Chuyển đến nội dung chính

Tuyển chọn - xây dựng, sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học, bài tập thực nghiệm nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học chương oxi - lưu huỳnh và chương nitơ - photpho

Luận văn thạc sĩ: Tuyển chọn - xây dựng, sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học, bài tập thực nghiệm nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học chương oxi - lưu huỳnh và chương nitơ - photpho



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN I:  MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
1.  Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3. Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm
V. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu
VI. Giả thuyết khoa học
VII. Đóng góp của đề tài

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Dạy học và vai trò của dạy học [15], [27]
1.1.1. Khái niệm dạy học
1.1.2. Vai trò của quá trình dạy học đối với việc phát triển tư duy cho HS [15]
1.2. Tư duy và việc phát triển tư duy trong quá trình dạy học [7], [27]
1.2.1 Tư duy là gì?
1.2.2. Các loại tư duy
1.2.3. Các đặc trưng của tư duy
1.2.4. Một số thao tác tư duy trong dạy học ở trường phổ thông
1.2.5. Tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy
1.3. Hứng thú trong học tập [4], [6], [8]
1.3.1. Khái niệm hứng thú học tập
1.3.2. Vai trò của hứng thú học tập
1.3.3. Phương pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh [4], [21]
1.4. Vai trò của thí nghiệm và bài tập thực nghiệm đối với việc kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh [5], [10], [27]
1.4.1. Phát triển sự đánh giá về mặt nhận thức
1.5. Thực tiễn việc sử dụng thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm trong nhà trường phổ thông hiện nay
CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN - XÂY DỰNG, SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC, BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH VÀ CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO
2.1. Cơ sở của việc thiết kế, tuyển chọn, sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học [5], [8], [10]
2.1.1. Cơ sở của việc tuyển chọn –xây dựng, sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học
2.1.2. Cơ sở của việc tuyển chọn – xây dựng, sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học
Kiến thức
2.2. Tuyển chọn - Xây dựng hệ thống thí nghiệm hóa học nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho HS [5], [17], [18], 19], [20], [21], [24], [25]
2.2.2. Thí nghiệm hóa học vui [1], [23], [24]
2.3. Tuyển chọn - Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho HS [2], [11], [12], [14], [20], [22], [26]
2.4.1. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho HS
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
Kiến thức
Kĩ năng
II. TRỌNG TÂM:
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
IV. PHƯƠNG PHÁP.
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
3. Triển khai bài mới: (33’)
2.4.2. Phương pháp sử dụng BTTN nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho HS
2.4.2.2. Sử dụng BTTN trong luyện tập, ôn tập
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
3.3. Địa điểm thực nghiệm sư phạm
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Bảng điểm các bài kiểm tra
3.5.2. Tính tham số các đặc trưng thống kê
3.5.3. Bảng phân phối tần suất, tần suất lũy tích và đồ thị
3.5.4. Bảng tần số, tần suất và biểu đồ trình độ HS qua các bài kiểm tra
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO
II. WEBSITE

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTTN             : bài tập thực  nghiệm
dd                    :dung dịch
Dd                   : dung dịch
ĐC                  : đối chứng
GV                  : giáo viên
HS                   : học sinh
PPKC              : phương pháp kiểm chứng
PPMH            : phương pháp minh hoạ
PPNC              : phương pháp nghiên cứu
PPNVĐ           : phương pháp nêu vấn đề
PTHH             : phương trình hoá học
PTN                : phòng thí nghiệm
TCHH             : tính chất hoá học
THPT              :Trung học phổ thông
TN                   : thí nghiệm
HT                   : hiện tượng
TNHH             : thí nghiệm hoá học
TNHS             : thí nghiệm học sinh
TNTH             : thí nghiệm thực hành
KT                   : kiểm tra
PTPƯ              : phương trình phản ứng.
HĐHH            : Hoạt động hóa học

