Chuyển đến nội dung chính

SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNG VIỆT QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNG VIỆT QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

(Trường hợp làng Tam Sơn)


LÊ MẠNH NĂM


1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong tác phẩm “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” (1984), Trần Từ đã mô tả năm “tập họp người” và lý giải vì sao chúng có thể “vận hành như một tổng thể”. Tác giả không nói rõ đã lựa chọn hoặc vận dụng lý thuyết nào mà chỉ cho biết “Điều duy nhất có thể làm được trong lúc này là nêu lên theo những trật tự nào đó (có phần võ đoán) Những câu hỏi mà tôi (tác giả) Đã vấp phải trong quá trình tìm hiểu thực địa”. Tuy vậy, công trình này gợi ra những khía cạnh lý luận quan trọng như nguyên lý về sự tập họp xã hội của con người. Để sinh sống, con người đã tập họp lại thành những nhóm xã hội khác nhau. Nhìn vào bất cứ tập họp người nào cũng thấy ẩn chứa những cơ sở, những nguyên tắc mà ai cũng phải tuân theo. Chẳng hạn, những người sống trên cùng địa vực, cùng huyết thống, cùng sở thích hoặc cùng mục đích chính trị… đã tập họp thành các tổ chức tương ứng là ngõ- Xóm, họ, phe- Phường- Hội và đảng phái.

Các câu ngạn ngữ như “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “buôn có bạn, bán có phường”, “một người làm quan cả họ được nhờ” … như đã nói lên cơ sở khác nhau cho những tập họp người. Phải chăng, tính tự trị làng xã, cát cứ địa phương và sự trị vì đất nước “theo cha truyền con nối” là sự thống trị của nguyên lý địa vực và huyết thống trong xã hội cổ truyền? Xã hội hiện đại đã ra đời từ sự phát triển ngày càng đa dạng các tập họp người dựa theo lòng tự nguyện tham gia của cá nhân. Nhưng các tập họp người nảy sinh từ xã hội cổ truyền vẫn không hoàn toàn mất đi nên cần tìm hiểu các hình thức thể hiện hoặc biến thái của nó.

Theo chúng tôi, nhìn cơ cấu tổ chức xã hội theo các nguyên lý “tập họp xã hội” có thể bổ sung cho cách nhìn theo quan điểm giai cấp. Rất có thể, những thay đổi về giai cấp cũng mới chỉ phản ánh một khía cạnh sự biến đổi cơ cấu tổ chức làng Việt. Là một “tế bào sống” nảy sinh từ xã hội cổ truyền của người Việt, tính tự trị của làng xã ở Bắc Bộ Việt Nam đã cho phép nó dung nạp nhiều loại hình tổ chức khác nhau trong thế độc lập tương đối với bộ máy tập quyền trung ương và dù được cải tạo XHCN những cơ sở của sự tập họp người đó vẫn chi phối diên mạo cơ cấu tổ chức xã hội tại làng xã. Hiện nay, trong điều kiện phát triển theo kinh tế thị trường thì cùng với khu vực tổ chức nhà nước cũng đang hình thành khu vực tổ chức xã hội dân sự. Đó là những diễn biến đang đòi hỏi những cơ sở vận hành mới, sự ra đời và chi phối của những nguyên lý tập họp xã hội mới. Nghiên cứu về biến đổi cơ cấu tổ chức, vì thế, sẽ cho thấy sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam.

2. LÀNG TAM SƠN VÀ SỰ BIẾN ĐỔI DIỆN MẠO TỔ CHỨC QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

a) Làng Tam Sơn: Địa bàn, đặc điểm, tên gọi. Tam Sơn là tên gọi một làng xã đồng bằng, nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sách cổ viết: “Núi Tam Sơn ở cách huyện Đông Ngàn 10 dặm về phía Tây Bắc. Giữa đồng bằng nối vọt lên ba ngọn núi như chuỗi hạt châu. Xã Tam Sơn là nhân tên núi mà gọi” (Đại Nam nhất thống chí, tập III: 71).


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể