TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬTVỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
MỤC LỤC
PHẦN I PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂNVÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 13
CHỦ ĐỀ 1 KHÁI QUÁT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 14
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 14
1. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 14
2. Đặc điểm của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 18
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 20
1. Khái niệm, đặc điểm về pháp luật hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài 20
2. Các văn bản pháp luật thực định điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 21
3. Một số nguyên tắc áp dụng pháp luật chung trong quá trình giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 23
4. Về vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 25
CHỦ ĐỀ 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 30
I. KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 30
1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của kết hôn có yếu tố nước ngoài 30
2. Điều kiện kết hôn trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 35
3. Các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn. 40
3.10. Việc kết hôn vi phạm mục đích hôn nhân và gia đình. 44
4. Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 44
5. Giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 45
II. XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM CƯ TRÚ TRONG NƯỚC ĐỂ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC NGOÀI 55
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 55
2. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 56
3. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 56
III. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI 57
1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn. 58
2. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn. 58
IV. QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VIỆC KẾT HÔN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC NGOÀI 60
1. Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài 60
2. Thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký kết hôn. 61
3. Trình tự, thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài 61
1. Một số tội phạm hôn nhân và gia đình (theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999). 63
2. Không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới 64
3. Tảo hôn và cưỡng ép con kết hôn. 65
CHỦ ĐỀ 3 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 67
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 67
II. GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM.. 68
1. Các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về ly hôn có yếu tố nước ngoài 68
Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về căn cứ cho ly hôn như sau: 71
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”. 71
2. Các quy định của pháp luật tố tụng về ly hôn có yếu tố nước ngoài 78
III. CÔNG NHẬN HOẶC KHÔNG CÔNG NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VỀ LY HÔN CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI; GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC LY HÔN ĐÃ TIẾN HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI 84
1. Thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về ly hôn của tòa án nước ngoài 84
2. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về ly hôn của tòa án nước ngoài 84
3. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về ly hôn của tòa án nước ngoài 86
4. Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài 88
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài gia tăng trong thời gian hiện nay: 93
2. Những khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài: 93
CHỦ ĐỀ 4 NHẬN CHA, MẸ, CON CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. 95
I. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC NHẬN CHA, MẸ, CON 95
1. Quyền được nhận cha, mẹ, con. 95
2. Xác định con. 96
3. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự 97
4. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con trong trường hợp việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con. 99
II. NHẬN CHA, MẸ, CON CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 100
1. Điều kiện nhận cha, mẹ, con. 100
2. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. 101
3. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con. 102
4. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con. 102
5. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con. 103
6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 105
III. NHẬN CHA, MẸ, CON CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI 106
1. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con. 106
2. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. 106
CHỦ ĐỀ 5 NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. 109
I. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI 109
1. Quyền được nhận làm con nuôi 109
2. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi 111
4. Các hành vi bị nghiêm cấm.. 113
5. Điều kiện đối với người nhận con nuôi (Điều 14 Luật nuôi con nuôi) 114
6. Những người không được nhận con nuôi 114
7. Thẩm quyền đăng ký và giải quyết yêu cầu chấm dứt vệc nuôi con nuôi 115
II. NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 116
1. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 116
2. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài (Điều 2 Nghị định số 19/2011/NĐ- CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ) 117
3. Điều kiện đối với người nhận con nuôi 118
4. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi 118
4.10. Tư vấn việc cho con nuôi 129
4.11. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài 130
4.12. Trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi (Điều 33 Luật nuôi con nuôi) 131
4.13. Yêu cầu về xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài 132
4.14. Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi (Điều 37 Luật nuôi con nuôi) 133
4.15. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi (Điều 39 Luật nuôi con nuôi) 135
5. Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi 135
6. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi 135
7. Nuôi con nuôi ở khu vực biên giới 137
8. Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài 140
9. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi 143
CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LUẬT KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. 147
I. QUỐC TỊCH.. 147
1. Quốc tịch và thay đổi quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 147
2. Khai sinh và quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoài 152
II. ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 155
1. Đăng ký khai sinh. 155
2. Đăng ký khai tử. 157
3. Đăng ký giám hộ. 159
Điều 53 Nghị định số 158/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài như sau: 159
4. Ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 161
5. Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi 163
III. GIÁM HỘ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 165
1. Các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung bài viết 167
2. Tài liệu tham khảo. 167
1. Các điều kiện của người giám hộ và người được giám hộ: 168
2. Thẩm quyền của Đại sứ quán nước ta ở nước ngoài trong việc giám hộ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 171
CHỦ ĐỀ 7 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC HỖ TRỢ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. 173
I. TRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 173
1. Nguyên tắc hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Điều 30 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP) 173
2. Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 176
3. Thủ tục đăng ký, thay đổi, chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 177
4. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Điều 33 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP) 179
II. TỔ CHỨC CON NUÔI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.. 181
1. Điều kiện hoạt động tại Việt Nam của Tổ chức con nuôi nước ngoài (Điều 43 Luật Nuôi con nuôi năm 2010) 181
2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động, gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.. 183
2. Quyền và nghĩa vụ của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (Khoản 2 Điều 43 Luật Nuôi con nuôi, Chương III Thông tư số 21/2011/TT-BTP) 187
3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam 191
CHỦ ĐỀ 8: XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. 198
I. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.. 198
1. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh (Điều 27) 198
2. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn (Điều 28) 199
3. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Điều 29) 200
4. Hành vi vi phạm quy định về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Điều 30) 202
5. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử (Điều 31) 203
6. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ (Điều 32) 203
7. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (Điều 33) 204
8. Hành vi vi vi phạm quy định về giám hộ (Điều 49) 204
9. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi (Điều 50) 205
II. XỬ LÝ HÌNH SỰ.. 209
1. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146) 209
2. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147) 209
3. Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149) 210
4. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152) 210
1. Các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung bài viết 210
2. Thông tin, bài viết minh họa. 211
PHẦN 2 KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. 213
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 214
1. Khái quát chung về kỹ năng tư vấn pháp luật 214
2. Một số đặc trưng của tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 215
II. CÁC NHÓM KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 217
1. Nhóm kỹ năng thiết lập mối quan hệ thân thiện, tin cậy với người được tư vấn trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 217
2. Nhóm kỹ năng thu thập thông tin từ người được tư vấn trong các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 220
3. Nhóm kỹ năng đưa ra giải pháp cho người được tư vấn nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả nhất 222
III. TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRONG CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỤ THỂ. 223
1. Tư vấn về nguyên tắc áp dụng luật 223
2. Tư vấn pháp luật trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoài 225
3. Tư vấn pháp luật trong việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài 233
4. Tư vấn pháp luật trong việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 236
5. Tư vấn pháp luật trong việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 244
PHẦN I PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂNVÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
CHỦ ĐỀ 1 KHÁI QUÁT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Trước thời kỳ đổi mới, ở Việt Nam hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là loại quan hệ ít phổ biến và chưa thật điển hình. Tuy nhiên, hơn hai thập kỷ qua, đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế, khi mà Việt Nam tham gia ngày càng sâu, rộng vào các quan hệ quốc tế, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài không còn là hiện tượng ít gặp trong đời sống xã hội mà ngày càng phát triển một cách đa dạng và phức tạp cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng không chỉ góp phần ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế, mà còn là nhu cầu thiết yếu của xã hội, hướng đến bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khi tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Hôn nhân và gia đình là hiện tượng xã hội phát sinh, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Hôn nhân và gia đình thể hiện mối quan hệ xã hội giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000[1]:“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 100 thì: “Các quy định của chương này cũng được áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài”.
Như vậy, theo các quy định trên, các quan hệ hôn nhân và gia đình được coi là quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài khi có một trong những dấu hiệu sau:
- Chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình là người nước ngoài.
Theo quy định của tại Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm: Người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch. Người có quốc tịch nước ngoài có thể là người có một hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài. Như vậy, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thể xảy ra trong các trường hợp sau: Giữa công dân Việt Nam với người có quốc tịch nước ngoài; giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch; giữa người có quốc tịch nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; giữa người không quốc tịch với nhau thường trú tại Việt Nam.
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra ở nước ngoài, bao gồm:
Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra ở nước ngoài. Chẳng hạn việc kết hôn tiến hành ở nước ngoài. Trong trường hợp này, các bên có cùng quốc tịch nhưng kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của nước mà các bên không mang quốc tịch.
Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài. Khi đó, pháp luật được áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan như xác định điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn của các bên sẽ là pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Như vậy, khi có sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài đã nảy sinh xung đột pháp luật giữa pháp luật nơi kết hôn và pháp luật của nước mà người đó là công dân đòi hỏi phải chọn pháp luật để giải quyết.
Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra ở nước ngoài. Trên thực tế, có nhiều trường hợp tuy các bên trong quan hệ hôn nhân không còn duy trì quan hệ vợ chồng nhưng chưa muốn ly hôn với nhau. Để xử lý tình trạng này, một số nước cho các bên ly thân với nhau trên cơ sở quyết định của tòa án. Việc tòa án ra quyết định cho phép các bên ly thân được coi là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ hôn nhân. Theo quyết định này, hôn nhân chưa chấm dứt nhưng quan hệ vợ chồng thì thay đổi. Sự thay đổi này thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng và sẽ được điều chỉnh bởi quyết định của tòa án. Như vậy, khi sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài thì vấn đề lựa chọn luật áp dụng sẽ được đặt ra.
Ví dụ: hai vợ chồng là công dân nước A cư trú tại nước B (nơi công nhận chế độ ly thân) đã được Tòa án nước B ra quyết định ly thân theo nguyện vọng của một hoặc cả hai bên vợ chồng. Trong trường hợp này, pháp luật của A và pháp luật của nước B cùng có thể được áp dụng để xem xét tình trạng pháp lý của vợ chồng này.
Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. Thông thường, pháp luật các nước quy định việc chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên sự kiện ly hôn. Do đó, khi vợ, chồng xin ly hôn với ở nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì pháp luật được áp dụng để điều chỉnh là pháp luật của nước mà các bên vợ, chồng mang quốc tịch và pháp luật nơi tiến hành ly hôn. Khi đó cũng sẽ nảy sinh vấn đề xung đột pháp luật và việc lựa chọn luật áp dụng cũng được đặt ra.
Ví dụ: Hai công dân Việt Nam đề nghị ly hôn ở Cộng hòa Séc, trước cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Séc. Để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên khi ly hôn, trong trường hợp này, pháp luật Việt Nam và pháp luật của Cộng hòa Séc cũng có thể được áp dụng. Pháp luật Việt Nam được áp dụng trên cơ sở dấu hiệu quốc tịch của các chủ thể còn pháp luật của Cộng hòa Séc được áp dụng theo luật của nước mà tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp này để lựa chọn pháp luật áp dụng cho vụ việc, trước tiên phải căn cứ vào các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký với Cộng hòa Séc.
- Tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài.
Một loại quan hệ quan trọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ tài sản. Nếu quan hệ hôn nhân và gia đình có liên quan đến tài sản đang tồn tại ở nước ngoài thì vấn đề lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ này cũng sẽ được đặt ra.
Ví dụ: Hai vợ chồng là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam nhưng có quyền sở hữu đối với một bất động sản tại Pháp. Việc xác định quan hệ của vợ chồng đối với bất động sản này sẽ do pháp luật của Pháp hay pháp luật của Việt Nam điều chỉnh? Để giải quyết vấn đề này, người ta thường áp dụng các quy phạm xung đột. Theo đó, nguyên tắc luật nơi có vật sẽ được áp dụng để điều chỉnh đối với các vấn đề liên quan đến tài sản là bất động sản (pháp luật của Pháp sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ, chồng trong trường hợp này).
- Nơi cư trú của các bên đương sự tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài.
Về mặt lý luận, “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ dân sự thường được đề cập dựa trên ba yếu tố như đã phân tích trên đây. Tuy nhiên, trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của Việt Nam quy định bổ sung yếu tố cư trú của các đương sự tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì các quy định của Chương XI Luật Hôn nhân và gia đình cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với thực tế vì trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, với chính sách “mở cửa” và “hội nhập” với các nước trong khu vực và thế giới, số lượng người Việt Nam cư trú ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng. Do đó, quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và người Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại Việt Nam cũng tăng lên. Vì vậy, việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên cư trú ở nước ngoài là cần thiết và đây cũng được coi là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
2. Đặc điểm của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra một số đặc trưng chủ yếu của của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
Thứ nhất, quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng là loại quan hệ pháp luật dân sự đặc biệt.
Tính chất dân sự trong quan hệ hôn nhân và gia đình được thể hiện ở ba góc độ. Trước hết, xét về đối tượng điều chỉnh, pháp luật về hôn nhân và gia đình giống như đối tượng điều chỉnh tương tự như pháp luật về dân sự bao gồm các quan hệ về nhân thân và các quan hệ về tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Khi quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập thì các quan hệ về nhân thân (danh dự, nhân phẩm, uy tín...) và quan hệ tài sản (tài sản chung, tài sản riêng...) của các chủ thể cũng được xác lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Còn xét về phương pháp điều chỉnh, quan hệ hôn nhân cũng dựa trên các phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự. Và sau cùng, các quy định có tính nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình còn được quy định trong Bộ luật dân sự của Việt Nam, đặc biệt tại các điều: Điều 39 (quyền kết hôn), Điều 40 (quyền bình đẳng của vợ chồng), Điều 42 (quyền ly hôn), Điều 44 (quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi)…
Tuy nhiên, khác với quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình có tính chất đặc biệt được thể hiện ở quan hệ tình cảm giữa các chủ thể tham gia quan hệ. Các quan hệ này hình thành từ sự kiện kết hôn, từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Đây là những sự kiện, những trạng thái có tính chất đặc biệt không giống như các hợp đồng, nghĩa vụ dân sự. Chính yếu tố tình cảm giữa các chủ thể là thành viên trong gia đình quyết định việc xác lập, tồn tại hay chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. Đây là yếu tố kết dính để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân và gia đình tồn tại bền vững, lâu dài, tránh được tính chất nhất thời và tính đền bù ngang giá như là thuộc tính cấu thành của hầu hết các quan hệ dân sự. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn thể hiện trách nhiệm và vì lợi ích của những người khác trong các quan hệ phái sinh từ quan hệ hôn nhân như quan hệ huyết thống (cha mẹ với con cái) hoặc quan hệ thân thuộc (cha, mẹ, anh, em, họ hàng của các bên vợ và chồng).
Thứ hai, “yếu tố nước ngoài” thể hiện tính đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Chính vì chứa đựng yếu tố nước ngoài nên các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thường được điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Điều đó đã dẫn đến tình trạng “xung đột pháp luật” và đặt ra yêu cầu phải xem xét, lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng đối với những quan hệ này... Mời bạn download quyển sách điện tử này:
[1] Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình, khái niệm hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được sửa đổi như sau: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình có ít nhất một trong các bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”
..............................
Nhận xét
Đăng nhận xét