PHẦN I:  MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi người lao động phải có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để có nguồn nhân lực trên, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và phương pháp dạy và học. Định hướng đổi mới lí luận và phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học” và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (điều 5).
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận  dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
            Trước những yêu cầu đặt ra của xã hội đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao nhận thức của người học, giúp người học vừa lĩnh hội được hệ thống tri thức khoa học phổ thông, vừa cập nhật được những tri thức khoa học mới, hiện đại để khi bước vào đời không bị bỡ ngỡ trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thực hiện mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, vai trò của giáo viên GV trong nhà trường phải không ngừng được nâng cao. Trong quá trình dạy học, người GV có trách nhiệm dẫn dắt để học sinh HS phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo, gây hứng thú học tập cho HS.
Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, việc tăng nội dung thực hành và bài tập thực nghiệm (BTTN) trong dạy học hóa học không những tạo điều kiện thuận lợi cho HS lĩnh hội hệ thống tri thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy, mà còn giúp HS hình thành thế giới quan khoa học đúng đắn. Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học hóa học nói riêng, hứng thú học tập là động lực thúc đẩy tính tích cực, tự giác trong học tập, lòng say mê, ham hiểu biết tri thức khoa học. Thực tiễn chứng tỏ rằng thiếu hứng thú học tập làm cho tinh thần mệt mỏi, làm giảm khả năng tư duy, giảm khả năng lĩnh hội tri thức và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự yếu kém trong học tập.
Từ các lí do trên tôi xin chọn đề tài : " Tuyển chọn - xây dựng, sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học, bài tập thực nghiệm nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học chương oxi - lưu huỳnh và chương nitơ - photpho " với mong muốn góp phần giúp cho quá trình dạy và học Hóa học ở trường phổ thông ngày một có hiệu quả hơn, đào tạo con người đúng với phương châm của Đảng và nhà nước: "lí luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành"

II. Mục đích nghiên cứu

- Thiết kế tuyển chọn hệ thống các thí nghiệm biểu biễn (TNBD), thí nghiệm hóa học vui và các dạng BTTN về hiện tượng hóa học trong thiên nhiên, trong cuộc sống, về quá trình sản xuất nhằm củng cố khắc sâu kiến thức, tạo nên hứng thú học tập cho HS trong các giờ học Hóa học.
- Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và làm thí nghiệm hóa học (TNHH).
-  Giúp HS có thêm kiến thức về các hiện tượng hóa học đang xảy ra xung quanh mình.
- Sử dụng đúng lúc và có hiệu quả hệ thống TN và BTTN trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông.

III. Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Nghiên cứu cơ sở lí luận:

- Nghiên cứu về sự phát triển tư duy và hứng thú học tập của HS trong quá trình học tập ở trường phổ thông.
- Vai trò của hứng thú học tập đối với quá trình lĩnh hội kiến thức của HS.
- Phương pháp kích thích hứng thú học tập của HS.
2. Thiết kế hệ thống BTTN, hệ thống TN ở các bài trong chương oxi - lưu huỳnh và chương nitơ - photpho.
3. Nghiên cứu thực tiễn của việc sử dụng TNHH và BTTN trong nhà trường phổ thông hiện nay.

IV. Phương pháp nghiên cứu

     1.  Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
          Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết, phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài như: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập hóa học, sách tham khảo...
       2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
          Nghiên cứu thực tiễn việc sử dụng bài tập thực nghiệm và thí nghiệm hóa học trong nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Huế (điều tra, phỏng vấn, phân tích, tổng kết kinh nghiệm...).
      3. Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm
          - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá và kết luận qui mô ảnh hưởng của việc sử dụng thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm hoá học trong dạy học đối với việc phát triển tư duy và gây hứng thú học tập môn hóa học của HS THPT.
          - Sử dụng toán thống kê, xác suất trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lí số liệu thực nghiệm thu được.

V. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học ở nhà trường phổ thông.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống lí luận về tư duy và hứng thú học tập của HS.
- Hệ thống TNHH và các dạng BTTN trong chương nitơ - photpho và chương oxi - lưu huỳnh.
- Hình thức sử dụng và vận dụng các TNHH, BTTN vào giảng dạy Hóa học trong nhà trường phổ thông.

VI. Giả thuyết khoa học

- Nắm vững được tác động mạnh mẽ của quá trình dạy học đến sự phát triển tư duy và hứng thú học tập của HS, từ đó xây dựng và tuyển chọn các TNBD, TN Hóa học vui, hệ tống bài tập thực tế Hóa học sử dụng trong các tiết dạy ở chương oxi - lưu huỳnh (hóa học lớp 10 nâng cao) và chương nitơ - photpho (hóa học lớp 11 nâng cao)  .
- Sử dụng lồng ghép hệ thống các TNHH và BTTN Hóa học một cách có hiệu quả trong các tiết dạy Hóa học ở trường phổ thông không những nâng cao được năng lực nhận thức và hứng thú học tập bộ môn, mà còn có tác dụng tích cực trong việc phát triển tư duy, nâng cao kĩ năng thực hành, thí nghiệm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, nhằm nâng cao chất lượng dạy học Hóa học.
VII. Đóng góp của đề tài
- Xây dựng, tuyển chọn hệ thống các TNHH và BTTN nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh phát triển tư duy một cách toàn diện.
- Sử dụng hệ thống TNHH, BTTN một cách đa dạng và phong phú trong mọi hình thức dạy học hóa học, rèn luyện cho HS khả năng thực hành tốt các TNHH, kích thích sự tìm tòi khám phá các hiện tượng đang xảy ra hàng ngày trên trái đất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...