Chuyển đến nội dung chính

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG


VŨ THẢO MY - NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG PHI

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn đề tài. 3

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Những đóng góp khoa học của luận văn 4

7. Cấu trúc của luận văn 4

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu về hướng nghiệp 6

1.1.1. Lược sử nghiên cứu về hướng nghiệp ở ngoài nước 6

1.1.2. Lược sử nghiên cứu về hướng nghiệp ở trong nước 7

1.2. Các văn bản chỉ đạo về hoạt động hướng nghiệp 9

1.2.1 Các văn bản của trung ương 9

1.2.2 Các văn bản của Bộ giáo dục - Đào tạo 11

1.2.3 Các văn bản của Sở GD – ĐT Lâm Đồng 11

1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 12

1.3.1. Khái niệm hướng nghiệp. 12

1.3.2. Ý nghĩa của hướng nghiệp. 13

1.3.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp.. 14

1.3.3.1 Mục tiêu 14

1.3.3.2 Nhiệm vụ. 14

1.3.4. Nội dung của GDHN cấp THPT. 20

1.4. Nghề nghiệp 20

1.4.1. Khái niệm nghề nghiệp 20

1.4.2. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp 22

1.4.3. Phân loại nghề 22

1.4.4. Lựa chọn nghề 27 84

1.4.5. Định hướng nghề cho học sinh. 28

1.5. Cơ sở khoa học của hướng nghiệp. 30

1.5.1. Cơ sở tâm lý học 30

1.5.2. Cơ sở điều khiển học 31

1.5.3. Cơ sở giáo dục học 31

1.6 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh phổ thông (từ 16 - 18 tuổi). 31

1.6.1 Về thể chất 31

1.6.2 Về tâm lý. 32

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP HỌC SINH THPT HUYỆN BẢO LÂM, LÂM ĐỒNG

2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu 34

2.1.1 Đặc điểm địa lý, dân số và lao động 34

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 34

2.1.3 Về Giáo dục - Đào tạo 35

2.2. Thực trạng hoạt động hướng nghiệp HS THPT trên địa bàn 36

2.2.1 Thực trạng hoạt động Giáo dục hướng nghiệp 36

2.2.2 Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT 40

2.2.3 Thực trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp các cấp. 41

2.3. Kết quả khảo sát hoạt động hướng nghiệp học sinh THPT 42

2.3.1 Kết quả khảo sát học sinh 43

2.3.2 Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh 47

2.3.3 Kết quả khảo sát giáo viên. 50

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp. 55

3.1.1. Phương hướng thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp 55

3.1.2. Nhu cầu của học sinh 56

3.1.3. Xuất phát từ thực trạng 56

3.2. Những giải pháp cơ bản 58

3.2.1 Tổ chức chương trình hành động 58

3.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của HN cho HS 60

3.2.3 Phát triển tiềm năng nghề cho HS 61

3.2.4 Xây dựng và phát triển đội ngũ CB, GV làm HN 66

3.2.5 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GDHN 68

3.2.6 Xây dựng mối liên kết giữa trường PT và Trung tâm KTTH- HN, doanh nghiệp trong giảng dạy GDHN, NPT 70

3.3. Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp. 73

3.3.1 Kiểm chứng tính cấp thiết 74

3.3.2 Kiểm chứng tính khả thi 76

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

1. Kết luận 79

2. Kiến nghị 80

3. Hướng phát triển của đề tài 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1. Lý do chọn đề tài


1. Hiện nay, trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Để có nguồn lực tham gia vào hoạt động chung của XH thì công tác HN là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng chiến lược. HN nhằm góp phần phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, vốn quý của đất nước để phục vụ cho sự phát triển KT - XH, do vậy HN đã có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của quốc gia.


HN cho HSPT đã được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, đã có nhiều chủ trương, quyết định ban hành để thực hiện hoạt động này như Quyết định 126 /CP của Chính phủ, Điều 27 của Luật giáo dục năm 2005…Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21, GDHN và dạy NPT được quan tâm và đưa vào chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 9 THCS đến lớp 12 THPT. Vì lẽ đó, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã nhấn mạnh, coi trọng công tác HN và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động NN phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương.

2. Hoạt động GDHN có tầm quan trọng đặc biệt: GDHN giúp HS có sự lựa chọn NN đúng hướng, sự lựa chọn không tự phát theo phong trào mà có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia, các phần mềm tư vấn HN, hướng học trên cơ sở năng khiếu, năng lực bản thân, gia cảnh, nhu cầu của thị trường lao động …Vì vậy, hoạt động này góp phần điều chỉnh sự mất cân đối về cơ cấu lao động hiện nay như “thừa thầy thiếu thợ, thiếu nguồn lao động chất lượng cao khi nền kinh tế hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa.


Nhà trường phổ thông được coi là bộ phận cực kỳ quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, tác động một cách có tổ chức, khoa học đến quá trình hình thành 3 nhân cách của thanh thiến niên. Bằng mục đích giáo dục tương ứng với từng lứa tuổi, từng trình độ nhận thức, giáo dục phổ thông tạo ra tiền đề cần thiết về mặt trí tuệ và thể chất cho những giai đoạn phát triển tiếp theo của mỗi con ngươi. Nếu như mục đích của việc hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên trong chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta là tạo cho các em khả năng tham gia tích cực, sáng tạo vào lao động xã hội, thì hướng nghiệp, phần nội dung gắn bó hữu cơ trong giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển nhận thức của tuổi trẻ đối với hoạt động tương lai của họ, phù hợp với những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

3. Tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ hầu hết HS còn rất bỡ ngỡ, lúng túng trong việc định hướng nghề, chọn nghề, HS không có những hiểu biết tối thiểu về thế giới NN nói chung, không biết rõ muốn tìm một nghề nào đó thì cần phải tìm hiểu những yếu tố nào của nghề. Do đó rất khó khăn để chọn trường, chọn ngành để thi. Những HS cũng biết rằng kỳ thi đại học ít có khả năng đỗ song vẫn đi thi theo phong trào, theo chúng bạn hoặc vì sĩ diện của bản thân và gia đình. Thể hiện rõ ở việc làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2010, tỷ lệ số hồ sơ trên HS là 1,83 trên toàn huyện, như vậy trung bình mỗi HS chọn gần hai trường tương đương hai ngành để thi. Mặt khác, mong muốn của gia đình, cha mẹ HS cũng ảnh hưởng và chi phối việc lựa chọn nghề của các em. Đa số cha mẹ HS quan niệm rằng: vào ĐH là con đường duy nhất để thoát nghèo, dễ có vị thế cao trong XH, mang lại vinh dự cho gia đình.


Từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.

2. Mục đích nghiên cứu:


Nghiên cứu đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm HN cho HS THPT trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


3.1. Khách thể nghiên cứu 4

+ Những tài liệu, chính sách của Bộ GD - ĐT, Sở GD - ĐT Lâm Đồng về hoạt động HN.

+ HS các trường THPT ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

+ PHHS các trường THPT ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

+ CB, GV các trường THPT ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động hướng nghiệp cho HS trung học phổ thông tại huyện Bảo Lâm.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn đề tài


4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của hoạt động HN cho HSPT.


2. Đánh giá thực trạng hoạt động HN cho HS THPT tại huyện Bảo Lâm.


3. Đề xuất giải pháp cho hoạt động HN cho HS THPT tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng.


4.2. Giới hạn phạm vi của đề tài

Người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu hoạt động GDHN cho học sinh THPT tại các trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng. Quan tâm và nghiên cứu các giai đoạn của công tác HN là giáo dục nghề và tư vấn HN.

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp tham khảo tài liệu

Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, các văn bản, báo cáo tổng kết của Sở GD- ĐT Lâm Đồng, Phòng GD -ĐT Bảo Lâm, báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT trên địa bàn, báo cáo định hướng phát triển KT-XH của huyện Bảo Lâm, hồ sơ giảng dạy của GV, Ban giám hiệu ….

5.2. Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi, nói chuyện với các đồng nghiệp, nhất là các CBQL, GV để nắm bắt thông tin liên quan đến đề tài.

5.3. Phương pháp điều tra thực tiễn

Hình thức điều tra: phiếu hỏi, phân tích, so sánh đối chiếu kết quả điều tra để tìm ra những thông tin cần thiết theo hướng nghiên cứu luận văn. 5

5.4. Phương pháp thống kê

Sử dụng các phép toán thống kê trong nghiên cứu.

5.5. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng các phiếu hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, cán bộ quản lý cấp Sở, phòng chuyên môn…

6. Những đóng góp khoa học của luận văn


6.1. Về mặt lý luận

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động GDHN; Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động HN và xu hướng chọn nghề của HS, kết quả phân luồng HS để phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

6.2. Về mặt thực tiễn

Đề xuất giải pháp khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN, đáp ứng nhu cầu về định hướng nghề nghiệp của HS THPT trên địa bàn, định hướng phân luồng HS theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn.

7. Cấu trúc của luận văn


Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương sau đây:

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu về hướng nghiệp

1.1.1. Lược sử nghiên cứu về hướng nghiệp ở ngoài nước

Jarpues Đelors, Chủ tịch Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO khi phân tích “ Những trụ cột của giáo dục” đã viết: “Học tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại, đó là bốn trụ cột mà Ủy ban đã trình bày và minh họa như những nền tảng của giáo dục”. Theo tác giả, vấn đề HN, học nghề của HSPT là trụ cột thứ hai. Tác giả đã nhấn mạnh việc HS có cơ hội phát triển năng lực của mình bằng cách tham gia các hoạt động NN song song với việc học văn hóa. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, công tác HN rất được coi trọng và đươc khởi sự ngay từ những năm đầu của cấp trung học:
Cấp trung học cơ sở:

Dự nghiệp: Giới thiệu tổng quan các ngành nghề thông dụng để giúp các HS phát hiện sơ bộ xu hướng NN của mình.

Hướng nghiệp: Cho các HS được học thử các nghề được phát hiện ở giai đoạn dự nghiệp để củng cố hoặc điều chỉnh xu hướng NN chính xác hơn. Cấp trung học phổ thông:

Huấn nghiệp: Theo kết quả ở giai đoạn HN, nhà trường sẽ chính thức đào tạo nghề theo đúng xu hướng NN của HS, để giúp các em HS đủ sức vào đời ngay sau khi tốt nghiệp trung học hoặc tạo đà thuận lợi cho việc học tiếp lên.

* Ở nước Anh:

HS của chương trình giai đoạn từ 11-14 tuổi và giai đoạn từ 14-16 tuổi có thể lựa chọn NN của mình theo bảng danh mục và khi hoàn thành chương trình HN này HS sẽ nhận được một chứng chỉ để làm cơ sở cho việc nhận được bằng quốc gia.

Mục đích của giáo dục phổ thông là nhằm trang bị cho HS vốn kiến thức tiếp thu chương trình đào tạo HN và giáo dục đại học ở những giai đoạn sau. Tất cả HS từ 16 tuổi đều phải có 2 tuần thử việc ở các công ty địa phương như là một phần của chương trình đào tạo HN chung. [1; tr.287]

* Cộng hòa Liên bang Đức:

Đa số các thanh niên sau khi tốt nghiệp cấp phổ cập giáo dục đều theo học từ 2 đến 3,5 năm ở hai nơi là trong xí ngiệp và trường dạy nghề (được gọi là hệ thống kép: Duales System). Cơ sở của việc đào tạo trong hệ thống kép này là “các nghề đào tạo được công nhận” (Die anerkannten Ausbidungsberrufe), lớp trẻ dưới 18 tuổi chỉ được phép đào tạo trong những nghề đó mà thôi.[1; tr.346]

* Hoa Kỳ:

Mục tiêu của giáo dục nước Mỹ là nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, tăng cường kết quả học tập của HS nhằm đảm bảo cung cấp một lực lượng lao động có trình độ; có khả năng cạnh tranh và thích ứng linh hoạt trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu...Người ta đã đưa ra nhiều hướng giải quyết và đưa ra nội dung cần tăng cường với các chiến lược quan trọng, trong đó tăng cường mối liên hệ giữa trường trung học với doanh nghiệp theo hướng chuyển dần thành trường đào tạo chuyên nghiệp. Một phần của chiến lược này là tạo cơ hội cho HS tham gia làm việc bán thời gian tại xí nghiệp [1;tr.356].

* Nhật Bản:

Các trường THPT được nhóm thành: chương trình phổ thông, chương trình dạy nghề và chương trình phối hợp toàn diện. Các chương trình dạy nghề dành ít thời gian hơn học các môn văn hóa và tất nhiên nhấn mạnh các môn hướng vào nghề đặc thù. Ngay ở lớp học đầu tiên bậc THPT nền giáo dục Nhật Bản đã quan tâm đến công tác HN cho các em HS tùy theo chương trình có môn học đặc thù dể các em hướng vào NN tương lai. [1; tr.453]

1.1.2. Lược sử nghiên cứu về hướng nghiệp ở trong nước

Các nghiên cứu về lĩnh vực HN, theo danh mục các đề tài luận văn thạc sĩ Giáo dục học của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh từ 1993 đến năm 2010 đã có những đề tài sau:

- Nguyễn Toàn, Hiện trạng và định hướng công tác tư vấn cho học sinh tại các Trung tâm Kỹ thuật Hướng nghiệp dạy nghề ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997.

- Nguyễn Thị Bạch Phượng, Nghiên cứu hướng chọn nghề của học sinh THPT, năm 1998.

- Trịnh Xuân Thu, Nghiên cứu sự thích ứng nghề của sinh viên Khoa Kỹ thuật Công ngiệp - Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998.

- Liêu Thị Thùy Trang, Nghiên cứu động cơ chọn nghề Sư phạm của sinh viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Trà Vinh, năm 1999.

- Phạm Đức Khiêm, Nghiên cứu về định hướng NN học sinh THPT nhằm phân luồng học sinh vào các trường THCN tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005.

- Phạm Hồng Thắng, Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp hoạt động hướng nghiệp học sinh THPT tại tỉnh Gia Lai, năm 2008.

- Phan Thị Kim Hồng, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hướng ngiệp cho đối tượng thanh thiếu niên tỉnh Ninh Thuận, năm 2010. Bên cạnh các luận văn thạc sỹ trên, về lĩnh vực hoạt động HN cũng được nghiều nhà khoa học nghiên cứu như:

- Phan Thị Tố Oanh, Nghiên cứu nhận thức và dự định chọn nghề của học sinhTHPT, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1996 (Luận án Phó tiến sĩ Khoa học sư phạm tâm lý.... 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...