Chuyển đến nội dung chính

CHÍNH SÁCH DI DÂN ĐI XÂY DỰNG VÙNG KINH TẾ MỚI Ở VIỆT NAM

CHÍNH SÁCH DI DÂN ĐI XÂY DỰNG VÙNG KINH TẾ MỚI Ở VIỆT NAM



Đặng Nguyên Anh



 Di dân là một quy luật khách quan, phản ánh đòi hỏi phát triển của mọi quốc gia. Di dân góp phần phân bố lại dân cư, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - Xã hội giữa các vùng miền trong cả nước. Di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở Việt Nam góp phần phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực sức lao động và tài nguyên nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Di dân kinh tế mới còn là một trong nhiều chủ trương lớn nhằm phát triển kinh tế - Xã hội gắn với mục tiêu bảo vệ an ninh và quốc phòng.

Di dân ở Việt Nam diễn ra từ lâu trong lịch sử, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Ngay sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và miền Bắc được giải phóng (1954), nghị quyết Trung ương V (tháng 7/1961) Về phát triển nông nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 - 1965 đã chủ trương đưa đồng bào miền xuôi lên khai hoang miền núi. Cũng trong năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào miền xuôi đi xây dựng và phát triển kinh tế - Văn hoá miền núi.

Đây được coi là sự mở đầu lịch sử cho công cuộc di dân khai hoang và xây dựng các vùng kinh tế mới ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Kể từ đó đến nay, phân bố dân cư và lao động luôn được khẳng định trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam cũng như trong quyết sách lớn của Chính phủ.

I. Di dân kinh tế mới ở Việt Nam


Trải qua các thời kỳ khác nhau, công tác di dân tuy có những thay đổi về tổ chức, cơ chế chính sách, địa bàn và đối tượng thực hiện song kết quả thu được đã đóng góp rất lớn vào mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Nhìn lại sự phát triển của chương trình, có thể chia quá trình di dân kinh tế mới thành bốn giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1961 – 1975

Đây là những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Miền Bắc tiếp tục phong trào hợp tác hoá phát triển sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu của tiền tuyến. Chương trình vận động đưa dân lên khai hoang ở miền núi trong giai đoạn này nhằm mục đích mở rộng diện tích canh tác, tăng sản lượng lương thực để giải quyết đời sống nhân dân và phục vụ tiền tuyến. Trong thời kỳ này, hướng di dân chủ yếu từ khu vực đồng bằng sông Hồng lên các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái, Hoà Bình,.. .). Chính sách di dân trong thời kỳ này chủ yếu là vận động quần chúng kết hợp với hình thức tổ chức hợp tác xã để vận động đồng bào miền xuôi lên khai hoang miền núi.

Kết quả trong 15 năm thực hiện, đã đưa được 1.050.000 người và thành lập được hàng trăm hợp tác xã, nhiều nông - Lâm trường quốc doanh mới. Diện tích khai hoang đưa vào sản xuất đạt khoảng 500.000 ha trong thời kỳ này. Tuy nhiên, do công tác tổ chức chuẩn bị cho đời sống chưa tốt, số người đi kinh tế mới bỏ về quê cũ khoảng 12% (Đỗ Văn Hoà, 1999), cho thấy những hạn chế nhất định của chính sách di dân trong thời kỳ này.

Giai đoạn 1976 – 1985

Đây là thời kỳ đất nước thống nhất, song Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn do tiếp tục theo đuổi cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp. Sản xuất nông nghiệp chậm phát triển, lương thực không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, một số tỉnh miền Bắc đứng trước nguy cơ đói kém mỗi khi mất mùa. Trong khi đó ở miền Nam, diện tích đất hoang hoá chưa sử dụng còn nhiều, tiềm năng sản xuất lúa khá lớn nên đòi hỏi việc điều động lao động, phân bổ lại dân cư nhằm đẩy nhanh tốc độ khai hoang tăng cường diện tích nông nghiệp và sản lượng lương thực. Công tác di dân ở thời kỳ này được hết sức chú trọng và tiến hành với quy mô lớn trên phạm vi cả nước. Các luồng di dân kinh tế mới tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Trong thời kỳ này, các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế nhập cư, các đô thị đã điều chuyển một bộ phận dân cư vào các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ định cư, lập nghiệp theo chương trình di dân kinh tế mới.
Nhà nước đã thành lập Tổng cục Khai hoang để giúp Hội đồng Chính phủ trong công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện di dân kinh tế mới. Đến giữa năm 1981, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phân bổ lao động và dân cư Trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ (theo Quyết định số 226- CP ngày 01/06/1981). Đồng thời Chính phủ cũng giao nhiệm vụ tổ chức điều động lao động dân cư trên địa bàn cả nước cho Bộ Lao động (Quyết định số 217/ CP ngày 29/5/ 1981). Kể từ đó hệ thống cơ quan tổ chức điều động lao động dân cư đã được hình thành từ trung ương xuống địa phương. Nhằm thúc đẩy di dân xây dựng các vùng kinh tế mới, trong thời kỳ này đã có ba quyết sách lớn được ban hành là: Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 95- CP ngày 27/3/ 1980 về chính sách xây dựng vùng kinh tế mới; Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 254- CP, ngày 16/6/ 1981 về khuyến khích khai hoang phục hoá; Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ số 82- CP, ngày 12/3/ 1980 về điều động và tuyển dụng lao động vào làm việc tại nông trường, lâm trường quốc doanh tại các vùng kinh tế mới.

Công tác di dân trong giai đoạn này đã đạt được những kết quả to lớn, đã thực hiện điều chuyển được trên 1.365.000 lao động và 2.760.000 khẩu, trong đó di chuyển ngoại tỉnh là 768.770 lao động và 1.387.820 khẩu. Trong thời kỳ này, chính sách đưa lao động đến các vùng còn nhiều đất hoang để xây dựng các nông, lâm trường quốc doanh mới hoặc bổ sung lực lượng lao động cho các nông, lâm trường đã có được khuyến khích đẩy mạnh. Kết quả là đã khai hoang đưa vào sản xuất 796.590 ha, trong đó chỉ riêng các khu kinh tế mới phía Nam đạt 606.792 ha (trên 70%). Bên cạnh những hợp tác xã, tập đoàn sản xuất mới còn có nhiều nông - Lâm trường được hình thành thông qua công tác di dân có tổ chức trong thời kỳ này. Có thể nói, đây là những năm diễn ra mạnh mẽ các hoạt động di dân xây dựng kinh tế mới trên phạm vi toàn quốc. Vùng Kinh tế mới huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) Là một ví dụ cho sự khởi đầu của di dân kinh tế mới trong giai đoạn này, từ đó đến nay Lâm Hà đã phát triển thành vùng dân cư trù phú ở Tây Nguyên.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...