LUẬT ĐẦU TƯ
Quốc hội ban hành Luật đầu
tư.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước
ngoài.
Luật này áp dụng đối với nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến
hoạt động đầu tư kinh doanh.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và
thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Dự
án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các
hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
3. Dự
án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư
kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm
ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
4. Dự
án đầu tư mới là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự
án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
5. Đầu
tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh
doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần
vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực
hiện dự án đầu tư.
6. Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng
ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
7. Hệ thống
thông tin quốc gia về đầu tư là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn để
theo dõi, đánh giá, phân tích tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ
công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động đầu
tư kinh doanh.
8. Hợp
đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là
hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư,
doanh nghiệp dự án để thực hiện
dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này.
9. Hợp
đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký
giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản
phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
10. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
11. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
12. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu
chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
13. Nhà
đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu
tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
14. Nhà đầu tư
nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp
luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
15. Nhà
đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không
có nhà
đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
16. Tổ
chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức
khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
17. Tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước
ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
18. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh.
1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh
thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
2. Trường hợp có quy định
khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh,
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực
hiện theo quy định của Luật này, trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo
quy định tại Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo
hiểm và Luật dầu khí.
3. Trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà
đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật
này, các
bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập
quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy
định của pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư được quyền
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không
cấm.
2. Nhà đầu tư được tự chủ
quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng,
quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu
nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
4. Nhà
nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
5. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến
đầu tư kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma
túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại
hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các
loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về
buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các
loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự
nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ
phận cơ thể người;
e) Hoạt động kinh doanh liên
quan đến sinh sản vô tính trên người.
2. Việc sản xuất, sử dụng
sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo
vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nhận xét
Đăng nhận xét