Chuyển đến nội dung chính

Nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Bình Dương

Luận văn thạc sĩ : Nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Bình Dương


GVHD: TS. Vũ Minh Hùng - HVTH: Phan Thị Mỹ Phú



1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta giai đoạn 2001-2010 đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với mục tiêu: “Tăng cường chất lượng và hiệu quả đào tạo, tiếp tục mở rộng quy mô các cấp, bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực”. Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới, nhưng nhìn chung, giáo dục nước ta còn yếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu, hiệu qủa giáo dục chưa cao, giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đang là thách thức lớn nhất cho toàn ngành giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trong Báo cáo về tình hình giáo dục – Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2004 đã cho thấy chất lượng của giáo dục nghề nghiệp còn thấp, đặc biệt về kỹ năng thực hành và tác phong công nghiệp. Quy mô đào tạo TCCN và dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối, tỷ lệ đội ngũ giáo viên trong giáo dục chuyên nghiệp đạt chuẩn còn thấp, giáo trình hiện có chưa bảo đảm liên thông giữa các ngành đào tạo Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006. Năm 2009, Bình Dương có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng Thần 1.Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Trong doanh nghiệp, bộ phận kế toán đóng một vai trò  hết sức quan trọng.

Thông tin kế toán là rất cần thiết cho nhà quản trị đề ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Do đó nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn. Do vậy, một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Mặt khác sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ mau lẹ, giúp tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đó, đi sâu nghiên cứu về những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa cơ bản, vừa cấp bách. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Bình Dương” với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết về lý luận và thực tiễn đã đặt ra.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa ra các giải pháp tác động cơ bản nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tại tỉnh Bình Dương

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  
Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Dương.  Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Dương

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN  Đánh giá thực trạng về chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN tại một số trường dạy kế toán bậc TCCN của tỉnh Bình Dương.  Đề xuất các giải pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngành kế toán bậc TCCN Ở TỈNH Bình Dương  Thực nghiệm sư phạm, xin ý kiến chuyên gia và đánh giá kết quả

5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương tại các trường: Trung cấp Công nghiệp Bình Dương, Trung cấp Bách Khoa Bình Dương, trường Trung cấp Tài chính - Kế toán Bình Dương. Khi xem xét đến các nhân tố tác động đến chất lượng dạy học môn kế toán tài chính, tập trung vào một số nhân tố chủ yếu trong phạm vi nghiên cứu về giáo dục học và tác động của nhà trường. Đề tài không đi sâu nghiên cứu đến các nhân tố vĩ mô quản lý giáo dục.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tri thức đã có trong các tài liệu về quan điểm giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước. Nghiên cứu các công trình khoa học về việc dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN trong nước và ngoài nước trong những điều kiện lịch sử, để đưa ra các luận cứ về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Quan sát, tham quan
Quan sát các hoạt động dạy và học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN tại một số trường đào tạo ngành kế toán bậc trung cấp.
6.2.2 Điều tra bằng phỏng vấn và phiếu hỏi
Trao đổi, phỏng vấn và phát phiếu hỏi ý kiến cho cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ của doanh nghiệp, giáo viên trực tiếp giảng dạy môn kế toán tài chính, lao động làm việc ở doanh nghiệp và 300 học sinh trung cấp kế toán về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và các vấn đề liên quan đến chất lượng dạy học môn kế toán tài chính.
6.2.3 Xử lý thống kê
Xử lý các ý kiến, thông tin, số liệu từ các phiếu hỏi ý kiến  nhằm tìm hiểu về thực trạng việc dạy học môn kế toán tài chính từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN
6.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho 2 lớp trung cấp kế toán ở trường Trung cấp Công nghiệp Bình Dương ( lớp 10TKT01 – thực nghiệm và 10 TKT02 –đối chứng) với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên trong bộ môn dự giờ, kết hợp vói phương pháp quan sát và điều ra phỏng vấn sinh viên.

