Chuyển đến nội dung chính

LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG BẬC TRUNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NÔNG LÂM NGHIỆP BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG BẬC TRUNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NÔNG LÂM NGHIỆP BÌNH DƯƠNG




PHẦN A: MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, công nghệ tự động hóa được áp dụng rộng khắp trong cuộc sống nói chung và nông nghiệp nói riêng. Do đó vai trò nguồn nhân lực trí thức càng có vị trí quan trọng. Ngành nông nghiệp luôn phát triển không ngừng cùng với tốc độ biến đổi của khoa học kỹ thuật. Đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò của con người được quan tâm hàng đầu.

Trường Trung Cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương là trường Nông Lâm Nghiệp duy nhất của khu vực Đông nam bộ. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực lành nghề cho vùng và cả nước. Ngoài ra trường còn cung cấp một nguồn lao động có tay nghề cho thị trường lao động trong khu vực. Để đáp ứng nhu cầu học của người dân, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cung cấp nguồn cán bộ kỹ thuật có tay nghề cho địa phương và đất nước, trường luôn phấn đấu không ngừng để từng bước đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá để nâng cấp trường trở thành Trường Cao đẳng và Đại học trong tương lai. Khi trở thành Trường Cao đẳng, Đại học nhu cầu đào tạo liên thông là không thể thiếu, do đó việc xây hoàn chỉnh một chương trình đào tạo liên thông bậc trung cấp lên đại học là rất cần thiết. Trong qua trinh công tác, tác giả thấy rằng nhu cầu học liên thông của các học viên tại trường rất cao, trong qua trình tuyển sinh tác giả thấy rằng từ năm 2005- 2010 có gần 1000 học sinh ngành nông học đăng ký thi vào trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Một điều mà tác giả thấy rằng người học khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp nếu muốn đại học thì phải học lại từ đầu (tức 4 năm) Vừa tốn kinh phí, thời gian. Tác giả chọn đi vào xây dựng chương trình đào tạo nói chung và chương trình đào tạo liên thông nói riêng, vì trong quá trình học tác giả thấy chương trình đào tạo của một số nước rất ngắn mà hiệu quả cao vì thế tác giả muốn am hiểu về xây dựng chương trình để sau nay có thể nghiên cứu sâu thêm về lĩnh vực này và xây dựng ra các chương trình hiệu quả.

Xuất phát từ những lý do trên, cùng với định hướng phát triển chiến lược đào Luận văn thạc sĩ- Giáo dục học tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp cho khu vực Đông Nam Bộ, người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG BẬC TRUNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NÔNG LÂM NGHIỆP BÌNH DƯƠNG” làm luận văn tốt nghiệp.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xây dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học tại trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Bình Dương, nhằm mở rộng quy mô và năng lực đào tạo cho trường Trung cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương trong nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của khu vực và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình đào tạo liên thông bậc trung cấp lên bậc đại học ngành nông học của trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương.

3.2. Khách thể
Chương trình đại học của ngành nông nghiệp, chương trình trung cấp của ngành nông nghiệp, học viên, giáo viên, cơ sở vật chất và doanh nghiệp.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên bậc Đại học ngành Nông học.
- Khảo sát nhu cầu học liên thông từ bậc trung cấp lên Đại Học của sinh viên ngành
Nông học và khảo sát nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong khu vực.
- Phân tích các chương trình đào tạo liên quan.
- Xây dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học tại trường Trung cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương.
- Bước đầu đánh giá khả năng ứng dụng của chương trình thông qua việc lấy ý kiến của một số chuyên gia chuyên môn và một số chuyên gia trong lĩnh vực phát triển chương trình đào tạo.

5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Chương trình đào tạo liên thông từ bậc Trung cấp lên bậc Đại học ngành Nông học nếu được xây dựng hoàn chỉnh sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của Luận văn thạc sĩ- Giáo dục học người dân, và nhu cầu đào tạo sắp tới của trường.

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đề xuất chương trình đào tạo liên thông bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học tại trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương.
- Chương trình được xây dựng ở dạng đề cương và mô tả môn học, không xây dựng chương trình chi tiết.
- Chương trình chưa được thực nghiệm mà để lấy ý kiến nhận của các nhà chuyên môn, để bước đầu đánh giá tính khả thi và hợp lý của chương trình.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Các văn kiện, văn bản pháp lý liên quan đến đào tạo liên thông.
- Các chương trình đào tạo liên thông.
- Các tài liệu, sách tham khảo về xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo liên thông, phân tích nghề, module, tín chỉ…

7.2. Phương pháp khảo sát điều tra.
- Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo và tuyển dụng nhân lực (dùng cho các cơ quan, công ty trong khu vực)
- Phiếu khảo sát nhu cầu học liên thông (dùng cho sinh viên đang học và đã ra trường hệ trung cấp).
- Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia.

7.3. Phương pháp thống kê
Phân tích, tổng hợp xử lý số liệu thu thập được qua các cuộc khảo sát điều tra.
7.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Do thời gian nghiên cứu không đủ để thực nghiệm chương trình nên người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để đánh giá khả năng áp dụng thực tế của chương trình.

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

PHẦN A: MỞ ĐẦU
PHẦN B: NỘI DUNG:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình
Chương 2: Khảo sát thực trạng
Chương 3: Xây dựng chương trình đào tạo liên thông
PHẦN C: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục Luận văn thạc sĩ- Giáo dục học

PHẦN B: NỘI DUNG

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

I. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Các khái niệm:
1.1. Chương trình
Chương trình là một hệ thống các thông tin được biên soạn cho giáo viên bao gồm: Trình tự về nội dung, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao, các yêu cầu về tiêu chuẩn đạt được.

1.2 Chương trình khung
Chương trình khung xác định các lĩnh vực học tập cơ bản, trong đó mô tả những kiến thức và hiểu biết mà học sinh thu nhận được và các kỹ năng cơ bản mà học sinh cần có. Chương trình khung cũng xác định rõ phẩm chất và thái độ cần hình thành ở học sinh. Chương trình khung khẳng định các tuyên bố có tính quốc gia về mức độ của các kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh cần đạt được (thường hiểu đó là chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ) Và phát thảo các hình thức đánh giá ở cấp trường và cấp quốc gia.

1.3 Chương trình đào tạo (Curriculum)
Là hệ thống những kiến thức và kinh nghiệm về tinh thần, vật chất và lao động cơ bản nhất… nhằm mục đích giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những thanh niên tích cực để duy trì và phát triển xã hội. Hay nói cách khác, chương trình đào tạo là tổng thể các hoạt động học tập và kinh nghiệm mà người học có được dưới sự hướng dẫn và đào tạo của nhà trường.

1.4 Xây dựng chương trình
Là một hệ thống thiết kế thực tiễn và hợp lý, bao gồm việc: Thu thập các dữ liệu cần thiết; Đi đến các quyết định, xác định được nội dung, tiêu chí, và các hoạt động giảng dạy; Thực hiện đánh giá cả về sản phẩm lẫn qui trình; Cũng như sửa chữa, hiệu chỉnh các chương trình có liên quan tới dạy nghề.

2. Lý thuyết về xây dựng chương trình đào tạo
Xây dựng chương trình luôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ một hệ Luận văn thạc sĩ- Giáo dục học thống đào tạo nào, đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu giáo dục vì nó là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Để có được một chương trình đào tạo thích hợp, có giá trị, đáp ứng được yêu cầu của xã hội cũng như nhu cầu người học, người biên soạn cần có quan điểm hệ thống khi tiếp cận với các lĩnh vực liên quan đến xây dựng chương trình và phải xem xét, phân tích chúng trong mối quan hệ biện chứng. Hệ thống ở đây được hiểu là sự tập hợp các yếu tố có sự tương tác với nhau để đạt được mục đích chung. Trong quá trình xây dựng chương trình, người biên soạn không chỉ quan tâm đến đặc điểm người học (đầu vào), những năng lực đạt được của học viên khi tốt nghiệp (đầu ra) Mà còn phải quan tâm đến những yếu tố tác động của môi trường chẳng hạn như: Nhà trường, cộng đồng xã hội, nhu cầu của giới doanh nghiệp, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước… vì chính những yếu tố này cũng góp phần quan trọng tạo ra sự thành công hay thất bại của chương trình.
..................................Mời bạn download luận văn tham khảo, tổng số 116 trang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1] ThS Nguyễn Cao Đạt (2009), “Một số ý kiến về đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”. Hội thảo khoa học lần 1 “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”, Đà Nẵng.
 [2] TS Phạm Minh Hạnh (2009), “Kinh nghiệm ở một số nước và định hướng đà tạo liên thông ở Việt Nam”. Hội thảo khoa học lần 1 “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”, Đà Nẵng.
 [3] PGS. TS Phạm Xuân Hậu (2009), “Đào tạo liên thông ở nước ta quan điểm, nhận thức và giải pháp phát triển”. Hội thảo khoa học lần 1 “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”, Đà Nẵng.
 [4] ThS Lê Thị Hương Quê (2009), “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ bài toán khó giải cho các trường cao đẳng và đại học địa phương”. Hội thảo khoa học lần 1 “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”, Đà Nẵng.
 [5] PGS. TS Phùng Rân (2009), “Đào tạo liên thông là phương thức đào tạo ngắn nhất, kinh tế nhất”. Hội thảo khoa học lần 1 “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”, Đà Nẵng.
 [6] ThS Nguyễn Ngọc Tài (2009), “Đào tạo liên thông trong việc phân luồng học sinh hiện nay”. Hội thảo khoa học lần 1 “Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”, Đà Nẵng.
 [7] GS- TSKH Lâm Quang Thiệp (2006), Chương trình và qui trình đào tạo đại học, Hà Nội, 2006.
 [8] TS. Nguyễn Văn Tuấn, TS. Võ Thị Xuân (2008). Tài liệu phát triển chương trình đào tạo, Thành Phố Hồ Chí Minh.
 [9] Quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, Bộ GD&ĐT, 2008.
 [10] Hội thảo xây dựng chương trình đào tạo liên thông, Bộ GD&ĐT, 2001.
 [11] Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020.
 [12] Bộ giáo dục và đào tạo, ban chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo liên thông, Hội thảo xây dựng chương trình đào tạo liên thông, Hà Nội, 2001.
 [13] Robert M. Diamond, Designing and Assessing Course and Crricular, Đỗ Huy Thịnh vàĐoàn Huệ Dung hiệu đính, 1998.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể