NGHIÊN CỨU LÀM HÀM GIẢ THÁO LẮP TOÀN BỘ CÓ SỬ DỤNG KỸ THUẬT LẤY DẤU SƠ KHỞI ĐỆM VÀ LẤY DẤU VÀNH KHÍT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC: NGHIÊN CỨU LÀM HÀM GIẢ THÁO LẮP TOÀN BỘ CÓ SỬ DỤNG KỸ THUẬT LẤY DẤU SƠ KHỞI ĐỆM VÀ LẤY DẤU VÀNH KHÍT
NCS NGUYỄN PHÚ HÒA - Chuyên ngành: Răng - Hàm - Mặt - Mã số: 62720601
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.TÌNH HÌNH MẤT RĂNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1.Tại Việt Nam
1.1.2.Trên thế giới
1.2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIẢI PHẪU HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ
1.2.1.Hàm trên
1.2.2.Hàm dưới
1.2.3.Lưỡi
1.2.4.Nước bọt
1.2.5.Niêm mạc
1.2.6.Dây chằng - Phanh môi - Phanh lưỡi
1.2.7.Yếu tố thần kinh - Cơ
1.3.CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM TĂNG ĐỘ BÁM DÍNH CỦA HÀM GIẢ TOÀN BỘ
1.3.1.Phương pháp cơ học
1.3.2.Phương pháp vật lý
1.3.3.Phương pháp lý sinh học
1.4.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH VÀ VỮNG CHẮC CỦA HÀM GIẢ
1.4.1.Khớp cắn thăng bằng
1.4.2.Đường cong Spee và đường cong Wilson
1.4.3.Chiều cao khớp cắn
1.4.4.Mặt phẳng cắn
1.5.NHỮNG XU HƯỚNG MỚI CỦA THẾ GIỚI
1.5.1. Lấy khuôn kỹ thuật số
1.5.2.Ghi vận động lồi cầu
1.5.3.Một số tiêu chuẩn của càng nhai trong phục hình tháo lắp
1.5.4.Implant cho trường hợp mất răng toàn phần
1.6.CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HÀM GIẢ TOÀN BỘ TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY
1.6.1.Nghiên cứu ứng dụng hàm nhựa tháo lắp điều trị phục hồi chức năng và thẩm mỹ của Nguyễn Toại
1.6.2.Nghiên cứu hình thái nền tựa của phục hình toàn hàm và ứng dụng thiết kế khay lấy khuôn của Lê Hồ Phương Trang
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ
2.2.ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu
2.3.2.Cỡ mẫu
2.3.3.Các biến nghiên cứu
2.4.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
2.4.1.Khám lâm sàng
2.4.2.Kỹ thuật làm hàm giả
2.4.3.Các tiêu chí đánh giá hàm giả sau khi lắp
2.5.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.6.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.7.HẠN CHẾ SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU
2.8.ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN
3.1.1.Giới
3.1.2.Tuổi
3.1.3.Thành phần dân cư và nghề nghiệp
3.1.4.Tiền sử răng miệng
3.1.5.Thời gian mất răng
3.1.6 Tiền sử phục hình
3.1.7.Đặc điểm hình dạng khuôn mặt của bệnh nhân
3.2.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BÁM DÍNH CỦA HÀM GIẢ
3.2.1.Cấu trúc giải phẫu và môi trường miệng
3.2.2.Các yếu tố khác ảnh hưởng tới sự bám dính của hàm giả
3.3.ĐÁNH GIÁ LỰC MÚT HÀM SAU KHI SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY KHUÔN
3.4.ĐÁNH GIÁ CÁC THÔNG SỐ LỒI CẦU ĐƯA VÀO CHƯƠNG TRÌNH HÓA CÀNG NHAI
3.5.ĐÁNH GIÁ HÀM GIẢ NGAY SAU KHI LẮP
3.5.1.Đánh giá sự ổn định của hàm giả
3.5.2.Thẩm mỹ
3.6.ĐÁNH GIÁ SAU THỜI GIAN SỬ DỤNG
3.6.1.Chức năng ăn nhai
3.6.2.Chức năng phát âm
3.6.3.Mức độ hài lòng của bệnh nhân
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1.VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
4.1.1.Đặc điểm chung
4.1.2.Về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bám dính của hàm giả
4.2.VỀ TÂM LÝ BỆNH NHÂN
4.3.VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.1.Về vật liệu và phương pháp lấy khuôn
4.3.2.Về phương tiện nghiên cứu
4.3.3.Về sai số trong nghiên cứu
4.4.VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.1.Về giá trị lực mút hàm
4.4.2.Về giá trị các thông số lồi cầu
4.4.3.Về sự bám dính của hàm giả
4.4.4.Đánh giá sau thời gian sử dụng
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng chuyển đổi giá trị góc Bennett
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Bảng 3.2: Thành phần dân cư và nghề nghiệp
Bảng 3.3: Tiền sử răng miệng
Bảng 3.4: Thời gian mất răng sau cùng
Bảng 3.5: Tiền sử phục hình theo giới
Bảng 3.6: Thái độ của bệnh nhân với hàm giả cũ
Bảng 3.7: Lý do bệnh nhân phải làm lại hàm giả mới
Bảng 3.8: Hình dạng khuôn mặt của bệnh nhân Bảng 3.9: Hình dạng cung hàm
Bảng 3.10: Mức độ tiêu xương hàm trờn theo tuổi
Bảng 3.11: Đặc điểm vòm miệng
Bảng 3.12: Mức độ tiêu xương hàm dưới theo tuổi
Bảng 3.13: Các yếu tố giải phẫu ảnh hưởng đến sự bám dính hàm giả dưới
Bảng 3.14: Hình thái tiêu xương
Bảng 3.15: Quan hệ sống hàm trên và sống hàm dưới ở tương quan trung tâm
Bảng 3.16: Phanh môi, dây chằng phanh lưỡi
Bảng 3.17: Trương lực cơ môi và cơ nhai
Bảng 3.18: Đặc điểm lưỡi
Bảng 3.19: Đặc điểm nước bọt
Bảng 3.20: Đặc điểm niêm mạc miệng
Bảng 3.21: Giá trị lực mút hàm khi lấy khuôn sơ khởi thường và lấy khuôn sơ khởi đệm
Bảng 3.22: So sánh giá trị lực mút hàm sau khi lấy khuôn lần 1 sơ khởi đệm và lấy khuôn lần 2
Bảng 3.23: Giá trị lực mút hàm sau lấy khuôn lần 2 có vành khít và không có vành khít
Bảng 3.24: Giá trị các thông số lồi cầu ghi bởi trục ghi đồ Quick Axis
Bảng 3.25: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các đường ghi trên trục đồ Quick Axis
Bảng 3.26: Khoảng tự do giữa hai hàm khi hàm ở tư thế nghỉ
Bảng 3.27: Điểm chạm ở tương quan trung tâm
Bảng 3.28: Điểm chạm thăng bằng
Bảng 3.29: Mứu độ ưng ý của bệnh nhân về thẩm mỹ của hàm giả
Bảng 3.30: Thời gian bệnh nhân ăn nhai được bằng hàm giả
Bảng 3.31: Thời gian bệnh nhân phát âm tròn tiếng
Bảng 3.32: Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi lắp hàm giả
Bảng 4.1: So sánh độ dài các đường ghi trên trục đồ với nghiên cứu của Nguyễn Phúc Diên Thảo
Bảng
4.2: So sánh kết quả các thông số lồi cầu với nghiên cứu của Nguyễn
Phúc Diên Thảo Bảng 4.3: So sánh kết quả các thông số lồi cầu với nghiên
cứu của Theusner với bộ ghi trục SAM điện tử
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới
Biểu đồ 3.2: Mức độ tiêu xương hàm trên theo tuổi
Biểu đồ 3.3: Mức độ tiêu xương hàm dưới theo tuổi
Biểu đồ 3.4: Quan hệ sống hàm trên so với sống hàm dưới tại tương quan trung tâm
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu định khu hàm trên không răng
Hình 1.2: Giải phẫu định khu của hàm dưới không răng
Hình 1.3: Đường cong Spee tưởng tượng
Hình 1.4: Trục liên sống hàm và đường cong Wilson
Hình 1.5: Điều chỉnh gối sáp phía trước
Hình 1.6: Mặt phẳng Camper
Hình 1.7: Máy E4D
Hình1.8: Máy CEREC AC
Hình 1.9: Máy Lava C.O.S
Hình 1.10: Máy iTero
Hình 1.11: Tomography
Hình 1.12: Arthrography
Hình 1.13: CT- Scanner
Hình 1.14: M.R.I
Hình 1.15: Đo sọ
Hình 1.16: Bộ ghi trục của Robert Lee
Hình 1.17: Kim ghi khắc sâu vào bản ghi polyester trong suốt
Hình 1.18: Đồng hồ kim
Hình 1.19: Bộ ghi trục SAM
Hình 1.20: Bộ ghi trục Denar
Hình 1.21: Bộ ghi trục Quick- Axis
Hình 2.1: Khuôn sơ khởi lần 1 Hình 2.2: Cắt giảm chiều cao khuôn sơ khởi lần
Hình 2.3: Cắt giảm bề dày khuôn sơ khởi lần 1
Hình 2.4: Thìa lấy khuôn cá nhân bằng Alginate
Hình 2.5: Kết quả khuôn sơ khởi đệm
Hình 2.6: Thìa lấy khuôn cá nhân
Hình 2.7: Đặt hợp chất nhiệt dẻo lên bờ và triền ngoài của thìa lấy khuôn cá nhân
Hình 2.8: Vành khít phía sau hàm trên có hình ảnh giống ria mép.[54]
Hình 2.9: Lấy khuôn vành khít
Hình 2.10: Lấy khuôn bề mặt bằng Silicôn
Hình 2.11: Mẫu hàm nghiên cứu
Hình 2.12: Nền hàm giả bằng sáp
Hình 2.13: Nền hàm bằng nhựa tự cứng
Hình 2.14: Đo lực mút hàm
Hình 2.15: Bộ ghi trục Quick – Axis
Hình 2.16: Thước cặp điện tử Mitutoyo CD- 6” CSX
Hình 2.17: Lấy khuôn lần 1 máng cố định
Hình 2.18: Lấy khuôn lần 2 máng cố định
Hình 2.19: Đặt cung ghi
Hình 2.20: Đặt và điều chỉnh thanh định vị
Hình 2.21: Điều chỉnh vị trí kim ghi
Hình 2.22: Xác định góc Bennett
Hình 2.23: Đo thông số trên bản ghi
ĐẶT VẤN ĐỀ
Răng
miệng đảm nhận các chức năng tiêu hóa, phát âm và hình thái học cá
nhân, thể hiện nét thẩm mỹ, tâm lý, tình cảm, cá tính của từng người.
Mất răng là một biến cố quan trọng, gây biến đổi tại chỗ và toàn thân,
đặc biệt mất răng toàn bộ gây biến đổi trầm trọng về giải phẫu, tâm lý
và rối loạn chức năng tiêu hóa, phát âm và thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe, quan hệ giao tiếp và công tác của người bệnh. Vì vậy, C.
Taddéi xem mất răng toàn bộ như một thương tật về các phương diện thể
chất, tinh thần và xã hội [1].
Nhiều
công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy tuổi thọ ngày càng được
nâng cao, số lượng người cao tuổi gia tăng, đặt ra những thách thức mới
cho ngành y tế và ngành răng hàm mặt. Trong đó, nhu cầu làm răng giả
cao, đặc biệt cho người mất răng toàn bộ (Galan D. [2], Lechner [3],
Cheng và cộng sự [4]). Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2
năm 2000 của Trần Văn Trường và Lâm Ngọc ấn [5]: Tỷ lệ mất răng hoặc
toàn bộ một hàm hoặc toàn bộ cả hai hàm là 1,7%, nguyờn nhõn mất răng
chủ yếu do sõu răng và bệnh nha chu.
Hiện
nay trên thế giới, có rất nhiều phương pháp được sử dụng nhằm nâng cao
hiệu quả của phục hình toàn hàm như phương pháp cấy ghép implant giúp
tăng sự bám dính của hàm giả; Lấy khuôn kỹ thuật sè CAD. Nhiều thành quả
nghiên cứu mới đã được áp dụng rỗng rãi ở các nước trên thế giới
(Backer và cộng sự [6], Henry [7], Klokkvold và cs [8], Davidoff [9],
Davis [10], Gunne và cộng sự [11], Mericske Stern và cộng sự [12]. Tuy
nhiên, việc chọn lựa giữa hàm giả tháo lắp nền nhựa truyền thống và
implant còn phụ thuộc nhiều vấn đề; Một mặt vì các tồn tại nhất định của
implant như tốn thời gian, chi phí cao, chấp nhận một số nguy cơ và tỷ
lệ thất bại nhất định (Henry [7], Zavras và cộng sự [13], Geertman và
cộng sự [14]). Mặt khác, hàm giả toàn bộ tháo lắp là phương pháp truyền
thống và kinh tế (MacEntee và cộng sự) [15], được chỉ định cho phần lớn
các trường hợp mất răng toàn bộ (Berteretche và cộng sự) [16], phục hồi
tốt chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh với điều kiện quy trình phục
hình được chuẩn hóa (Sarka) [17]. Trong điều kiện nước ta hiện nay, phục
hình tháo lắp nhựa toàn bộ, lấy khuôn bằng vật liệu lấy dấu vẫn là chủ
yếu. Ở nước ta, từ trước tới nay có hai nghiên cứu nổi bật về hàm giả
toàn bộ:
Tác
giả Nguyễn Toại nghiên cứu ứng dụng hàm nhựa tháo lắp điều trị phục hồi
chức năng và thẩm mỹ [18]: Là nghiên cứu tổng quát ứng dụng hàm nhựa
tháo lắp toàn bộ. Đặc biệt đi sâu ứng dụng bộ càng nhai và cung mặt
Quick Master. Trong nghiên cứu này tác giả chưa sử dụng trục ghi đồ để
xác định góc Bennett và dốc quỹ đạo lồi cầu để chương trình hóa càng
nhai.
Tác
giả Lê Hồ Phương Trang [19] nghiên cứu hình thái nền tựa của phục hình
toàn hàm. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra kiến nghị về việc thiết kế và
sản xuất thìa lấy khuôn sơ khởi cho hàm trên và hàm dưới của người việt,
góp phần lấy khuôn chính xác hơn. Nghiên cứu của Lê Hồ Phương Trang đã
nhận thầy “phần lớn các bác sỹ đang thực hành đã không có cách lựa chọn
vật liệu và phương pháp lấy khuôn đúng cách trong thực hành phục hình
tháo lắp toàn bộ” (chỉ có 9,9% lựa chọn đúng) [20].
Từ
yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, để góp phần nâng cao chất lượng công
việc điều trị phục hình tháo lắp toàn bộ chúng tôi thực hiện đề tài này
với hai mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của những bệnh nhân mất răng toàn bộ trong nghiờn cứu.
2. Đánh giá kết quả phục hình tháo lắp toàn bộ có sử dụng kỹ thuật lấy khuôn sơ khởi đệm và lấy khuôn vành khít.
Chương 1 TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH MẤT RĂNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Tại Việt Nam
Công
tác chăm sóc sức khỏe răng miệng ở Việt Nam đã được quan tâm. Tuy vậy,
tỷ lệ mất răng còn cao. Theo kết quả điều sức khỏe răng miệng năm 1990
của Võ Thế Quang và cộng sự [21], tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35 - 44
là47,33%. Nhu cầu làm hàm giả tháo lắp từng phần hàm trên là 10%, từng
phần hàm dưới là 3,67%, toàn bộ hàm trên là 3,33%, toàn bộ hàm dưới là
2,67% và làm răng giả cố định là 26,33%.
Điều
tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2 năm 2000 của Trần VănTrường và
Lâm Ngọc Ấn [5]: Tỷ lệ mất răng hoặc toàn bộ một hàm hoặc toàn bộ cả hai
hàm là 1,7%, nguyên nhân mất răng chủ yếu do sâu răng và bệnh nha chu
1.1.2. Trên thế giới
Tại
các nước đang phát triển, dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng còn hạn
chế, răng thường bị nhổ do đau hoặc viêm. Hiện tượng mất răng vẫn thường
gặp ở các lứa tuổi. Trong khi đó ở các nước công nghiệp, tỷ lệ mất răng
của người trưởng thành đã giảm rõ rệt trong những năm gần đây.
Tuy
nhiên tỷ lệ mất răng ở người trưởng thành và người già vẫn còn cao ở
một số nước. Theo kết quả điều tra của WHO được tiến hành ở 48% các nước
châu Âu năm 1998, tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 65 - 74 dao động từ 12,8 -
69,6%, số răng mất trung bình từ 3,8 răng đến 15,1 răng [22]. Tại hội
nghi nha khoa Na Uy 2001. Ambjemsen đã báo cáo về tình trạng mất răng ở
Na Uy: Tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi trên 65 là khoảng 50% trong những năm
1970- 1980 và khoảng 30% ở cuối thập kỷ 90, trong đó trên 50% những
người mất răng còn dưới 20 răng [23].
Trong
1 nghiên cứu sức khỏe răng miệng những người già 70 tuổi ở Thụy Điển
của Osterberg T (386 người), có 70% bị mất răng trong đó 50,05% mất răng
ở 2 hàm và 19,5% mất răng 1 hàm, tỷ lệ mất răng ở hàm trên cao hơn ở
hàm dưới và ở vùng răng hàm nhiều hơn vùng răng cửa [24]. Cũng tại Thụy
Điển, Norderyd O [25] nghiên cứu so sánh tình hình mất răng ở thành phố
và ngoại ô vùng Jorkoping 1993. Kết quả cho thấy tỷ lệ mất răng của nhóm
người sống ở thành phố cao hơn ở nhóm người sống ở ngoại ô các lứa
tuổi. Tỷ lệ mất răng ở nhóm người sống tại thành phố 87% trong khi đó tỷ
lệ này là 13% ở nhóm người sống ở ngoại ô. Tại Iceland (1990), theo kết
quả nghiên cứu của Axelsson có 20,7% người lớn (>18 tuổi) Bị mất
răng, tỷ lệ mất răng ở phụ nữ cao hơn nam giới và trong nhóm 35- 44 tuổi
tỷ lệ mất răng theo lứa tuổi [26]. Parvinen [27] điều tra ở tây nam
Phần Lan tỷ lệ mất răng là 60%, số răng mất trung bình ở 1 người là 7,8
(1977) Và tỷ lệ này là 36,6%, số răng mất trung bình ở 1 người là 4,7
(1996). Do chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày càng tốt nên tỷ lệ mất răng
nói chung ngày càng giảm ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở các nước
đang phát triển, tỷ lệ mất răng vẫn còn cao.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HèNH THÁI GIẢI PHẪU HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ
Tình
trạng mất răng toàn bộ làm thay đổi rất nhiều về giải phẫu - Sinh lý ở
bệnh nhân. Fourteau cho rằng, những biến đổi này lại được tăng cường bởi
tuổi già [28], gây khó khăn cho sự bám dính của hàm toàn bộ.
1.2.1. Hàm trên
HÌnh 1.1: Giải phẫu định khu hàm trên kh00ng răng [28]
*
Kích thước cung hàm: Sự tiêu xương hướng tâm có khuynh hướng làm giảm
đường kính cung hàm. Cung hàm tạo nên vùng nâng đỡ chính. Kích thước quá
nhỏ là yếu tố bất lợi cho sự vững ổn của phục hình trong khi nhai, nhất
là khi quan hệ sống hàm đảo ngược.
*
Hình dáng cung hàm: Cung hàm có thể vuông, tam giác, bầu dục. Hình thể
cung hàm phản ảnh cung răng giả tương lai. Với hình thể tam giác, ta
thiếu sự nâng đỡ ở vùng răng nanh.
*
Độ chắc sống hàm: Sống hàm chịu lực nhờ lớp niêm mạc khá dày và dính
tốt với xương hàm trên. Khi mang hàm giả kém khít có thể tạo nên một lớp
niêm mạc sợi tăng sinh và biến dạng, được gọi là sống hàm di động, chịu
lực kém. Phẫu thuật điều chỉnh trước phục hình có thể giúp ổn định và
vững chắc hàm giả.
*
Hình dáng và chiều cao sống hàm: Theo Klemetti và cộng sự [29] hình
dáng và chiều cao sống hàm ảnh hưởng lớn đến sự ổn định hàm giả. Sống
hàm phẳng gây bất lợi. Ngược lại, sống hàm quá cao giúp hàm giả ổn định
và bám dính tốt nhưng gây nhiều khó khăn khi lên răng. Hình dáng và
chiều cao sống hàm phụ thuộc và mức độ tiêu của xương hàm. Theo tác giả
Vũ Khoái 30 có 3 loại tiêu xương:
Loại I: Sống hàm nổi cao, vòm miệng sâu.
Loại II: Sống hàm rộng chìa và nông.
Loại III: Sống hàm thấp, vòm miệng nông, gần như phẳng.
Hàm giả trong trường hợp tiêu xương loại I bám dính tốt nhất. Trường hợp tiêu xương loại III không bám dính được nhờ sống hàm.
*
Vòm miệng: Theo Vũ Khoái [31], Farley và cộng sự [32] độsâu của vòm
miệng tương ứng vơí thể tích và chiều cao của sống hàm, là một yếu tố
cho sự vững ổn theo chiều dọc và ngang. Vòm miệng không phải là bề mặt
nâng đỡ chính bởi vì tính chịu nén của niêm mạc khác nhau quá rõ:
- Những vùng ít chịu nén ở đường giữa và vùng trước của các vân vòm miệng.
-
Ở vùng đường đan giữa, niêm mạc mỏng và rất dính vào xương. Đôi khi,
đường đan giữa phì đại tạo thành một lồi rắn. Về mặt phục hình, tùy theo
trường hợp, các lồi rắn vòm miệng có thể là:
+ Một cấu trúc thuận lợi cho sự nâng đỡ và vững ổn của phục hình “bằng cách đóng vai trò của một sống hàm ở giữa”.
+
Một cấu trúc bất lợi do kích thước của lồi rắn hay do vị trí của nó
khiến ta phải thực hiện giảm nén hoặc điều trị tiền phục hình.
-
Vùng chịu nén ở những triền bên của vòm miệng do có lớp dưới niêm mạc.
Vùng răng hàm nhỏ có đặc điểm là có nhiều tế bào mỡ trong khi vùng răng
hàm lớn có nhiều tuyến nước bọt. Những tuyến nước bọt này có thể tạo nên
một lớp phủ lên niêm mạc và chảy thành dây cần phải được lau đi hay súc
sạch trước khi lấy khuôn [33]. Các vùng này tạo nên vùng Schroder: Có
thể bị biến dạng khi lấy khuôn, chúng được nền hàm che phủ nhưng không
tốt cho sự nâng đỡ nền hàm theo theo Nguyễn Văn Cát [33].
*
Lồi củ xương hàm trên: Là một yếu tố thuận lợi cho sự vững ổn và sự
lưu. Lồi củ có hình thể tốt, với rãnh chân bướm - Hàm rõ nét, là yếu tố
vững ổn theo chiều trước- Sau. Ngược lại, khi lồi củ quá to, nền hàm bao
phủ lồi củ có thể chạm với hàm giả hàm dưới. Lồi củ có phần lẹm ở triền
ngoài thì ít thuận 7 lợi và gây khó khăn khi gắn hàm giả. Phẫu thuật
tiền phục hình có thể cải thiện tình trạng trên. Landa chia 5 loại [34]:
Loại I: Hình bầu dục hoặc tròn: ở 1/3 sau đường giữa.
Loại II: Hình dài ở 2/3 sau đường giữa.
Loại III: Hình dẹt ở 1/3 trước đường giữa.
Loại IV: Nằm suốt chiều dài của đường giữa.
*
Rãnh chân bướm - Hàm: Là khoảng mô mềm chịu nén nằm sau lồi cùng, là
giới hạn sau cùng của biên giới nền hàm, nếu vượt quá sẽ vướng dây chằng
chân bướm - Hàm.
*
Ranh giới giữa vòm miệng cứng và vòm miệng mềm: Nó tương ứng với đường
gấp của màn hầu, nằm tại chỗ nối giữa vòm miệng cứng và vòm miệng mềm.
Đó là một vùng rất quan trọng cho sự lưu của phục hình. Bờ sau của phục
hình phải bảo đảm sự kín bằng cách lấn nhẹ vào niêm mạc vòm miệng mềm,
việc này không làm xáo trộn những vận động chức năng của màn hầu. Vì vậy
ta phải xác định chính xác giới hạn này. Phân loại của Landa dựa vào độ
nghiêng của vòm miệng mềm chia ra ba loại: Nằm ngang, chếch nghiêng hay
dốc đứng.
*
Nghách tiền đình: Là biên giới nền hàm phía trước và hai bên, góp phần
cho sự bám dính hàm giả (Boucher [35], Taddei và cộng sự [1]). Độ sâu
ngách tiền đình là yếu tố quan trọng cho sự ổn định hàm giả. Khi lấy
khuôn vành khít cần xác định chính xác biên giới này (giới hạn tối đa có
thể mở rộng nền hàm giúp tăng cường bám dính và ổn định của hàm giả, mà
không bị cản trở của các hoạt động của cơ, phanh môi, dây chằng.. .).
Các phanh phì đại hoặc bám sát đỉnh sống hàm sẽ làm giảm sự bám dính,
cần phẫu thuật tạo lại phanh. Về phía sau trong vùng sát lồi cùng, ngách
lợi mở rộng ra tạo khoảng trống Eisenring. Bờ ngách lợi của hàm giả
phải tiếp xúc mặt trong má, như vậy là chiếm hết khoảng này nhưng không
làm vướng mỏm vẹt trong các động tác há miệng tối đa, đưa hàm dưới sang
bên hoặc ra trước...
Nhận xét
Đăng nhận xét