUYÊN





GIỚI THIỆU NỘI DUNG

Công ty cổ phần Dệt Kim Thắng Lợi có trụ sở chính là: 115 đường Văn Cao- Thành Phố Nam Định- Tỉnh Nam Định.

Công ty cổ phần Dêt Kim Thắng Lợi tiền thân là nhà máy Dệt Kim Thắng Lợi được nhà nước cho phép thành lập ngày 16/02/1971 theo Quyết định số 231/QĐUB của UBND tỉnh Nam Hà. Dịa điểm đầu tiên là ổ thị xã Phủ Lý.

Mục đích thành lập của Nhà máy là để giải quyết chính sach hậu phương quân đội, thu hút các đồng chí thương bệnh binh đã hoàn thành nghĩa vụ trở về hậu phương, bộ đội chuyển ngành tiếp tục tham gia sản xuất xây dựng đất nước theo con đường XHCN.

Năm 1975 do yêu cầu nhà máy chuyển địa điểm về Thành Phố Nam Định. Sản phẩm sản xuất chính của nhà máy là áo lót dệt kim phục vụ cho bộ đội và nhân dân tiêu dùng. Do nhà xương lúc này chắp vá tạm bợ, các khâu sản xuất chưa hoàn chỉnh. Nên nhà máy đã huy động quỹ khuyến khích và phát triển sản xuất lắp đặt thêm dây truyên thiết bị kiêm có nấu tẩy để hoàn chỉnh công nghệ sản xuất.

Tháng 5/1993 nhà máy đựoc đổi tên thành Công Ty Dệt Kim Thắng Lợi. Từ đây công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và được phép xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ngành dệt may cũng như trực tiếp xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc. Công ty Dệt Kim Thắng Lợi đã mạnh dạn chuyển đổi cho phù hợp với thời kì mở của và hàng hoá công ty chuyển hướng mở rộng thị trường ra các nước như: Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc…Mặc dù công ty còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt về vốn và tiêu thụ sản phẩm, máy móc thiết bị cũ kĩ lạc hậu. Trình độ công nhân viên thấp kém, thị trường trong nước và Quốc tế bị hàng ngoại cạnh tranh gay gắt, thị trường xuất nhập khẩu bị thiệt hại nặng nề vì sự tan ra của Liên Xô và các nước Đông Âu. Trước những khó khăn đó, để tồn tại và phát triển công ty đã thực hiện hàng loạt các biện pháp tích cực như bố trí lại bộ máy quản lý cho gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh dcủa công ty. Mặt khác công ty được ngân hàng cho vay vốn với lãi xuất thấp đã đầu tư vào mua máy móc thiết bị mới hơn, hiện đại hơn của một số nước phát triển như máy dệt SINGER của Hàn Quốc, máy trần, máy xén, máy đính cúc thùa khuy của Nhật Bản…

Năm 1991 Công ty huy động toàn bộ vốn tự có để mua thêm máy dêt cổ, dệt gấu để may các áo thể thao cao cấp.

Năm 1992 Công ty được phép xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của maình sang thi trường EC và Đông Âu.

Để có được sản phẩm chất lượng cao hơn nữa, Công ty đã quyết định đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất, và đội ngũ lãnh đạo của Công ty. Do đó sản phẩm của công ty dần chiếm lĩnh được thị trường, và người tiêu dùng đã nhận thấy được sản phẩm của Công ty là tốt và phù hợp với điều kiện của mình.

Đến 4/1999 trước những nhu cầu ngày càng cao của thị trường Công ty co nhu cầu vốn cao hơn để tao điều kiện nâng cao sản xuất, và có thể mua được nhiều máy móc hiên đai hơn. Ban lãnh đạo đã quyết định cổ phần hoá Công ty, và đổi tên thành Công ty cổ phần Dệt Kim Thắng lợi. Ở giai đoạn này bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty được rút gọn cho phù hợp với tốc độ quay nhanh của thị trường. Đông thời cũng khuyến khích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá trong sản xuất do đó sản phẩm của công ty vẫn đạt chất lương tốt, giá thành hạ nên nên hợp với như cầu ngày càng trở nên thực tế hơn của thị trương hiện nay.

Như vậy, hơn ba mươi năm qua công ty luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhà nước đã giao cho, luôn là lá cờ đầu của tỉnh Nam Định. Công ty làm ăn tốt đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động, và đảm bảo nâng cao mức sống cho người lao động.

Phần 2: Nội dung an toàn lao động, an toàn điện

I. Nội quy an toàn lao động của công ty

1. Thời gian làm việc

- Làm việc theo ca:

+ C1: 6h – 14h

+ C2: 14h – 22h

+ C3: 22h - 6h

- Là những công nhân vận hành trông coi máy dệt để sản xuất ra sản phẩm

- Làm theo tầm: Từ 7h – 15h là những làm ở nhà máy may và phân xưởng dệt

- Làm giờ hành chính sáng từ 7h – 11h, chiều 13h – 17h

2. Trật tự nơi làm việc

- Nghiêm cấm sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá … vào công ty làm việc.

- Trong giờ làm việc phải chấp hành một số cơ bản sau:

 + Nơi làm việc phải gọn gàng sạch sẽ, ngăn lắp

+ Không đưa người không có nhiệm vụ vào nơi làm việc

+ Không mang chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại vào công ty

+ Không uống bia rượu, đánh cờ bạc gây mất trật tự nơi làm việc

II. Học An Toàn Điện

Các nguyên nhân phát sinh tai nạn về điện, mức độ nguy hiểm và các biện pháp đề phòng

1. Các nguyên nhân:

Điện có thể gay tai nạn cho con người theo 2 cách

- Do Có dòng điện chạy trực tiếp qua cơ thể con người

- Do phóng điện qua con người

+ Cách thứ nhất được thể hiện qua trường hợp sau: Do trực tiếp chạm vào dây mang điện áp nguy hiểm. Do chạm vào bề mặt kim loại, thiết bị điện bình thường được cách điện nhưng 1 lý do nào đó cách điện bị hỏng khi cham vỏ. Do đứng trong vùng điện áp bước, đứt dây.

+ Cách thứ 2: Được thực hiện qua các trường hợp sau:

Do hồ quang điện sinh ra khi thao tác đóng cắt vận hành thiết bị điện sai quy định, sai quy trình hoặc do thiết bị đóng cắt, dây dẫn phụ tải bị chạm chập hoặc do đứng trong vùng điện áp cao khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách cho phép hoặc sét đánh.

2. Mức độ nguy hiểm

a. Đối với mạng trung tính nối đất

- Do điện qua người khi chạm phải 1 pha, dòng điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người, để hạn chế dòng điện qua người khi bất ngờ xảy ra sự cố ta phải nâng cao các biện pháp an toàn điện như chân đi bằng giày dép cách điện, ủng cách điện, xỏ găng tay cách điện và sử dụng phòng hộ lao động.

- Nếu chạm phải 2 pha dòng điện qua cơ thể gấp 1,7 lần so với 1 pha do vậy cực kì nguy hiểm tới tính mạng của con người.

b. Mạng trung tính không nối đất

- Chạm phải 2 pha mức độ nguy hiểm giống trường hợp trên

- Chạm phải 1 pha thì có thể gây nguy hiểm cho con người do tất cả các chất cách điên không thể lý tưởng

3. Các biện pháp cơ bản về an toàn

Trong công nghiệp dệt người ta đưa ra 6 biện pháp cơ bản về an toàn như sau:

- Biện pháp cách ly

- Dùng tín hiệu âm thanh, ánh sáng

- Dùng các phương tiện bảo vệ dùng điện thế an toàn dưới 36V qua biến áp cách ly cho thiết bị cầm tay.

- Nối đất bảo vệ.

- Dùng khóa liên động.

- Nó được bảo vệ.

+ Mạng trung tính nối đất:

Khi xảy ra sự cố chạm vỏ dòng điện rất lớn (tùy theo công suất của động cơ). Nó sẽ làm nhảy Aptomat hoặc đứt cầu chì để loại động cơ sự cố ra khỏi dòng điện để không gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy việc lựa chọn thiết bị rất cần thiết và rất quan trọng.

+ Mạng trung tính không nối đất:

Trong trường hợp sự cố không thể làm cho aptomat tác động. Do đó điện trở nối đất sẽ có tác dụng làm giảm điện áp trên cơ cơ thể con người tới mức độ an toàn nhất.

- Các quy định về vận hành sửa chữa điện

+ Đối với thợ điện nhà máy dệt

Chỉ những người được đào tạo qua trường lớp về điện từ 18 tháng trở lên có sức khỏe tốt không mắc các bệnh như thần kinh, huyết áp. Có xác nhận của cơ quan y tế và đã qua xác hạch kiểm tra an toàn đã được bố trí làm việc.

- Tất cả mọi người phải tuân thủ các quy định sau:

+ Phải sử dụng đầy đủ phòng hộ lao động được cấp phát như quần áo, dầy dép bảo hộ lao động.

+ Khi cần phải sửa chữa một khu vực nào đó phải cắt điện, phải treo biển cấm đóng điện. Trường hợp cấp thiết phải nối đất lưu động. Khi làm xong công việc người treo biển phải tháo biển đóng cấp điện trở lại.

+ Khi vận hành hệ thống điện cần phải đúng quy trình thao tác để an toàn cho người và thiết bị. Khi cắt từ dưới lên khi đóng từ trên xướng.

+ Khi làm việc trên cao bắt buộc phải dùng dây an toàn, dây an toàn phải đảm bảo đã kiểm tra, kiểm định.

+ Khi sử dụng thang phải có 2 người. Nếu 1 người thì phải cố định thang.

+ Chỉ làm những công việc đã được phân công, khi làm việc xong phải dọn dẹp sạch sẽ.

+ Phải sử dụng đầy đủ dụng cụ cách điện như kìm cách điện, bút thử điện, tuavit.

+ Không được hút thuốc trong sản xuất, không sử dụng điện trong việc riêng tư, khi ra về phải đóng cắt điện. Không được trực tiếp nâng vật nặng quá 20kg trở lên.

+ Không được cởi trần, mặc quần đùi, áo may ô trong sản xuất.

+ Không được vi phạm tài sản vật tư của nhà máy.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu về nhà máy
Phần 2: Học về nội dung an toàn lao động
Phần 3: Tìm hiểu về phòng ban
Phần 4: Tóm tắt hệ thống điện cung cấp của nhà máy
Phần 5: Tìm hiểu quá trình công nghệ của nhà máy
--------------------------------------------------
Keyword: download,bao cao thuc tap,tim hieu,ve cac trang,thiet bi,may moc,hien dai,voi he thong,tu dong hoa,va plc tai cong ty,co phan,det kim thang loi,nam dinh,nguyen thi duyen

linkdownload: BÁO CÁO THỰC TẬP

TÌM HIỂU VỀ CÁC TRANG THIẾT BỊ, MÁY MÓC HIỆN ĐẠI VỚI HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ PLC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT KIM THẮNG LỢI- NAM ĐỊNH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể