Chuyển đến nội dung chính

LÉP TRỐTXKI - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG

LÉP TRỐTXKI - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG




LỜI CÁM ƠN


Cuốn sách này được ra đời nhờ sự cộng tác và góp sức của một tập thể anh em, gồm có những người trốt- Kít và những người không xu hướng đảng phái chính trị; Trong số đó, có người ở Việt Nam, có người ở Pháp, có người ngụ cư ở ĐôngÂu. Mặc dầu ở cách xa nhau hàng ngàn cây số, họ đã liên lạc, phân công và hợp tác với nhau trong việc dịch thuật, hiệu đính, chỉnh lý, sửa chữa bản thảo và in ấn. Thay mặt bộ biên tập Tủ sách Nghiên cứu, chúng tôi xin chân thành cám ơn hết thảy các bạn và mong rằng sự hợp tác này sẽ tiếp tục để những tác phẩm khác của Trốtxki có điều kiện ra mắt đông đảo độc giả, theo chương trình đã ấn định.


Paris, tháng Tư năm 2000

LỜI GIỚI THIỆU


Văn học và cách mạng là một tác phẩm quan trọng của Lép Trốtxki, bao gồm những bài viết về văn hóa và văn học. Là một nhà cách mạng chuyên nghiệp vào đầu thế kỷ XX, đồng thời cũng là một cây bút nổi tiếng, một diễn giả hùng biện có sức thuyết phục, Trốtxki là một người am hiểu và say mê nghệ thuật. Vì thế, quan điểm của ông rất đáng được quan tâm trên cả các vấn đề văn học cũng như cách mạng.

Ngày nay, khi nhắc đến Trốtxki, do tác động của thời gian và do ảnh hưởng của những nguồn thông tin thất thiệt, đa số những người ít quan tâm đến chính trị chỉ biết đến ông như một nhà cách mạng cực tả, người đề xướng và chủ trương ‘‘cách mạng hoàn cầu’’ không ngừng nghỉ. Thậm chí, vì không hiểu một cách thấu đáo thuyết ‘‘cách mạng thường trực’’ do Trốtxki khởi thảo, một học thuyết mác- Xít có tác động rất lớn đến các cuộc cách mạng Nga đầu thế kỷ XX, nhiều người còn coi ông là một kẻ quá khích. Thêm vào đó, mặc dù rất được biết đến trong giới trí thức phương Tây, Trốtxki vẫn là một khuôn mặt khá xa lạ đối với độc giả Việt Nam bởi một lẽ đơn giản: Những trước tác của ông không hề được ấn hành tại các quốc gia cộng sản ‘‘hiện thực’’. Ngược lại, sự nghiệp của Trốtxki lại thường xuyên là đề tài chỉ trích, bôi nhọ của chính quyền tự nhận là ‘‘cộng sản’’ này.

Trong bài giới thiệu sơ lược này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh nổi tiếng trong sự nghiệp của Trốtxki: Hoạt động cầm bút của ông. Để khỏi đi quá xa đề tài, chúng tôi cũng xin khoanh vùng với tác phẩm Văn học và cách mạng, cùng sự phát triển của những quan niệm phê bình và lý luận văn học của Trốtxki[1] Không thể thấu hiểu tường tận, cũng như không thể đánh giá chính xác nội dung và giá trị của Văn học và cách mạng, nếu chúng ta không điểm lại một số nét cơ bản của đời sống chính trị và văn hóa nước Nga sau cách mạng tháng Mười.

Chính biến tháng Mười năm 1917 và cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài bốn năm sau đó đã đưa nước Nga từ một quốc gia có chế độ quân chủ mục nát, sự phát triển tư bản kém cỏi, thành một nước đầu tiên trên thế giới tiến theo mô hình của chủ nghĩa xà hội. Nhưng cạnh đó, những thiệt hại, tổn thất khủng khiếp về người và của đã làm nước Nga - Xô- Viết suy sụp về kinh tế và lung lay về chính trị, khiến Lênin và ban lãnh đạo bôn- Sê- Vích phải tạm ngừng bước và áp dụng chính sách Tân kinh tế (N. E. P.). Trong những năm 1921- 1928, song song với việc nới rộng phạm vi các thành phần kinh tế và khuyến khích nhân dân (đặc biệt là nông dân) Hoạt động kinh tế có hiệu quả, mối tương giao đồng thuận ở một mức độ nhất định giữa ban lãnh đạo đảng bôn- Sê- Vích và giới trí thức cũng được thiết lập và duy trì, nhiều nhân tố ‘‘cởi mở’’ xuất hiện trong lĩnh vực báo chí và phát hành sách vở. Nhờ đó, đời sống văn hóa - Tinh thần hết sức đa dạng và màu sắc của nước Nga đã có những năm tháng phát triển rực rỡ.

Dường như là một hệ quả của N. E. P. , trong thập niên 20, nền văn học Nga đã phát triển đến mức cực thịnh với vô số những xu hướng, những trường phái và tổ, nhóm khác nhau. Cho đến ngày nay, giới nghiên cứu vẫn thống nhất cho rằng ‘‘những năm 20’’ là đỉnh cao chói lọi nhất của nền văn học Nga thế kỷ XX, với những tên tuổi lớn, mang tầm vóc quốc tế như Baben, Blốc, Exênhin, Maiacốpxki, Bungacốp, Paxtécnắc, Manđenstam, Pinniắc, Scơlốpxki, Dôsencô, Akhơmatôva, Damiatin... Về sau, giới nghiên cứu văn học sử gọi đây là thời kỳ thử nghiệm của nền văn học Liên Xô.

Nói một cách chính xác, ‘‘những năm 20’’ - Thời kỳ ‘‘hoàng kim’’ của văn học Nga - Xô- Viết - Kéo dài chừng một thập niên rưỡi kể từ cuộc cách mạng tháng Hai 1917 đến năm 1932, khi Hội Nhà văn Xô- Viết được thành lập theo chỉ thị của tổng bí thư Xtalin, chấm dứt khoảng thời gian các văn nghệ sĩ tương đối được ‘‘thả lỏng’’, được tự do thành lập các tổ, nhóm văn học, được theo đuổi các trường phái, khuynh hướng khác nhau. Mốc thời gian 1932 cũng đánh dấu sự độc tài hóa toàn diện của chính quyền xta- Lin- Nít trên các ban ngành nghệ thuật và văn hóa, chuẩn bị cho hai thập kỷ đen tối nhất trong lịch sử Liên Xô - Mở đầu với việc lãnh tụ cộng sản Kirốp bị ám sát (1934) Và kết thúc bằng cái chết của nhà độc tài Xtalin (1953) - , với nhiều hậu quả vô cùng tai hại trong suốt những năm dài sau đó.

Đọc tác phẩm Văn học và cách mạng, độc giả có thể có một khái niệm tương đối rõ nét về đời sống văn học Nga thời kỳ này. Sự ra đời của Văn học và cách mạng, cũng như của hàng loạt bài viết, khảo luận... Của Trốtxki trong thời điểm những năm đầu của thập niên 20, không phải là ngẫu nhiên. Cuối năm 1920, đầu 1921, sau LỜI GIỚI THIỆU 7 khi bị thiểu số trước Lênin trong cuộc tranh luận về vấn đề nghiệp đoàn tại Đại hội X đảng Cộng sản (bôn- Sê- Vích) Nga, hoạt động chính trị của Trốtxki có phần bị chững lại. Đồng thời, phù hợp với sở trường văn hóa của Trốtxki, có một dự tính đưa ông lên cương vị lãnh đạo những cơ quan có vai trò tối quan trọng trong chính sách văn hóa của đảng bôn- Sê- Vích, kể cả việc thay thế dân ủy Văn hóa Lunatrácxki.

Rốt cục, những dự tính trên đã không thành; Tuy vậy, vào đầu thập niên 20, Trốtxki vẫn giữ vị trí của một chính trị gia có thẩm quyền của đảng bôn- Sê- Vích trong các vấn đề văn hóa. Cuối năm 1922, từ ngày Lênin lâm trọng bệnh, Trốtxki gặp nhiều thất bại trong chính trị, cụ thể là thất bại trước Xtalin cùng Camênhép và Dinôviép, hai cộng sự thuộc bộ ‘‘tam mã’’ của Xtalin.

Khi đó, Trốtxki quyết định dùng vũ khí văn hóa và tư tưởng để đáp lại những đối thủ của ông trong nội bộ đảng. Đây là một lĩnh vực mà ‘‘nhà nghệ sĩ của cách mạng’’ - Cái tên phương Tây đặt cho Trốtxki, để đánh giá vai trò lãnh đạo của ông trong các cuộc cách mạng 1905 và 1917 - Hầu như không có đối thủ. Và quả thực, sự tái hồi của Trốtxki trên vai trò một nhà phê bình và lý luận văn học sáng giá vào đầu thập niên 20 đã gây tiếng vang lớn, bù lại sự kiện từ năm 1917 trở đi, ông được biết đến nhiều hơn trong những vấn đề chính trị cấp thời.

Trốtxki đã tiếp nối công trình của mình từ những năm trước cách mạng tháng Mười, với nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá cao. Đây cũng là giai đoạn Trốtxki có nhiều thời gian để đọc, để nghiên cứu, để viết lách, tức là tiếp tục những sở thích, đam mê từ thuở thiếu thời mà trong hoàn cảnh nội chiến, trên cương vị dân ủy Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, ông đã không có điều kiện theo đuổi. Dựa trên những trang hồi ký được viết đều đặn trong những năm Thế chiến thứ nhất, năm 1923, nguyệt san Đất hoang đỏ (Krasnaia Nov) Của Vôrônxki - Tạp chí văn học có uy tín và chất lượng nhất trong thập niên 20 ở Liên Xô - Đã đăng tải hồi tưởng của Trốtxki về những ngày tháng tù đày ở Tây Ban Nha và chuyến viễn du cưỡng bức qua bờ bên kia Thái Bình Dương. Ông cũng cho in kỷ niệm về những cuộc gặp gỡ của ông với Lênin và ban biên tập tờ báo Tia lửa giai đoạn 1902- 1903 trong một bài viết có giá trị văn học (Lênin và tờ ‘‘Tia lửa’’ cũ, 1924). Theo đề nghị của nhiều nhà xuất bản, Trốtxki còn đều đặn viết lời giới thiệu, lời nói đầu cho một số tác phẩm văn học, như trường ca Mười hai của thi hào Blốc và cuốn Tuần lễ của nhà văn ‘‘vô sản’’ Libêđinxki. Cạnh đó, loại bài khảo cứu và tổng kết tình trạng thất học của nước Nga sau cách mạng của Trốtxki, được in năm 1923 với tựa đề Văn hóa và những vấn đề của đời sống thường nhật, cũng có giá trị về mặt văn chương và chứa đựng nhiều thông tin về xã hội học.

Tổng số trang: 430, được điện tử hóa sang dạng Pdf, Prc, Lit, Chm,Mobi,Epub bởi AMBN, nội dung cơ bản của sách như sau:

MỤC LỤC TÀI LIỆU NÀY


Lời giới thiệu
 Lời nói đầu
 Nghệ thuật trước cách mạng
 Anđrây Biêlưi
 Những ‘‘bạn đường’’ văn học của cách mạng
 Nhicôlai Kluiép
 Xécgây Exênhin
 Nhóm Huynh đệ Xêrapiôn
 Vxêvôlốt Ivanốp
 Nhicôlai Nhikitin
 Bôris Pinniắc
 Các nhà văn dân dã và những người ngợi ca anh mu- Gích
 Chuyển hướng - Nhóm văn sĩ luồn lọt
 Chủ nghĩa ‘‘Tân cổ điển’’
 Mariét Saghinhian
 Alếchxanđrơ Blốc
 Chủ nghĩa vị lai
 Một lá thư của đồng chí Gramsi về chủ nghĩa vị lai Ý
 Trường phái hình thức chủ nghĩa trong thi ca và chủ nghĩa
 mác- Xít
 Văn hóa vô sản và nghệ thuật vô sản
 Đường lối của đảng trong nghệ thuật
 Nghệ thuật cách mạng và nghệ thuật xã hội chủ nghĩa
 Các bài truy điệu, tưởng niệm những văn nghệ sĩ đã qua đời của Trốtxki
 Tưởng nhớ Xécgây Exênhin
 Vụ tự sát của Maiacốpxki
 Anatôli Vaxiliêvích Lunatrácxki
 Mắcxim Goócki
 Phụ lục: Những bài viết khác của Lép Trốtxki liên quan đến
 văn học, nghệ thuật và các văn nghệ sĩ
 Lép Tônxtôi
 Pari, mùa hè 1916
 Nhân vở kịch Đêm của Mácxen Máctinê viết về Rômanh
 Rôlăng
 Vô tuyến điện, khoa học, kỹ thuật và xã hội văn hóa và chủ nghĩa xã hội
 Thư gửi viện sĩ I. P. Páplốp
 Cuộc cách mạng bị bóp nghẹt
 Về cuộc cách mạng bị bóp nghẹt và những kẻ bóp nghẹt nó
 Bài phỏng vấn Lép Trốtxki về ‘‘Văn học vô sản’’
 Xêlin và Pôencarê
 Phôntamara
 Về một bài phỏng vấn Ăngđrê Manrô
 Thư gửi Giôan Lơnđơn
 Chế độ quan liêu cực quyền và nghệ thuật
 Nghệ thuật và cách mạng
 Đảng và nghệ sĩ
 Vì một nền nghệ thuật cách mạng độc lập
 Từ mục
 Sách của Tủ sách Nghiên cứu

>> DOWNLOAD LÉP TRỐTXKI - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể