Chuyển đến nội dung chính

Đề xuất giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương




TÓM TẮT

Trước thực trạng có hàng loạt các vụ, việc xảy ra có liên quan đến học viên như bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, có lối sống lệch lạc, vi phạm pháp luật… đặt ra câu hỏi “đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?”. Phải chăng do các em thiếu kiến thức, kỹ năng sống và hòa nhập xã hội. Đề tài “ Đề xuất giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương ” góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm.

Trong đề tài, người nghiên cứu trình bày tính cấp thiết của của đề tài cũng như những nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu mà tác giả thực hiện để làm sáng tỏ đề tài. Về nội dung chính của đề tài có ba chương:

- Chương I “Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống” đã hệ thống các luận cứ khoa học có liên qua đến giáo dục kỹ năng sống cho học viên Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương.

- Chương II: “Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương” tác giả đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của học viên làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.

- Chương III: “Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm
Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương” tác giả đã đề xuất năm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học viên trong Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương.

Kết quả của đề tài đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học viên Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh Bình Dương qua các hoạt động giáo dục trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm và các hoạt động ngoại khóa của Đoàn thanh niên.

ABSTRACT

Before the situation that there are many problems which are related to students such as: school violence, moral violation, lifestyle deviation and law violation … it is really necessary to put a question “which are the causes of this situation?” Is the reason that they lack knowledge, life skills and social inclusion?

The subject “ The proposed solutions for training life skills for students at the Continuing Educational Center in Binh Duong province” contributes to improving the effectiveness of life skill training for students at the Center. In this subject, the researcher presented the urgency of the subject as well as the tasks and methodology the author used in order to clarify the subject. The main content of this subject has three chapters:

- Chapter I: “Theory basis of life skill education”, the author has listed these scientific arguments which are related to life skill education for students at the Continuing Educational Center in Binh Duong province.

- Chapter II: “Current status of life skill education for students at the Continuing Educational Center in Binh Duong province”, the author has conducted a survey and research about the current status of students’ life skills; it is the basis for proposed solutions.

- Chapter III: “Solutions of life skill education for students at the Continuing Educational Center”, the author has proposed five solutions in order to improve the effectiveness of life skill education for students at the Continuing Educational Center in Binh Duong province. The result of this subject has proposed practical solutions in order to train life skills for students at the Continuing Educational Center in Binh Duong province through educational activities in class meeting and extracurricular activities of Youth Union. vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV: Giáo viên
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
HV: Học viên
KN: Kỹ năng
KNS: Kỹ năng sống
GDTX: Giáo dục thường xuyên
THBT: Trung học bổ túc
UNICEF: Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
UNESCO: Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa quốc tế
WHO: Tổ chức Y tế thế giới vii

 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

 1.1 Các kết quả nghiên cứu ở ngoài nước đã công bố
 1.2.Các nghiên cứu trong nước
 1.3 Lý luận cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên
 1.3.1 Các khái niệm
 1.3.2 Phân loại kỹ năng sống
 1.3.3 Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống
 1.4 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học viên
 1.4.1 Vị trí, ý nghĩa lứa tuổi
 1.4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học viên
 1.4.3 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
 1.4.4 Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh trung học
 1.5 Hoạt động giáo dục qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm và vai trò giáo dục của Đoàn Thanh niên
 1.5.1 Hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp
 1.5.2 Vai trò giáo dục của Đoàn Thanh Niên

 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

 2.1 Khái quát về khách thể điều tra
 2.2 Thực trạng kỹ năng sống của học viên tại Trung tâm GDTX
 2.3 Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng sống của học viên tại Trung tâm GDTX tỉnh Bình Dương
 2.4 Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm  GDTX Tỉnh Bình Dương

 Chương 3: GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

 3.1 Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất xây dựng giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học viên
 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
 3.2 Các giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học viên
 3.2.1 Định hướng xây dựng chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho học viên thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt Đoàn
 3.2.2 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống theo chủ đề
 3.2.3 Thiết kế các chủ đề giáo dục Kỹ năng sống phù hợp với nội dung chủ đề giáo dục của các hoạt động giáo dục trong Trung tâm
 3.2.4 Thống nhất giữa các lực lượng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học viên
 3.2.5 Tạo môi trường thuận lợi để học viên rèn luyện kỹ năng sống
 3.3 Đánh giá của chuyên gia về tính khả thi của biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm GDTX tỉnh Bình Dương

 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 PHỤ LỤC -  DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

 Bảng 2.1: Nhận thức khái niệm của học viên về kỹ năng và kỹ năng sống
 Bảng 2.2: Sự tiếp nhận thông tin liên quan đến KNS của học viên
 Bảng 2.3.1: Thống kê các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc làm hạn chế kỹ năng sống của học viên
 Bảng 2.3.2: Tính các giá trị thống kê các nguyên nhân làm hạn chế việc hình thành kỹ năng sống cho học viên
 Bảng 3.1: Các chủ đề giáo dục KNS được xây dựng theo nội dung và hình thức hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoại khóa
 Bảng 3.2: Đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các giải pháp
 Bảng 3.3: Đánh giá của chuyên gia về mức độ thực hiện của các giải pháp

 Danh mục hình vẽ

 Hình 2.1: Biểu đồ nhận thức khái niệm của học viên về KN và KNS
 Hình 2.2: Biểu đồ sự tiếp nhận thông tin liên quan đến KNS của học viên
 Hình 2.3: Biểu đồ nguyên nhân làm hạn chế việc hình thành KNS cho học viên
 Hình 3.1: Biểu đồ đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các giải pháp
 Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá của chuyên gia về mức độ thực hiện của các giải pháp 1

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Thế giới đã và đang cùng nhau nỗ lực để bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển các tiềm năng nội tại để trẻ em có thể tự bảo vệ được mình. Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 quy định các quyền cơ bản của trẻ em như: Được thông tin và phát triển các kỹ năng, tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, pháp lý giải trí … sống trong môi trường an toàn và được hỗ trợ.

Luật giáo dục 2005, theo điều 2. Khi đề cập đến mục tiêu giáo dục [8] “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Giáo dục hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện các giá trị cá nhân giúp cho con người có năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống hạnh phúc.

Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện bằng việc khai thác nội dung của một số môn học có ưu thế (trong việc thực hiện các mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống) như môn học giáo dục công dân và công nghệ.

Nhưng do đặc điểm của Trung tâm giáo dục thường xuyên, việc không giảng dạy môn Giáo dục công dân nên việc hướng dẫn học viên tiếp cận và rèn luyện kỹ năng sống gặp nhiều khó khăn hơn. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế-xã hội trong tỉnh. Môi trường sống và học tập của học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương có nhiều thay đổi và đang diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện của học viên. Tình trạng HS phổ thông bỏ học hoặc đang đi học kết thành băng nhóm hút thuốc, uống rượu; quan hệ tình dục; gây ra các vụ 2 đánh nhau; gây rối trật tự xã hội; trộm tài sản có xu hướng tăng… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Do chưa được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống nên thiếu những kỹ năng cần thiết. Và chính điều này mà nhiều học viên đã giải quyết các vấn đề gặp phải một cách tiêu cực dẫn đến các tệ nạn, các rủi ro, nguy cơ về sức khỏe và đánh mất cơ hội học tập.

Cho nên giáo dục kỹ năng sống cho học viên đang trở thành nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo năng lực cho các em để tự bảo vệ mình, để ứng xử với những nguy cơ, thử thách, nhất là khi các em ở trong điều kiện thiếu sự hỗ trợ. Vì vậy việc nghiên cứu để tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào nội dung môn học nào, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào và cách tổ chức như thế nào? là câu hỏi được đặt ra và cần được giải đáp.

Các giải pháp đề xuất là xây dựng khung nội dung các kỹ năng sống cần thiết và tích hợp giáo dục nhận thức về kỹ năng sống cho học viên trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm và khai thác ưu thế của tổ chức Đoàn thanh niên trong trung tâm để rèn luyện, giáo dục ngoại khóa cho học viên. Giáo dục kỹ năng sống phải thông qua hoạt động, vì chỉ có qua họat động mới có thể hình thành kỹ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin nơi học viên. Đó là lý do để tác giả lựa chọn đề tài luận văn với tiêu đề: “Đề xuất giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu

- Thông qua hoạt động ngoại khoá, đề tài nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nhận thức của học viên và việc rèn luyện kỹ năng sống trong nhà trường để từ đó xác định những quan điểm, nội dung cơ bản của kỹ năng sống cần trang bị cho học viên.

Và đề ra các giải pháp phù hợp để giáo dục một số kỹ năng cơ bản cho học viên tại
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt Đoàn.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

a. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục học viên trung học bổ túc tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương.

b. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học viên thông qua hoạt động giáo dục của các giờ sinh hoạt sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm và sinh hoạt Đoàn.

 4 Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng được các giải pháp đã nghiên cứu vào quá trình rèn luyện kỹ năng sống trong Trung tâm, sẽ nâng cao được chất lượng của quá trình giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho học viên.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực hiện giải quyết các vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống.

2. Khảo sát thực trạng về việc giảng dạy kỹ năng sống tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương.

3. Đề xuất giải pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học viên tại Trung tâm Giaó dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương thông qua các hoạt động giáo dục trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt Đoàn ở lớp 10, lớp 11 bổ túc văn hóa.

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các đề tài, báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước, nghiên cứu nội dung các văn bản, văn kiện, tài liệu của 4 ngành giáo dục, của Đảng và nhà nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu để hình thành cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế bằng phiếu khảo sát: nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học viên thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ học chính khóa.

- Phương pháp thống kê toán học để phân tích, xử lý số liệu điều tra bằng phiếu khảo sát.

- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn chuyên gia để lấy ý kiến về tính khả thi của của pháp giáo dục kỹ năng sống cho học viên bổ túc văn hóa. 8 Những đóng góp của đề tài Qua nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta có nhận thức cơ bản, có cái nhìn khái quát về thực trạng và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên trong điều kiện xã hội có nhiều biến chuyển nhanh chóng như hiện nay.

Đề tài nghiên cứu dựa trên các lý luận khoa học về quá trình giáo dục kỹ năng sống để đề ra các giải pháp nhằm hiện thực hóa giáo dục kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương trong điều kiện khó khăn về thời gian, tài liệu, giáo viên và điều kiện vật chất đảm bảo hiện nay. ....

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...