Chuyển đến nội dung chính

LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG



NỘI DUNG


MỞ ĐẦU: BÌNH DƯƠNG - VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG

PHẦN THỨ HAI: ĐẢNG BỘ TỈNH THỦ DẦU MỘT THÀNH LẬP VÀ LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930- 1945)

Chương I: CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN RA ĐỜI VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG Ở THỦ DẦU MỘT TRƯỚC KHI THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ (1930- 1935)

I. TÌNH HÌNH THỦ DẦU MỘT TRƯỚC KHI THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ
II. CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN RA ĐỜI VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở THỦ DẦU MỘT TỪ 1930 ĐẾN 1935

Chương II: ĐẢNG BỘ TỈNH THỦ DẦU MỘT THÀNH LẬP VÀ LÃNH ĐẠO KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1936- 1945)

I. TỈNH ỦY THỦ DẦU MỘT ĐƯỢC THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO THẮNG LỢI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THỜI KỲ 1936- 1939
II. ĐẢNG BỘ THỦ DẦU MỘT LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THAM GIA KHỞI NGHĨA NAM KỲ, TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1940- 1945)
III. KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở THỦ DẦU MỘT

PHẦN THỨ BA: ĐẢNG BỘ THỦ DẦU MỘT LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

Chương III: NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (9- 1945 ĐẾN 12- 1946)

I. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN, MẶT TRẬN, ĐOÀN THỂ, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CHUẨN BỊ CUỘC KHÁNG CHIẾN
II. CHI VIỆN CHO MẶT TRẬN SÀI GÒN - GIA ĐỊNH, TÍCH CỰC CHUẨN BỊ ĐÁNH ĐỊCH TẤN CÔNG VÀO THỦ DẦU MỘT
III. NHÂN DÂN THỦ DẦU MỘT KHÁNG CHIẾN (23- 10- 1945 đến 12- 1946)

Chương IV: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG, ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN TRONG TỈNH TIẾN LÊN MẠNH MẼ (Từ năm 1947 đến năm 1950)

I. KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ TĂNG CƯỜNG LỰC LƯỢNG KHÁNG CHIẾN
II. TRÊN CƠ SỞ PHONG TRÀO THI ĐUA ÁI QUỐC, ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG TIẾN LÊN MỘT BƯỚC (1948- 1949)
III. BƯỚC TIẾN MỚI VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG - CHIẾN DỊCH BẾN CÁT – ÁP DỤNG THÀNH CÔNG CHIẾN THUẬT ĐẶC CÔNG (1950)

Chương V: RA SỨC VƯỢT KHÓ KHĂN, GIAN KHỔ, KIÊN CƯỜNG BÁM DÂN, ĐÁNH ĐỊCH GÓP PHẦN CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANHXÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP (Từ năm 1951 đến tháng 7- 1954)

I. TỔ CHỨC LẠI CHIẾN TRƯỜNG, SẮP XẾP LỰC LƯỢNG
II. VƯỢT QUA GIAN KHỔ, HI SINH, RA SỨC BÁM DÂN ĐÁNH ĐỊCH, TỪNG BƯỚC VƯƠN LÊN, GÓP PHẦN CÙNG CẢ NƯỚC ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (10- 1952 đến 7- 1954)

PHẦN THỨ TƯ: ĐẢNG BỘ TỈNH LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (20/07/1954 – 30/4/ 1975)

Chương VI: SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẤU TRANH ĐÒI THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GIƠ NE VƠ; CHỦ ĐỘNG GIỮ GÌN VÀ CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG, TỪNG BƯỚC TIẾN TỚI ĐỒNG KHỞI (7/1954 – 4/1960)

I. SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ ĐÒI THI HÀNH HIỆP GIƠ NE VƠ (Tháng 7/1954 – cuối năm 1956)
II. TỪNG BƯỚC CHUYỂN HƯỚNG ĐẤU TRANH, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG, XÂY DỰNG CĂN CỨ, TIẾN HÀNH ĐỒNG KHỞI CHUYỂN CÁCH MẠNG SANG THẾ TIẾN CÔNG ĐỊCH (Từ 1957 đến tháng 4/1960)

Chương VII: PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG VÀ TỔ CHỨC; VẬN DỤNG PHƯƠNG CHÂM “HAI CHÂN, BA MŨI, BA VÙNG”, LIÊN TỤC TIẾN CÔNG ĐỊCH, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MỸ - NGỤY. (Từ đầu 1961 đến giữa năm 1965)

Chương VIII: NHANH CHÓNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG, KIÊN CƯỜNG CHIẾN ĐẤU ĐÁNH BẠI CÁC CUỘC PHẢN CÔNG CỦA ĐỊCH, THAM GIA TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY NĂM 1968, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ. (Từ giữa năm 1965 đến cuối 1968).

I. ĐÁNH MỸ, DIỆT NGỤY, GÓP PHẦN BẺ GÃY KẾ HOẠCH MÙA KHÔ NĂM 1965 – 1966 CỦA MỸ NGỤY.
II. PHÁT TRIỂN DU KÍCH CHIẾN TRANH, LIÊN TỤC CHIẾN ĐẤU GIỮ VỮNG ĐỊA BÀN CĂN CỨ, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CUỘC PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC MÙA KHÔ LẦN THỨ HAI (1966- 1967) CỦA MỸ- NGỤY:
III. TIẾP TỤC CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG, LÃNH ĐẠO QUÂN DÂN THAM GIA TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TRONG XUÂN – HÈ NĂM MẬU THÂN – 1968, GÓP PHẦN CÙNG MIỀN NAM ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MỸ. (Cuối năm 1967 đến cuối năm1968)

PHẦN KẾT

I. BÌNH DƯƠNG, VÙNG ĐẤT CỦA HỘI TỤ VÀ GIAO LƯU
II. NƠI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG SỚM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ, DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÁC CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN VÀ TỔ CHỨC ĐẢNG;
III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUAN TRỌNG



MỞ ĐẦU: BÌNH DƯƠNG - VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG



Tỉnh Bình Dương được thành lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 06- 11- 1996, trên cơ sở chia tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh: Bình Dương, Bình Phước. Là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên: 2.683,47 km2. Phía Bắc Bình Dương giáp tỉnh Bình Phước, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập, tỉnh Bình Dương có 3 huyện: Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An và Thị xã Thủ Dầu Một, với 77 xã, phường, thị trấn. Cuối tháng 8- 1999, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh thành lập thêm 3 huyện Dĩ An, Dầu Tiếng, Phú Giáo và lập thêm xã Định Thành thuộc huyện Dầu Tiếng, xã Bình An thuộc huyện Dĩ An. Như vậy, hiện nay toàn tỉnh có 1 thị xã, 6 huyện, với 66 xã, 5 phường, 8 thị trấn. Trung tâm của tỉnh Bình Dương đặt tại Thị xã Thủ Dầu Một, cách thành phố Hồ Chí Minh 30km đường bộ về hướng Nam. Dân số toàn tỉnh: 810,2 ngàn người (1). Ngoài người Kinh, Bình Dương có khoảng 2000 người dân tộc ít người và gần 20.000 người Việt gốc Hoa.

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o- 50’- 27’’ đến 11o- 24’- 32’’ vĩ độ bắc và từ 106o- 20’ đến 106o25’ kinh độ đông. Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: Vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi.. . Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.

Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: Có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất. Các sự tác động này diễn ra lâu dài hàng triệu năm.

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại: Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái; Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều; Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; Đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v.. .

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: Nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1- 2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC- 27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC- 17oC (ban đêm) Và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%- 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) Và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800- 2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...