7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay chất lượng dạy học môn KTTC ngành kế toán bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, nếu đề xuất được các giải pháp tác động giáo dục như cải tiến nội dung dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ GV thì sẽ đáp ứng được việc nâng cao  chất lượng dạy học môn kế toán tài chính qua đó  góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cho các KCN ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn tới.

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN  MỞ ĐẦU  NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy học môn KTTC ngành kế toán bậc TCCN  Chương 2: Thực trạng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương  Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn kế toán tài chính ngành kế toán bậc TCCN ở tỉnh Bình Dương  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGÀNH KẾ TOÁN BẬC TCCN

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng và đề tài nghiên cứu về chất lượng dạy học ở bậc trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục nghề nghiệp đã được thực hiện trong các năm gần đây như: Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến công tác kiểm định chất lượng với đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm chất lượng đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp” của Trần Khánh Đức(1998) thông qua nghiên cứu và thực nghiệm tại các cơ sở đào tạo, đã đề xuất việc ứng dụng các tiêu chí của ILO/ADB trong đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục vào thực tiễn ở Việt Nam. Trong đó, có sự thay đổi về nội dung và các tiêu chí đánh giá.

Đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam” của Phan Văn Kha (2000) - Đề tài B99-52-37, Hà Nội đã đề cập đến những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và giáo dục sau đại học áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.

Tác phẩm “Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực” của Trần Khánh Đức (2002) đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến chất lượng và đánh giá chất lượng TCCN và Đào tạo nghề. Đề tài “Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2001 -2010” của Đỗ Minh Cương (2004) đã cho thấy rõ nét về thực trạng lao động kỹ thuật ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển lao động ở Việt Nam đến năm 2010. Tác phẩm “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường,toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”- Đề tài KX 05-10 – Do Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha đồng chủ biên (2006) đã đề cập đến thực trạng nguồn lao động kỹ thuật ở các trình độ khác nhau, phân tích các mặt mạnh, mặt yếu so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực để CNH, HĐH. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và chính sách trong đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Đề tài “Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực trình độ TCCN ở Việt Nam” - Đề tài B2003- 52 -TĐ50 của Phan Văn Kha (2006) đã đề cập đến cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực có trình độ TCCN ở Việt Nam.

Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học” của Nguyễn Quang Hùynh (2006) đã trình bày một số vấn đề về lý luận giáo dục chuyên nghiệp, đồng thời phân tích, tổng hợp những thông tin hiện đại về đổi mới phương pháp dạy học trong các trường chuyên nghiệp

1.2 Một số khái niệm và phạm trù cơ bản
1.2.1 Giáo dục
Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người.

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. GD là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt.

Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức GD biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội.

1.2.2 Đào tạo
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người.

Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của một người còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ra ở việc tự học và tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất, tự rút kinh nghiệm của người đó quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao. Tuỳ theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau với những nội dung do các đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của tình trạng khoa học,  kĩ thuật và văn hoá của đất nước.

1.2.3 Quá trình dạy học
Các nhà sư phạm hiện đại định nghĩa Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất các hoạt động của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực của trò nhằm làm cho trò đạt được mục đích dạy học. Như vậy QTDH bao gồm DẠY và HỌC cùng tồn tại và phát triển song song. Dạy là quá trình truyền đạt và điều khiển sự học của học viên; có nghĩa là điều khiển tối ưu hóa hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực và sáng tạo của học viên trong việc nhận thức đúng các khái niệm khoa học cũng như hình thành nhân cách phát triển toàn diện của học viên. Học là quá trình lĩnh hội và tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh các khái niệm khoa học, hình thành cấu trúc tâm lý mới, tái tạo các khái niệm, nắm vững bản chất của khái niệm để từ đó sáng tạo ra những ý tưởng sâu sắc và phong phú.Dạy học là hình thức đặc biệt của giáo dục nghĩa rộng
- Diễn ra theo một qui trình có chủ đích, có kế hoạch.
- Có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học nhằm đạt được mục tiêu.
Hệ thống trong dạy học bao gồm các thành tố sau:
- Cấu trúc: bao gồm các yếu tố cấu thành - Người dạy, người học, môi trường ..

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể