Luận văn thạc sĩ: Phát triển chương trình đào tạo lập trình viên tin học theo hướng CBT (Competency Based Training-Năng lực thực hiện) tại Trường Đại học Tây Đô
Luận văn thạc sĩ: Phát triển chương trình đào tạo lập trình viên tin học theo hướng CBT (Competency Based Training-Năng lực thực hiện) tại Trường Đại học Tây Đô
1. Lý do chọn đề tài
Lý do khách quan
Toàn
cầu hoá kinh tế, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên thế
giới, nhất là vấn đề lao động có trình độ kỹ thuật, đủ năng lực thực
hiện. Thời đại kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và
mạnh như siêu bão, đang hàng ngày hàng giờ làm thay đổi mọi mặt của lao
động sản xuất. Cơ cấu nghề nghiệp luôn biến động, nhiều nghề mới xuất
hiện, nhiều nghề cũ mất đi, và những nghề còn lại cũng thường xuyên được
biến đổi và phát triển. Khái niệm học một nghề hoàn chỉnh để phục vụ
suốt đời đã trở nên lỗi thời. Ngày nay học suốt đời đã trở thành một nhu
cầu của mọi người và cho sự phát triển của xã hội. Cần gì học nấy và
không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu luôn luôn biến đổi của
thị trường lao động đã trở thành nhu cầu tất yếu. Bởi vậy quá trình đào
tạo nghề truyền thống theo niên chế với một kế hoạch đào tạo cứng nhắc
đã trở nên kém linh hoạt và kém hiệu quả, khó đáp ứng thực tiễn, nhu cầu
xã hội.
Đặc
biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát
triển nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Nền công nghiệp nước nhà
còn thiên về gia công và lắp ráp, các lĩnh vực công nghệ cao đang hình
thành và sẽ phát triển; việc định hướng đào tạo đi theo triết lý nào là
một việc làm vô cùng cấp thiết.Việc phổ biến nghề rộng rãi, và đào tạo
nghề cơ bản cho người lao động nhất là tầng lớp thanh thiếu niên với
những nội dung đào tạo nghề thực dụng, để giúp họ tự tìm kiếm công ăn
việc làm hoặc để nâng cao năng suất lao động đang là một nhu cầu cấp
bách của toàn xã hội.
Để
đáp ứng các yêu cầu trên, kinh nghiệm của các nước trên thế giới: hệ
thống giáo dục nghề nghiệp đang tiếp cận với phương thức đào tạo theo
hướng CBT (Competency Based Training-Năng lực thực hiện). Cách tiếp cận
này chỉ ra rằng trong đào tạo nghề, người lao động tương lai không chỉ
cần kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn cần cả kỹ năng về phương pháp
tiếp cận, giải quyết vấn đề và các năng lực xã hội cần thiết thực sự cho
một nghề nghiệp tại vị trí lao động cụ thể của mình. Tuy nhiên để phù
hợp với điều kiện Việt Nam, trong sự đột phá đổi mới về phương thức đào
tạo, Tổng cục dạy nghề đã ban hành chương trình khung theo module.
Chương trình khung được xây dựng theo hướng tiếp cận mục tiêu đào tạo
định hướng thị trường đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho xã hội một cách
khoa học, có tính kế thừa những hạt nhân hợp lý của phương thức truyền
thống để xây dựng lên cái mới cho chương trình đào tạo nghề nghiệp.
Bộ
Bưu chính Viễn thông mới đây đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCVT về “Định
hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt
Nam giai đoạn 2011-2020” (gọi tắt là "Chiến lược cất cánh") cho các đơn
vị, doanh nghiệp toàn ngành công nghệ thông tin-truyền thông. Trong Chỉ
thị của Bộ có nêu rõ: “Sau hơn 20 năm đổi mới ngành bưu chính viễn thông
và công nghệ thông tin Việt Nam đã có những bước tiến toàn diện, vượt
bậc, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và
trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc
phòng... “Chiến lược cất cánh” giai đoạn 2011-2020 bám sát theo hai
phương châm: lấy phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền
thông có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá; lấy việc nhanh
chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang
thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định.
Trung
tâm tin học trực thuộc trường Đại học Tây Đô (TTTH - ĐHTĐ) với nhiệm vụ
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, về công nghệ thông tin (tin học)
để cung cấp cho quá trình xây dựng và phát triển của vùng ĐBSCL, trong
đó đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật, tin học chiếm một tỷ lệ lớn
trong quy mô nhà trường. Để đạt được những mục tiêu trên nhà trường đã
từng bước chuyển đổi, cải tiến, nâng cấp về mặt cơ sở vật chất nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học. Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục về nội
dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học,
phong cách quản lí giáo dục… Ngoài việc nâng cấp trang thiết bị, mở rộng
qui mô đào tạo nhà trường từng bước đổi mới phương pháp dạy học, hoàn
thiện dần bộ giáo trình cho các môn học. Nói chung đã đạt được một số
mục tiêu tương đối toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ nhờ vậy số
lượng học sinh đến với trường ngày một đông hơn. Tuy nhiên trước đòi
hỏi gay gắt của thị trường lao động, nhà trường cũng đang phải đối mặt
thách thức trong hoạt động dạy học: Xét về mặt năng lực, đào tạo nghề
chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tuyển dụng của xã hội, chưa định hướng công
việc thực tiễn, chưa tiếp cận được tính toàn diện trong phát triển tư
duy; Sau khi tốt nghiệp người học chưa nhanh chóng hoà nhập vào môi
trường làm việc, chưa nắm bắt kịp thời sự phát triển khoa học-kỹ thuật,
những thay đổi công nghệ hiện đại, một trong các mục tiêu đào tạo của
nhà trường trong những năm tới là từng bước cải tiến phương pháp dạy
học, phát triển chương trình,.., để đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Lý do chủ quan
Bản
thân người nghiên cứu là một giáo viên giảng dạy tin học, qua nhiều năm
dạy học nhận thấy cần có những cải tiến phát triển chương trình trong
dạy - thực hành tin học.Với những lý do trên, nên người nghiên cứu đã
mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển chương trình đào tạo lập trình viên tin
học theo hướng CBT (Competency Based Training-Năng lực thực hiện) tại
Trường Đại học Tây Đô” làm luận văn thạc sĩ của mình, với hy vọng nghiên
cứu, tìm tòi, học hỏi thêm những kinh nghiệm, cải tiến phát triển
chương trình đào tạo, phương pháp dạy học mới, để nâng cao năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt hơn nữa trong công tác giảng dạy của
mình, từ đó góp phần giúp cho nhà trường tổ chức quy trình đào tạo sao
cho hình thành được ở người học những năng lực nghề nghiệp phù hợp với
thực tế đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu công việc trong xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục
tiêu nghiên cứu của đề tài: Đề xuất ra Chương trình đào tạo Trung cấp
chuyên nghiệp ngành công nghệ thông tin theo hướng năng lực thực hiện ở
dạng đề cương chi tiết.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1). Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức dạy học và đào tạo theo hướng nâng cao năng lực thực hiện.
(2). Khảo sát, phân tích thực trạng giảng dạy các học phần (dạng module) theo năng lực thực hiện tại Trường Đại học Tây Đô.
(3). Xây dựng hệ thống bài học thực hành dạng module lập trình viên tin học theo hướng nâng cao năng lực thực hiện.
(4). Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia công nghệ thông tin, chuyên gia
Giáo Dục Học để đánh giá chương trình đào tạo.
--------- >> DOWNLOAD LUẬN VĂN MẪU
Nhận xét
Đăng nhận xét