LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC - Mã số ngành: 601401
Họ và Tên học viên: VŨ THỊ MINH HÒA - Người hướng dẫn: TS. VÕ THỊ XUÂN
MỤC LỤC
PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn
PHẦN B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2 Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế, cơ cấu đào tạo và cơ cấu lao động
1.3 Một số mô hình quản lý chất lượng đào tạo
1.4 Các mô hình và kỹ thuật đánh giá chất lượng đào tạo
1.5 Sự cần thiết của việc đào tạo nghề
1.6 Cơ sở pháp lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kết luận Chương 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
2.2 Thực trạng chất lượng nhân lực tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Thực trạng chất lượng nhân lực theo trình độ học vấn
2.2.2 Thực trạng chất lượng nhân lực theo trình độ chuyên môn
2.3 Nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai
2.4 Phương hướng phát triển nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đọan 2011- 2020
2.5 Kết quả điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu thực trạng đào tạo nghề
2.5.1 Thực trạng 1: Mạng lưới các cơ sở dạy nghề
2.5.2 Thực trạng 2: Đội ngũ giáo viên dạy nghề
2.5.3 Thực trạng 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.5.4 Thực trang 4: Nội dung chương trình đào tạo
2.5.5 Thực trạng 5: Ngành nghề đào cho lao động nông thôn
2.5.6 Thực trạng 6: Công tác tuyển sinh và tư vấn học nghề cho LĐNT
2.5.7 Thực trạng 7: Những nguyên nhân khó khăn khi h? C ngh?
2.5.8 Thực trạng 8: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐNT
2.5.9 Thực trạng 9: Lĩnh vực kinh tế đang hoạt động của LĐNT
2.5.10 Thực trạng 10: Tỷ lệ nghỉ học trong các năm qua
2.5.11 Thực trạng 11: Ðánh giá của GV và HVv? Gi? H? C TH
2.5.12 Thực trạng 12: Mức độ áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
2.6 Đánh giá thực trạng đào tạo nghề LĐNT tỉnh Đồng Nai
2.6.1. Thuận lợi
2.6.2. Khó khăn
2.6.3. Đánh giá chung
Kết luận Chương 2
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ LĐNT TỈNH ĐỒNG NAI
3.1 Sơ lược tình hình đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề
3.2 Các giải pháp chung
3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTN LĐNT
3.3.1 Nhóm 1: Giải pháp về cơ chế chính sách
3.3.2 Nhóm 2: Giải pháp về thông tin tuyên truyền
a. Giải pháp 2.1
b. Giải pháp 2.2
c. Giải pháp 2.3
3.3.3 Nhóm 3: Giải pháp về Nâng cao năng lực dạy nghề
a. Giải pháp 3.1: Xây dựng mạng lưới các CSDN
b. Giải pháp 3.2: Nâng cao năng lực cho Giáo viên 73 - 24 -
c. Giải pháp 3.3: CSVC, trang thiết bị, vật tư thực hành
d. Giải pháp 3.4: Lựa chọn cơ cấu nghề đào tạo
e. Giải pháp 3.5: Nội dung, chương trình đào tạo
3.3.4 Nhóm 4: Giải pháp về tăng cường điều kiện học nghề
a. Giải pháp 4.1: Phối hợp giữa nhà trường, DN và NN
b. Giải pháp 4.2: Giảm số lượng HVvà tăng chất lượng đào tạo
c. Giải pháp 4.3: Tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các CSDN
d. Giải pháp 4.4: Tăng cường tổ chức giải quyết việc làm
3.4. Đánh giá ban đầu về các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề
3.4.1 Đánh giá định tính
3.4.2 Đánh giá định lượng
Kết luận Chương 3
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tóm tắt công trình nghiên cứu
2. Tự nhận xét đánh giá mức độ đóng góp của đề tài
3. Hướng phát triển của đề tài
4. Kết luận
5. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách điều tra phiếu
1.1 phụ lục 1a: Danh sách giáo viên 1
1.2 phụ lục 1b: Danh sách học viên 5
1.3 phụ lục 1c: Danh sách CB, CNV
1.4 phụ lục 1d: Danh sách Chuyên gia
Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra
2.1 phụ lục 2a: Dành cho học viên
2.2 phụ lục 2b: Dành cho giáo viên
2.3 phụ lục 2c: Dành cho CB, CNV
2.4 phụ lục 2d: Dành cho Chuyên gia
Phụ lục 1. Hình ảnh
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện
nay, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đòi hỏi phải sử dụng nhiều
diện tích đất nông nghiệp để xây dưng các hạ tầng công nghiệp và đô
thị, làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp đáng kể. Hiện tượng đất
chật, người đông đang là xu hướng chung của các vùng nông thôn. Như vậy,
quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã làm “dư thừa” một
lượng lao động nông nghiệp và đã tạo ra cầu về lao động phi nông nghiệp.
Một lượng lao động nông nghiệp buộc phải chuyển sang các nghề khác tại
nông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp. Vì vậy, đào tạo nghề cho
lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục
giúp ổn định kinh tế, an sinh xã hội của những vùng nông thôn và tạo
được nguồn nhân lực cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nhận
rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 81/2005/ QĐ-
TTg ngày 18/4/2005 về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động
nông thôn với nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia. Nghị quyết
số 24/2008/ NQ- CP ngày 28/10/2008 của chính phủ ban hành chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng nêu rõ
mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một
bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với
hiện nay”
Năm 2009, Chính phủ tiếp tục xây dựng đề án đào tạo nghề cho nông dân.
Quyết định số 1956/ QĐ- TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, nêu rõ các quan điểm như sau:
a)
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,
của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông
thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội
học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo
điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
b)
Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc
làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; 63
c)
Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng
lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao
động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; Gắn đào tạo nghề với
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội của cả nước,
từng vùng, từng ngành, từng địa phương;
d)
Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao
động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện
kinh tế và nhu cầu học nghề của mình;
e)
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển
biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; Nhằm xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công
chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn,
nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - Xã hội ở xã phục vụ cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Vì vậy, Ngày 29/09/2010 UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định số 2577/ QD- UBND về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh
Đồng Nai Tiếp tục ngày 19/10/2010 tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai ra chỉ thị số
03- CT/ TU Về tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn Nghị quyết số 51/2005/ NQ- HDND ngày 21/07/2005 về phát triển
nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - Xã hội trên địa ban tỉnh đồng Nai giai
đoạn 2006- 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Phương hướng phát triển giáo
dục và đào tạo đến năm 2020 với chỉ tiêu: Đến cuối năm 2015, tỉ lệ lao
động đã qua đào tạo nghề đạt 70% (trong đó trình độ trung cấp nghề trở
lên đạt 30% tổng số lao động đã qua đào tạo nghề); Đến cuối năm 2020 đạt
80% (trong đó, trình độ trung cấp nghề trở lên đạt 35% tổng số lao động
đã qua đào tạo nghề). Như vậy đến năm 2015, ngoài nhiệm vụ chính trị là
đào tạo nghề từ trình độ trung cấp trở lên đạt 30%, thì nhiệm vụ đào
tạo nghề cho lao động trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cũng phải
phấn đấu đạt 40% tổng lao động đã qua đào tạo nghề.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề. Các cơ sở dạy nghề. Nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu
các giải pháp này được áp dụng vào đào tạo nghề LĐNT trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT.
5.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan
đến đề tài. Khảo sát thực trạng đào tạo nghề, khảo sát nhu cầu học
nghề, tình hình việc làm và những đóng góp cho xã hội sau khi được đào
tạo. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động
nông thôn. Lấy ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá tính khả thi của đề
tài.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do
điều kiện thực tiễn nên đề tài chỉ nghiên cứu đào tạo nghề cho LĐNT ở
trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên ở những vùng có đối tượng
LĐNT học nghề đông. 65
7. Phương pháp nghiên cứu: – Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và nghiên cứu các tài liệu, sách, trang
Web
liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận và định hướng cho việc nghiên
cứu. – Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành phát phiếu điều tra,
khảo sát đến các đối tượng: Học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, …để thu
thập các thông tin, biết được thực trạng của vấn đề nghiên cứu. –
Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn: Trò chuyện, phỏng vấn các
học viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ huyện – xã… để có
thêm nhiều thông tin. – Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Dùng để xử
lý các số liệu đã thu thập được. – Phương pháp phân tích và tổng kết
kinh nghiệm: Phân tích và rút kết các kinh nghiệm từ các mô hình, chương
trình, phương pháp thực hiện có hiệu quả. – Phương pháp chuyên gia:
Dùng các mẫu phiếu xin ý kiến chuyên gia để đánh
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành ba chương.. Mời bạn đăng nhập, download luận văn mẫu này:
Nhận xét
Đăng nhận xét